Bệnh và chữa bệnh cho trẻ em webtretho

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Phòng khám bs gia đình tư vấn bệnh trẻ em tại đây. Mình rất vui khi được tư vấn cho các bé

Bình luận đã bị vô hiệu hoá cho bài viết này

Lâu nay các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều hướng dẫn đầy đủ những việc gì nên làm và không nên làm cho các F0 điều kiện điều trị ở nhà, nhưng phần lớn là hướng dẫn chung cho mọi lứa tuổi.

Với trẻ em nhiễm 'cô vít', mặc dù được đánh giá thường có những triệu chứng nhẹ và tình trạng bệnh cũng sẽ không quá nghiêm trọng như người lớn (trừ những bé có bệnh mãn tính, béo phì...). Tuy nhiên vẫn cần được chăm sóc đúng cách mới nhanh âm tính trở lại và hồi phục sức khỏe mọi người ạ.

Đặc biệt là cơ thể trẻ chưa ổn định như người lớn, các chỉ số SpO2, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở có thể thay đổi thất thường.

Hơn nữa, trẻ nhỏ lại chưa có đầy đủ nhận thức về sức khỏe, chưa thể nói về những biểu hiệu bất thường bên trong cơ thể mình, nên người chăm sóc càng phải tinh ý hơn. Vậy khi điều trị F0 trẻ em tại nhà cần lưu ý những gì?

Sau khi đọc thông tin trên báo Lao động, mình đã có câu trả lời rồi, giờ chia sẻ lại để mọi người chăm bé nhà mình đúng cách khi không may thành F0 nha.

Bệnh và chữa bệnh cho trẻ em webtretho

Chuyên gia đã đưa ra rất nhiều hướng dẫn cho F0 điều trị ở nhà. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

7 điều nên làm khi điều trị F0 trẻ em tại nhà bao gồm:

- Cho trẻ nằm phòng riêng.

- Cho con uống nhiều nước.

- Đeo khẩu trang vải với các bé từ 2 tuổi trở lên.

- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ F0 bằng cách cho ăn đầy đủ, bú mẹ. Cho bé ăn nhiều bữa, thức ăn lỏng và dễ tiêu.

- Cho bé nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu và đều.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho các bé sạch sẽ.

- Bố mẹ cũng cần hỗ trợ tâm ký, động viên con, phòng lây nhiễm cho những thành viên khác trong nhà. Bởi vì virus Sars-CoV-2 có thể lây lan trực tiếp từ người sang ngwoif qua đường hô hấp (như qua giọt bắt, không khí hoặc hạt khí dung) và qua đường tiếp xúc.

4 điều không nên làm như sau:

- Không cho bé tự ý rời khỏi phòng cách ly trong thời gian đang cách ly vì nhiễm 'cô vít'.

- Không để bé ăn chung với người khác đề phòng ngừa lây nhiễm.

- Không để trẻ nhiễm F0 sử dụng chung các vật dụng với người khác.

- Không tiếp xúc gần với người và vật nuôi.

Đối với người chăm sóc trẻ F0 cũng cần lưu ý 5 điều:

- Cần đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn và vệ sinh tay trước khi chăm sóc bé.

- Người chăm chính cần được theo dõi sức khỏe cho bé hàng ngày, gồm: Nhiệt độ, các chỉ số mạch, SpO2.  Đồng thời cần chú ý các triệu chứng như nôn ói, bú kém, đau đầu, đau họng, ho, khó thở, tiêu lỏng, không tỉnh táo, li bì, co giật, mất vị giác, khứu giác, viêm kết mạc (mắt đỏ).

- Phát hiện sớm và báo cáo ngay với cơ sở quản lý F0 tại nhà khi phát hiện một trong các dấu hiệu cần được xử lý khẩn cấp, điều trị như: ho hoặc khó thở, thở nhanh (nhịp thở ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 - dưới 5 tuổi, ≥ 30 lần/phút ở trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi); SpO2 ≤ 95%; thở rên, thở bất thường, hoặc rút lõm lồng ngực; không thể bú hoặc bú kém, li bì khó đánh thức; co giật, tím tái.

- Cần cảnh giác với các biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ như sốt cao, môi đỏ, đỏ mắt, lưỡi dâu tây, tay chân miệng, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban, mắc thêm bệnh cấp tính như sốt xuất huyết...

- Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, béo phì, trẻ suy giảm miễn dịch hay mắc các bệnh mạn tính, có nguy cơ trở nặng cần được nhập viện theo dõi sát tại cơ sơ y tế khi nhiễm virus Sars-CoV-2.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý như sau khi con bị nhiễm 'cô vít':

- Trẻ F0 đa phần không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ như sốt, mệt mỏi, ho khan, nghẹt mũi/sổ mũi, đau họng, đau cơ, đau đầu, nôn, tiêu chảy, mất vị giác/khứu giác, có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà.

- Nếu không có các biến chứng nặng, các bé sẽ hết sốt, các triệu chứng lâm sàng cũng sẽ giảm dần và thường khỏi sau 7-10 ngày.

- Trẻ F0 cũng cần thường xuyên được theo dõi chỉ số nồng độ oxy máu SpO2.

- Nếu chỉ số SpO2 từ dưới 95%, cần đo lại lần 2 sau 30 giây - 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Người đo phải tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi thực hiện. Giữ cho bé ngồi yên, bình tĩnh, không quấy khóc và đo với máy được trang bị phù hợp tuổi, như vậy sẽ không bị nhiễu kết quả.

Bệnh và chữa bệnh cho trẻ em webtretho

Trẻ F0 cần được chăm sóc và theo dõi triệu chứng sát sao. Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Vậy trẻ F0 cần có thuốc gì khi điều trị tại nhà?

BS.CKII Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, trẻ mắc F0  điều trị tại nhà cần dùng thuốc sau:

- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần, uống khi sốt trên 38,5 độ C. Mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ.

- Thuốc giảm ho: Cho trẻ uống thêm thuốc giảm ho với các siro ho thảo dược.

- Orezol: Có thể cho trẻ uống thêm orezol để bù nước.

Bố mẹ không được dùng kháng sinh, kháng viêm, kháng đông cho trẻ nhỏ. Bởi đây là thuốc được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà đã được báo chí chia sẻ, mọi người nhớ lưu lại để chăm sóc bé nhà mình thật tốt nếu không may bị nhiễm 'cô vít' nha.

Nguồn: Tổng hợp

Chao cac me, nam het tet den neu me nao con online thi giup em nhe. be nha em hien nay 30 thang tuoi, 5 ngay nay chau ho, so mui em da cho uong thuoc, chua khoi han, tu hom qua den nay, chau co hien tuong la: quay khoc, keu dau tai, dau dau, dau chan..., ngu nhieu bat thuong (binh thuong chau ngu rat dung gio giac). Hom nay, gan 9h moi day nhung den 10h30 da lai ngu roi a, nhin chau rat met moi (binh thuong rat tuoi tinh, hoat bat). Bay gio la 30 tet roi, khong co phong kham nao con lam viec ca, em lo lam a. Chau chua bi the nay bao gio, lan truoc bi viem tai chau keu ngay moi khi dau va ngu hay giat minh vi dau nhoi. me nao biet gi ve hien tuong nay hoac quen phong kham nao con lam viec chi giup em voi. Em o khu Linh Dam, Ha noi. cam on cac me.

SỨC KHOẺBệnh và chữa bệnh cho trẻ em

Sau khá nhiều lần viết rồi lại xóa, rồi lại sắp xếp câu chữ cho đúng và đủ ý, tôi quyết đăng bài này. Bởi tôi thấy nếu chưa đăng thì tôi nợ một lời cảm tạ đến Dada – thầy dạy Yoga người Ấn Độ. Và hơn tất cả tôi nợ các em bé, có em còn đang bế ngửa, có em đã biết đi, có em đã đi học … đang ngày ngày xếp hàng đầy tại các bệnh viện và phòng khám để chờ được kê đơn uống hoặc tiêm những liều kháng sinh cao vào người chỉ vì các bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Tôi nợ cộng đồng nhiều lắm nếu tôi không viết bài này, vì hiện tại Việt Nam đang đứng đầu danh sách các nước trên thế giới về lạm dụng kháng sinh và nhờn thuốc kháng sinh. Đầu tiên hãy nói về hoàn cảnh riêng của tôi, tôi có 2 con, bạn lớn sau rất nhiều chật vật mũi họng, ho ốm, phế quản, hen, phổi… thì ơn giời giờ đã lớp 3, bạn ấy đã qua thời kỳ ốm vặt và tạm đủ có sức đề kháng để tôi khỏi phải trắng đêm vì sốt ruột. Đến bạn thứ hai, tôi dù kinh nghiệm đầy mình về chăm sóc trẻ nhỏ, sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, sau đó mẹ đi làm thì bổ sung ăn dặm và sữa ngoài, đủ cả rửa mũi nước muối sinh lý, đủ cả chanh đào mật ong, bôi dầu tràm.. v.v và v.v..Thế mà không tránh khỏi kháng sinh, khi bé được 2 tuổi, đã có giai đoạn tôi bị khủng hoảng vì kháng sinh. Thời gian đó bé bị viêm họng, viêm Amidan tái đi tái lại, sốt cao, ho kéo dài, sau đó viêm phế quản tái đi tái lại, rồi lại chuyển sang viêm tai giữa… Cứ hết đơn thuốc 7 ngày là lại đơn thuốc mới, thay bởi kháng sinh liều cao hơn. Nào Cefixim, nào Zithromax, rồi cả kết hợp 2 dòng kháng sinh khác nhau cùng lúc, đủ cả… vậy mà bé dường như hết đơn thuốc chỉ hơi giảm triệu chứng, sau đó lại tiếp tục. Tôi rầu rĩ, tôi héo hắt theo vì con ốm, không thiết làm gì cả. Nhẵn mặt các phòng khám đến mức nhìn thấy hai mẹ con bước vào là Bác sĩ đã ngán, bác sĩ Th phố Hoàng Ngân (nhẹ nhàng,cho kháng sinh từ thấp đến cao, chỉ kê ks khi cần thiết), bác sĩ X phố Tô Vĩnh Diện -trưởng khoa nhi viện Việt Nam Cu Ba (rất nhẹ nhàng, yêu trẻ, chỉ cho kháng sinh nếu thấy cần thiết). Bác sĩ Ng phố Hoàng Văn Thái ngay gần nhà (chuyên kháng sinh liều rất cao). Bác sĩ Dũng – trưởng khoa Tai Mũi Họng viện VN – CB (rất nhẹ nhàng, hay kê cho Augmentin)…. Cứ thế hành trình con ốm liên miên, đến bác sĩ ít kê kháng sinh nhất cũng phải kê cho Ks liều cao, chứ không chỉ còn cách là đi.. tiêm, rõ ràng bé uống tuân thủ rất đủ liều, đủ ngày, đúng đơn mà vẫn bị nhờn thuốc. Chu trình kháng sinh cứ liên tiếp trong vòng 1 tháng, đủ 7 ngày đổi một loại theo thứ tự cao dần, mà bé không hết Amidan, viêm phế quản, dù có thêm khí dung, hút rữa mũi… À, dạo đó tôi cũng là khách hàng khá thân với mấy bạn bán TPCN dạng tăng cường sức đề kháng cho trẻ, nào Helth k t, nào Cường p, nào Bổ k n…. cái nào cũng tiền triệu, mà không ăn thua, chỉ đỡ chút thôi. Đang trong lúc tuyệt vọng, chỉ còn cách cuối cùng là tiêm, thì ơn giời tôi có duyên được biết đến Dada – là thầy dạy Yoga cho cô em gái. Với phương pháp chữa bệnh theo VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN (các mẹ cứ search Google tìm hiểu thoải mái), nghĩa là chữa hoàn toàn bằng thảo dược và các vi lượng chất có trong tự nhiên, không chữa triệu chứng mà chữa tận gốc, chứ không chữa trị phần ngọn như kháng sinh thông thường. Các mẹ hãy tìm hiểu kỹ về phương pháp chữa bệnh VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN nhé, nó có từ rất lâu rồi, trước đây 2 thế kỷ cơ. Dada đưa cho một lọ gồm những viên tròn nhỏ, ngọt thơm cực dễ uống với trẻ nhỏ, bảo cho bé ngậm 3 viên, nếu ho nhiều thêm cứ kệ đừng lo lắng, rồi con sẽ bớt dần và khỏi. Đang trong lúc chết đuối vớ được cọc, tôi chỉ còn biết toàn tâm toàn ý nghe theo Dada, và ơn giời! bé đã đỡ dần và khỏi hẳn, sau khi khỏi đó tôi xin tiếp thuốc giúp tăng đề kháng uống duy trì, từ đó đến nay đã gần một năm trôi qua, giờ bé 3 tuổi nhưng tôi chưa phải dùng thêm một lần kháng sinh nào cả, cũng có những lúc bị ho, mũi, viêm họng, nhưng chỉ thoáng qua rồi lại tự khỏi, cũng có khi mũi đã xanh lè nhưng rồi lại hết mà không phải động đến kháng sinh, đó là điều mà trước đây tôi không dám mơ tới.Rồi bé lớn đi học đau lưng do đeo cặp nặng, đau cẳng chân do tuổi phát triển xương, mẹ tôi già đau dây thần kinh… tôi đều tìm đến Dada, mỗi loại bệnh là một loại dẫn xuất khác nhau về thảo dược và vi lượng chất. Người bệnh phải kể thật đúng triệu chứng để thầy cho thuốc. Rồi những ngày nghỉ, ngày lễ tết tôi đều cho các bé đến chơi với Dada như đến với ân nhân, đến với người thân trong gia đình vậy Tôi không mục đích quảng cáo, tôi viết vì cái tâm, vì món “nợ” như ngay từ câu đầu của bài viết. Thầy Dada là người dạy Yoga người Ấn Độ, thầy đi khắp nơi trên thế giới với mục đích từ thiện cứu người, thầy cùng trung tâm cũng có nhiều chuyến thiện nguyện cho trẻ em vùng xâu vùng xa khắp Việt Nam. Mỗi lần lấy thuốc đều tùy tâm đưa tiền để thầy mua các loại thảo dược và vi lượng bào chế thuốc. Tôi chưa bao giờ tập Yoga nhưng trong thâm tâm rất mong sẽ có ngày được tham gia tập luyện để nâng cao sức khỏe thể chất và tâm hồn. Tất nhiên khi dùng thuốc cũng có một số quy định cụ thể, nhưng cũng rất đơn giản mà lại khỏi được bệnh. Mách được mọi người một phương pháp chữa bệnh đã có từ rất xưa, giới thiệu với mọi người biết đến Dada, tôi cảm thấy mình đã làm được việc ý nghĩa. Cũng có những người bạn của tôi chỉ tin vào khoa học hiện đại, vào dao kéo, vào những gì “nhìn” thấy, “sờ” thấy, vào những đơn thuốc với các dòng azithromicin, vào amoxilin, vào cefixim… tóm lại vào tất cả những gì các bạn ấy cho là khoa học hiện đại, tối tân, là bệnh viện trung ương, là tuyến 1…v.v. Nhưng các bạn cứ lựa chọn, khi các bạn cảm thấy không còn chỗ bấu víu, hãy nhớ lấy thầy Dada và phương pháp chữa bệnh VI LƯỢNG ĐỒNG CĂN này nhé. Hoặc nếu khôn ngoan hơn các bạn hãy tìm hiểu cho bé ngay từ khi con có triệu chứng để khỏi phải đưa kháng sinh vào cơ thể nhỏ bé của con. Đã có nhiều bé và bố mẹ đội ơn Dada vì đã giúp con họ khỏe mạnh, khôn lớn. Nếu bạn thực sự có tâm muốn tìm hiểu và giúp con khỏe mạnh, tôi nhấn mạnh có “tâm” nhé, nghĩa là đến với Dada vì lòng biết ơn và niềm tin, đừng làm phiền thầy vì sự hoài nghi hoặc nhạo báng (như vậy tôi sẽ là người có lỗi với thầy lắm). Thầy dạy ở trung tâm Yoga vì Sức khỏe_hạnh phúc tầng 6 tòa nhà số 168 đường Láng – HN, các bạn có thể đến đó xin gặp Dada. Tôi cũng không biết số điện thoại của thầy đâu.