Bị giang hồ đòi nợ phải làm sao

Vay tiền là nhu cầu của rất nhiều người. Thế nhưng có những người vay nợ xong lại không có khả năng trả nợ, kết quả là bị chủ nợ thuê xã hội đen đòi nợ khiến nhiều người sợ hãi không dám ra khỏi nhà.

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Cách xử lý khi bị xã hội đen đòi nợ dưới góc độ pháp lý theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015.

Xử lý thế nào khi bị xã hội đen đòi nợ?

Bị giang hồ đòi nợ phải làm sao

Ngày nay, khi cảm thấy bất lực với các con nợ "thiếu tính tự giác", các chủ nợ thường tìm đến xã hội đen thay vì khởi kiện.

=> Vậy, hành vi đòi nợ của xã hội đen có thể phạm tội gì?

Cách thức đòi nợ của xã hội đen thường là đe dọa, đánh người... để đòi được nợ.

Những cách thức này có thể phạm vào một trong các tội dưới đây:

  • Tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân
  • Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 05 năm.

Có những lúc, xã hội đen còn lấy đi những vật có giá trị của con nợ khi chưa được sự đồng ý của họ, thì hành vi này có thể phạm vào tội:

  • Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

=> Tuy nhiên đối với hành vi thuê xã hội đen của chủ nợ thì rất khó xử lý vì giữa họ và những người xã hội đen này chỉ đơn giản là giao dịch dân sự (thuê lao động, chủ nợ ủy quyền cho xã hội đen đi đòi nợ), chứ những chủ nợ này không ép buộc hay chỉ bảo xã hội đen làm những hành vi vi phạm pháp luật như trên (nếu có thì họ cũng không bao giờ thừa nhận).

2. Phòng vệ thế nào khi bị nhóm đòi nợ thuê đe dọa?

Khi bị xã hội đen đòi nợ thì nên giải quyết thế nào cho an toàn?

Khi bị chủ nợ uy hiếp, tấn công hoặc xiết nợ (cưỡng đoạt tài sản), bạn cần trình báo ngay cơ quan công an nơi gần nhất; đặc biệt hạn chế có lời nói, cử chỉ mang tính kích động.

Nếu bên xã hội đen thường xuyên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc nghiêm trọng hơn là đe dọa giết bạn nếu bạn không trả tiền thay cho người em thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính theo điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu TNHS theo các tội danh tại mục 1 bài này.

Cụ thể, điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;...

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;...

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;...

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ

=> Để việc trình báo được xử lý nhanh chóng thì bạn nên lưu giữ, thu thập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của xã hội đen: quay phim, chụp hình, nhà nào có camera thì có thể trích xuất camera và giao lại cho cơ quan công an khi bạn đến trình báo.

=> Nếu bạn bị xã hội đen hành hung thì bạn nên đi giám định thương tích để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự hoặc đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các thức xử lý khi bị xã hội đen đòi nợ. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, Hình sự mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài liên quan:

Vay tiền với lãi suất cao gấp nhiều lần mức lãi suất do bộ luật dân sự quy định thì phải giải quyết như thế nào? Lãi suất bao nhiêu thì được xác định là cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự? Mức hình phạt đối với cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như thế nào? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự

Việc bị dụ dỗ, lừa gạt để vay tiền của các đối tượng cho vay lãi nặng hiện nay xuất hiện khá phổ biến dù ở thành thị hay nông thôn, ở nhiều lứa tuổi. Khi vay tiền của những cá nhân, tổ chức cho vay lãi nặng người vay sẽ có thể phải chịu các rủi ro về việc bị các đối tượng “xã hội đen” đòi nợ với các chiêu trò khác nhau. Để giải quyết triệt để vấn đề này, bạn cần có hiểu biết về các quy định của pháp luật và thực hiện các thủ tục theo quy định.

Nếu bạn đang có thắc mắc hoặc cần tư vấn về việc vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, hãy gửi câu hỏi của mình qua Email của Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn giải đáp nhanh chóng các thắc mắc của bạn như:

- Quy định của pháp luật về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự;

- Hình thức xử lý đối với hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự;

- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác về pháp luật hình sự.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống Luật Minh Gia đã tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về pháp lý và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về cho cho vay lãi nặng và đòi nợ trên góc nhìn pháp luật

Nội dung tư vấn: Xin cho tôi hỏi, tôi có 1 thằng em ở cùng quê. Nó có hỏi mượn tôi 50 triệu có ghi giấy. Sau vài ngày nó nhờ tôi đi mươn giùm 30 triệu của xã hội đen 10 triệu là 100.000đ/1 ngày. Vậy 30 triệu là 300.000 đ/1 ngày. Tôi chỉ là người đứng ra giới thiệu, 2 bên tự vay mượn giờ thằng em nó trốn nợ và không ghi giấy tờ gì. Nhưng xã hội đen nó đến nhà tôi quậy bắt tôi phải trả cả gốc lẫn lời. Số lời bây giờ lên tới 50 triệu. Thực sự tôi chỉ giới thiệu nhưng khi thằng em trốn nó vin vào chỉ biết tôi. Xin hỏi luật sư số tiền đó tôi có phải trả không? Tôi phải làm như nào, có nên khởi kiện thẳng em tôi không? Vì nó cũng mượn của tôi 50t có ghi giấy nợ. Thực sự tôi rất bế tắc vì sự hăm doạ của xã hội đen.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Trong hợp đồng vay tài sản tồn tại hai chủ thể của hợp đồng, đó là bên vay và bên cho vay, khi đến thời hạn trả lại tài sản mà các bên đã thỏa thuận thì bên vay có trách nhiệm trả tiền cho bên cho vay.

Tuy nhiên, nếu bạn có đứng ra bảo lãnh cho người em vay tiền của bên cho vay, khi đến thời hạn trả tiền em bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì bạn phải thực hiện trả tiền thay cho người này.

Trường hợp bạn chỉ giới thiệu người em vay tiền của bên cho vay, không bảo lãnh cho người này vay tiền, về nguyên tắc ai là người vay thì người đó có nghĩa vụ trả nợ và bạn không phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện trả nợ của người này với bên cho vay. Do đó, bên cho vay dựa vào vấn đề chỉ biết bạn để yêu cầu bạn trả tiền thay cho người em khi người này bỏ trốn là không có căn cứ.

Nếu bên xã hội đen thường xuyên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc nghiêm trọng hơn là đe dọa giết bạn nếu bạn không trả tiền thay cho người em thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu TNHS về tội đe dọa giết người tại Điều 133 BLHS 2015:

“Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Đối với khoản nợ 50 triệu mà người em này vay bạn, khi hết thời hạn vay mà người này không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Nếu bên vay tiền đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn, khi có đầy đủ căn cứ chứng minh bạn có quyền tố cáo với cơ quan công an về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS 2015:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

……”

Như vậy, nếu giá trị tài sản mà người em của bạn chiếm đoạt có giá trị là 50 triệu đồng thì khung hình phạt mà người này phải chịu là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.