Bị nước vào tai phải làm sao

Chuyện nước lọt vào lỗ tai khi tắm hay đi bơi chẳng mấy xa lạ với mọi người. Bình thường, nước sẽ tự động thoát ra ngoài nhưng nếu điều này không xảy ra hoặc nước đọng lại ở tai quá lâu nó lại có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Vì vậy, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những “bí kíp” chữa nước vào tai cực hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

Tình trạng nước mắt kẹt trong tai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Cảm giác khó chịu này đôi khi kéo dài từ tai đến hàm rồi tới cổ họng. Song song với đó là những vấn đề thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.

Thông thường, tình trạng nước làm ù tai sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nước đọng trong tai trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng tích tụ bụi bẩn gây nhiễm trùng tai và nhiều vấn đề nguy hại khác.

Bài viết sau đây, Marry Baby mách bạn những mẹo đơn giản để loại bỏ nước vào tai hiệu quả nhất cùng cảnh báo về những gì bạn không nên làm khi xảy ra tình trạng này. Cùng theo dõi nhé!

Lý giải vì sao nước vào tai là chuyện không thể xem nhẹ!

Bị nước vào tai phải làm sao

Bẩm sinh, tai của chúng ta đã có một cơ chế tự nhiên để bảo vệ chống lại nhiễm việc nhiễm khuẩn. Tuy vậy, vẫn có một số điều kiện làm ảnh hưởng đến sự phòng vệ này của cơ thể, từ đó dẫn đến việc tai của bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Những điều kiện có thể kể đến bao gồm:

  • Xuất hiện độ ẩm quá mức trong ống tai
  • Có các vết trầy, xước hoặc vết bầm trong ống tai
  • Dị ứng với một số vật phẩm cụ thể như đồ trang sức hoặc các loại thuốc xịt

Lưu ý rằng, khi nước vào tai và bị giữ lại trong ống tai quá lâu có thể dẫn đến bệnh viêm tai ngoài (hay swimmer’s ear). Đặc biệt là tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở những người đã có vấn đề về da như chàm hoặc bệnh vẩy nến.

Trường hợp bị nhiễm trùng tai, bạn sẽ có cảm giác bị ngứa và đau ở ống tai. Đôi khi, bạn cũng sẽ nhận thấy có xuất hiện dịch tiết ra như mủ hoặc các triệu chứng khác kèm theo như sốt, đau ở cổ, mặt; đau khi nghe và nổi hạch bạch huyết ở cổ.

Mách bạn 9 biện pháp tại nhà hữu hiệu để lấy nước ra khỏi lỗ tai

Để loại bỏ nước ở trong tai, bạn tuyệt đối không nên làm theo cách thọc tay vào hay dùng tăm bông chọc ngoáy đôi khi có thể gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Thay vào đó, bạn nên thử những mẹo mà chúng tôi đã gợi ý trong bài viết dưới đây:

1. Tạo áp lực chân không trong tai

Để lấy nước ra khỏi tai, bạn sẽ cần tạo ra một lực hút chân không nhẹ trong ống tai của mình. Muốn làm được như vậy, bạn cần:

  • Nghiêng đầu sang một bên và giữ cho lòng bàn tay khum chặt trên tai
  • Tiếp đến, bằng cách ép thẳng lòng bàn tay rồi lại nhanh chóng khum tại để tạo ra lực chân không kéo nước ra ngoài
  • Sau cùng, nghiêng đầu xuống để nước thoát ra dễ dàng

2. Thử bằng cách chườm ấm

Kỹ thuật này có thể được sử dụng khi nước bị mắc kẹt trong các ống eustachian (hay còn gọi là ống thính giác hoặc ống hầu họng) được xem là ống liên kết giữa khoang nhĩ và vòm họng.

Những gì bạn cần chuẩn bị

  • Một cốc nước nóng vừa phải
  • Khăn lau mặt

Cách thực hiện

  • Đổ một ít nước nóng trong một cái chậu nhỏ rồi nhúng khăn mặt đã chuẩn bị vào đó
  • Tiếp đến lấy khăn ra và rắt nước cho ráo, cần đảm bảo rằng khăn vẫn còn ẩm và ấm
  • Nghiêng đầu sang một bên sao cho phần tai bị nước vào hướng xuống và đặt khăn mặt ở phía ngoài tai. Để yên trên tai của bạn trong khoảng 30 giây, sau đó bỏ ra khoảng một phút.
  • Tiến hành lặp đi lặp lại liên tục 5 lần như vậy. Sau đó nằm xuống hoặc nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng cũng giúp nước trong tai mau thoát ra hơn.

3. Sử dụng máy sấy tóc

Bị nước vào tai phải làm sao

Nước vào tai trong khi tắm gội là một vấn đề thường gặp và gây ra cảm giác ù tai khó chịu. “Trẻ bị nước vào tai có làm sao không?” là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Nước vào tai có thể dễ dàng xử trí, tuy nhiên nếu không xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm tổn thương biểu bì bảo vệ ống tai tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới viêm ống tai ngoài. Vậy làm gì khi trẻ bị nước vào tai?

Nước vào ống tai ngoài sau khi tắm gội xong là một vấn đề hay gặp đối với trẻ nhỏ, nếu nước vào ít thì chỉ cần nghiêng đầu đồng thời kéo vành tai xuống và lắc nhẹ nước sẽ chảy ra ngoài. Một phần nước phía trong tai còn lại sẽ được hấp thu bởi tổ chức dưới da của ống tai ngoài. Nước vào ống tai sẽ gây cảm giác ù tai, buồn nôn và khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu.

Khi nước vào ống tai ngoài nếu không được xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm cho lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai. Điều này dẫn tới bệnh viêm ống tai ngoài với biểu hiện ban đầu bao gồm:

  • Ngứa tai
  • Đau nhức
  • Sưng tai
  • Ù tai

Bởi vì khi nước vào tai, nút ráy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra và chèn ép vào ống tai ngoài gây ù tai, tai chảy dịch, nghe kém và đau tai. Trong trường hợp màng nhĩ bị thủng sẵn do viêm tai giữa, khi tắm nước vào tai sẽ tái phát viêm tai. Lúc này biểu hiện của bệnh đó là chảy mủ tai vàng xanh, giảm mức độ nghe. Trẻ sơ sinh bị nước vào tai có sao không? Đối với trẻ sơ sinh, khi nước vào tai sau khi tắm gội, trẻ không thể nói ra như trẻ lớn mà chỉ quấy khóc. Điều này làm tăng tỷ lệ viêm tai và chỉ phát hiện khi trẻ có những triệu chứng nặng. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bú mẹ bị sặc sữa hay bú không đúng tư thế có thể làm cho sữa chảy vào ống tai cũng gây nên tình trạng tương tự với nước vào tai sau tắm gội.

Bị nước vào tai phải làm sao

Giải đáp trẻ bị nước vào tai có sao không?

Sau khi tắm gội, nếu nước vào tai trẻ cha mẹ cần xử trí đúng cách như:

  • Sử dụng khăn mềm và sạch để lau khô phần bên ngoài của ống tai. Lau khô nước ở phía bên ngoài cửa tai, cha mẹ cần lưu ý không đưa khăn vào quá sâu trong ống tai.
  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên, đồng thời lắc nhẹ và kéo dái tai lên trên và ra sau để cho nước chảy ra.
  • Cho trẻ nằm nghiêng về phía bên tai bị nước vào trong vòng vài phút để nước tự chảy. Cha mẹ có thể kê cho trẻ một chiếc khăn bông mềm dưới tai giúp thấm nước.
  • Sử dụng máy sấy tóc ở chế độ nhiệt và gió nhẹ nhất, giữ khoảng cách phù hợp ít nhất 30 phút để tránh làm nóng tai quá mức, rồi hướng về phía tai để hong cho nhanh khô.
  • Sử dụng loại thuốc nhỏ tai có tác dụng làm khô tai. Tuy nhiên, không được tự ý mua thuốc nhỏ tai nếu tình trạng của trẻ đã tiến triển thành viêm tai giữa hoặc thủng nhĩ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý những phương pháp xử trí sai cách khi trẻ bị nước vào tai như tự dùng tăm bông ngoáy tai bởi vì điều này làm cho ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong hơn, đồng thời làm cho tai mất đi lớp biểu bì bảo vệ, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập.

Tóm lại, trẻ bị nước vào tai sau khi tắm gội là vấn đề thường gặp, nếu không được xử trí đúng cách, ngoáy tai nhiều có thể làm cho lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai và dẫn tới viêm tai. Vì vậy, khi trẻ bị nước vào tai cần theo dõi và xử trí đúng cách. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường như đau và sưng tai, tai chảy mủ, trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều,... cần cho trẻ ngay tới cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Nước đọng trong tai thường xảy ra sau khi đi bơi hoặc khi tắm, đặc biệt là vào những tháng mùa hè. Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy hoặc chứng viêm tai ngoài và ống tai - còn gọi là hiện tượng viêm tai ngoài cấp tính. Thật may mắn là chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ nước đọng trong tai chỉ với một vài thủ thuật nhỏ. Nếu việc lấy nước khỏi tai tại nhà không hiệu quả và bạn thấy tai đau thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

  1. 1

    Pha hỗn hợp tự chế với tỉ lệ một nửa cồn và một nửa giấm trắng. Ngoài việc giúp loại bỏ nước đọng trong tai, giải pháp này cũng giúp sát trùng và chống viêm tai. Rất đơn giản, bạn chỉ cần hòa dung dịch với 50% cồn và 50% giấm trắng, sử dụng một ống nhỏ tai và cẩn thận nhỏ vài giọt hỗn dịch vào bên tai bị đọng nước. Sau đó làm khô tai. Bạn có thể nhờ ai đó giúp bạn nhỏ dung dịch này vào tai.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Các axit trong hỗn hợp sẽ hoạt động để phá vỡ các ráy tai có thể chứa một phần nước trong ống tai, trong khi cồn lại khô nhanh và làm bay hơi nước.
    • Cồn cũng giúp nước đọng trong tai bốc hơi nhanh hơn.
    • Nếu bạn bị thủng màng nhĩ thì không nên làm theo cách này.

  2. 2

    Tạo một “máy hút chân không” trong tai của bạn. Úp tai bị đọng nước vào lòng bàn tay, sau đó dùng lòng bàn tay đập đập cho đến khi nước bắt đầu chảy ra. Không làm điều này cùng lúc với bên tai còn lại, nếu không nước có thể chảy ngược vào trong ống tai. Cách này sẽ tạo ra cơ chế giống như máy hút chân không hút nước từ trong tai ra tay của bạn.

    • Ngoài ra, bạn có thể nghiêng tai xuống, cho 1 ngón tay vào tai và tạo ra lực hút chân không bằng cách ấn và kéo thật nhanh. Nước đọng sẽ chảy ra khỏi tai rất nhanh chóng. Lưu ý rằng đây không phải là cách được ưa thích vì nó có thể làm xước và gây nhiễm trùng ống tai. Nếu sử dụng lòng bàn tay không hiệu quả và bạn muốn sử dụng ngón tay thì cần đảm bảo vệ sinh ngón tay và cắt ngắn móng tay.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Ngoài ra, trong lúc tiến hành phương pháp hút chân không này, bạn có thể tranh thủ mát-xa tai theo chiều kim đồng hồ (hoặc ngược chiều) khi tai đang được bít kín. Cách này cũng giúp làm ẩm ráy tai và thoát bớt hơi nước. Việc này đặc biệt hữu ích nếu nước đọng trong tai làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn.

  3. 3

    Sấy khô tai. Bạn có thể nghi ngờ về việc máy sấy có thể loại bỏ nước trong tai nhưng sự thực thì cách này đã được chứng minh có hiệu quả với nhiều người.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [3] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn Bạn chỉ cần đặt máy sấy ở mức nhiệt thấp nhất hoặc thậm chí chỉ ở chế độ thổi mát. Để máy sấy cách xa đầu ít nhất 30 cm và cho máy thổi vào tai đến khi bạn cảm thấy nước trong tai khô. Chỉ cần không để quá nóng và quá gần để tránh việc bạn tự làm bỏng mình.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ngoài ra, bạn có thể cho máy sấy thổi “qua” tai chứ không phải thổi “vào” trong tai. Không khí khô và ấm sẽ làm nước bay hơi nhanh chóng.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Sử dụng thuốc nhỏ tai (loại không cần kê toa) để lấy nước khỏi tai của bạn. Thuốc nhỏ tai có sẵn tại bất kỳ nhà thuốc nào và thường chứa cồn, là chất làm nước nhanh bay hơi. Nhỏ vài giọt vào tai và nghiêng tai để làm khô vùng tai bị đọng nước.

    • Giống như với dung dịch tự chế, bạn có thể nhờ ai đó giúp nhỏ thuốc vào trong tai.

  5. 5

    Dùng khăn khô lau tai. Lau vành tai từ từ và nhẹ nhàng bằng khăn hoặc áo mềm để loại bỏ phần nước sót lại, sau đó úp tai sát vào khăn để dốc nốt phần nước sót ở tai trong.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Lưu ý không ấn khăn sâu vào trong tai để tránh nước thấm ngược vào tai.

  6. 6

    Nghiêng đầu sang một bên. Bạn có thể thử một thủ thuật khác là đứng trên một chân và nghiêng đầu sang một bên để tai đọng nước song song với mặt đất, hoặc thử nhảy lò cò để làm nước thoát ra ngoài. Kéo mạnh dái tai để mở rộng ống tai hoặc ép phần trên vành tai vào bên đầu cũng có thể giúp nước thoát ra.

    • Bạn có thể không nhảy mà chỉ cần nghiêng đầu sang một bên.

  7. 7

    Nằm nghiêng và úp tai xuống. Trọng lực có thể làm khô tai một cách tự nhiên. Chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng một bên tai xuống để đạt được hiệu quả tốt nhất, hoặc bạn có thể kê thêm gối cho êm. Giữ nguyên tư thế đó ít nhất trong vài phút. Bạn có thể xem tivi hoặc tìm tìm cách khác để giải khuây nếu cần thiết.

    • Nếu bạn bị nước đọng trong tai vào buổi tối thì hãy nhớ úp bên tai đọng nước xuống khi đi ngủ. Cách này sẽ làm tăng khả năng nước trong tai tự chảy ra trong khi bạn ngủ.

  8. 8

    Nhai. Làm như thể bạn đang ăn gì đó để xương quai hàm quanh tai chuyển động. Nghiêng đầu sang bên tai không có nước, sau đó nhanh chóng nghiêng đầu sang bên còn lại. Bạn cũng có thể thử nhai kẹo cao su để xem có thể loại bỏ nước đọng hay không. Nước trong tai bị đọng tại vị trí vòi nhĩ - là một phần của tai trong và chuyển động nhai có thể giúp giải phóng nước ở đó.

    • Bạn cũng có thể thử vừa nhai vừa nghiêng đầu sang bên tai đọng nước để có hiệu quả tốt hơn.

  9. 9

    Ngáp. Đôi khi bạn có thể làm vỡ các "bong bóng" nước chỉ bằng cách ngáp. Bất kỳ chuyển động nào tác động đến nước trong tai cũng có thể giúp làm giảm sức ép và thoát bớt nước. Nếu bạn cảm thấy có một tiếng "bốp" hoặc cảm nhận nước trong tai thay đổi thì có nghĩa phương pháp này đã có hiệu quả. Giống như nhai kẹo cao su, ngáp cũng sẽ giúp làm thông các vòi nhĩ.

  10. 10

    Đi khám bác sĩ khi cần thiết. Bạn nên đi khám bác sĩ khi bắt đầu cảm thấy đau tai. Ngoài ra, bạn nên biết rằng biểu hiện của bệnh viêm tai giữa có thể khá giống với hiện tượng nước đọng trong tai, và bệnh này cũng cần phải được điều trị. Những cơn đau tai cũng có thể là triệu chứng cho thấy nước đọng trong tai gây nên chứng viêm tai ngoài cấp tính. Nếu có những triệu chứng sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức:[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Mủ vàng, vàng – xanh hoặc màu khác thường, có mùi hôi tanh chảy ra từ tai
    • Hiện tượng đau tai tăng lên khi bạn kéo vành tai
    • Mất khả năng nghe
    • Ngứa ống tai hoặc tai

  1. 1

    Làm khô tai sau khi bơi. Sau khi bơi – dù là bơi ở biển hay ở bể bơi, hoặc sau khi tắm gội, bạn nên chú ý tới việc giữ tai khô. Dùng một chiếc khăn sạch lau khô vùng tai ngoài và vỗ nhẹ vùng gần ống tai để làm khô tai. Nghiêng đầu sang một bên hoặc lắc đầu để loại bỏ nước còn sót trong tai.[6] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Sự thật là một số người dễ bị nước đọng trong tai hơn những người khác, phụ thuộc phần lớn vào hình dạng của tai. Vì vậy nếu để nước đọng trong tai quá nhiều, bạn nên đặc biệt thận trọng.

  2. 2

    Hạn chế sử dụng tăm bông làm sạch tai. Bạn có thể cho rằng tăm bông sẽ giúp lấy nước, ráy tai hay vật thể lạ ra khỏi tai nhưng thực tế lại phản tác dụng vì tăm bông có thể đẩy nước hay ráy tai vào sâu trong tai hơn. Tăm bông cũng có thể làm xước tai, gây đau về sau này.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [8] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn

    • Tương tự như vậy, dùng khăn giấy làm sạch sâu bên trong tai cũng có thể làm xước tai.

  3. 3

    Tránh sử dụng nút tai hay bông gòn khi tai bạn đang bị nước đọng. Sử dụng nút tai hay bông gòn khi bạn ngủ ban đêm có tác hại tương tự như với tăm bông nếu có nước hay vật thể gì đó trong tai bạn bởi những thứ này sẽ được đẩy vào sâu trong tai hơn. Nếu bạn cảm thấy đau tai hoặc có nước đọng trong tai, hãy tránh sử dụng những vật dụng trên.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Bạn cũng nên tránh dùng tai nghe cho đến khi tai hết đau.

  • Chỉ cần nhai kẹo cao su trong khi bạn nằm nghiêng (sang phía tai bị đọng nước). Sau vài phút tất cả nước trong tai sẽ tự chảy ra.
  • Bịt mũi của bạn bằng hai ngón tay và thử thổi từ từ. Chú ý không thổi quá mạnh vì có thể làm đau màng nhĩ.
  • Xì mũi. Thay đổi áp suất không khí cũng có thể giúp lấy nước trong tai.
  • Đổ nắp đầy cồn IPA vào tai bị đọng nước trong khi ngửa tai lên trên. Sau đó, nghiêng đầu úp tai xuống. Nước trong tai sẽ chảy ra ngoài ngay tức khắc.
  • Vừa nhảy lên xuống vừa nhẹ nhàng kéo dái tai. Hãy để một chiếc khăn gần đó để lau khô nước.
  • Bịt mũi và thổi trong khi nhịn thở, bạn sẽ cảm thấy không khí thoát ra ngoài theo đường tai bị ngấm nước.
  • Không thọc và gãi sâu trong tai, nếu không bạn có thể bị viêm tai.
  • Nghiêng đầu sang một bên, nhảy lên nhảy xuống và kéo nhẹ vành tai.
  • Nghiêng đầu sang bên tai bị đọng nước, hoặc đi khám bác sĩ nếu những mẹo trên không có hiệu quả. Có thể tai của bạn đã gặp vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn.
  • Lắc đầu mạnh trong khoảng 10 giây.

  • Cồn lau chỉ dùng cho mục đích ngoài da. Không được uống. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu vô tình uống phải.
  • Cồn lau có thể gây tê da trong chốc lát khi tiếp xúc với da.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu những mẹo trong bài viết này không có hiệu quả với bạn.
  • Hãy cẩn thận để không bị mất thăng bằng khi nhảy. Bạn có thể bám vào một chiếc ghế trong khi nhảy để giữ thăng bẳng.
  • Những phương pháp này hầu như sẽ giúp bạn lấy ra được hỗn hợp ráy tai và nước khỏi tai. Vì vậy lưu ý không để hỗn hợp ráy tai dính vào các loại vải khó giặt sạch.
  • Không cho vật lạ vào trong tai. Gạc bông và những vật liệu tương tự khi nhét sâu vào trong tai có thể làm trầy da, gây nhiễm trùng.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 133 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 128.721 lần.

Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Trang này đã được đọc 128.721 lần.