Bộ trưởng ngoại giao việt nam là ai

Đối ngoại 13/12/2021 06:03

[Chinhphu.vn] - Thông qua thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, ngành Ngoại giao đã khơi thông, mở rộng và đưa quan hệ với nhiều đối tác ngày càng đi vào chiều sâu.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah. Ảnh: BNG

Sáng 20/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia. 

Hai bên đã tập trung trao đổi về công tác chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob [20-21/3], phương hướng tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa hai Bộ Ngoại giao để góp phần thúc đẩy hợp tác song phương Việt Nam - Malaysia, cũng như một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa của cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước; hoan nghênh Bộ trưởng Malaysia đã cùng phối hợp rà soát, chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng Malaysia, qua đó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Hai Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, APEC và ASEAN. Ảnh: BNG

Bộ trưởng Saifuddin Abdullah bày tỏ vui mừng một lần nữa được trở lại thăm Việt Nam kể từ năm 2019; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Bộ Ngoại giao Việt Nam; đồng thời đánh giá cao công tác phối hợp chuẩn bị chu đáo của Bộ Ngoại giao hai nước cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Malaysia.

Hai Bộ trưởng nhất trí hợp tác chặt chẽ và phối hợp với các cơ quan liên quan của mỗi nước tiếp tục triển khai hiệu quả Biên bản kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật giữa hai nước vào tháng 11/2021 cũng như Chương trình hành động giai đoạn 2021-2025 triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaysia. Hai Bộ trưởng cũng thống nhất về các định hướng lớn nhằm chuẩn bị tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, hai Bộ trưởng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, APEC và ASEAN; tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề chiến lược ở khu vực./.

BNG


Trong danh sách 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm sáng 8/4 có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. 

Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng, ông Bùi Thanh Sơn giữ chức Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao. Ông Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962, quê quán quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội: Khóa XIV. 

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quan hệ quốc tế, từng công tác trong ngành ngoại giao từ năm 1987, từng kinh qua các chức vụ như: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đối ngoại, Bộ Ngoại giao; Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện [PCA] Việt Nam - Liên minh châu Âu [EU], Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, sau là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao...

Từ tháng 11 năm 2009  đến nay, ông Bùi Thanh Sơn làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, sau là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.

Sau 15 năm, kể từ năm 2006 đến nay, Bộ Ngoại giao mới có một ứng viên Bộ trưởng không phải là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm.

Nhiệm kỳ 2006 - 2011, người đứng đầu ngành ngoại giao là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm. Từ năm 2011 đến nay, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Minh đảm nhận cương vị này 1 nhiệm kỳ với tư cách Ủy viên Trung ương Đảng và 1 nhiệm kỳ với tư cách Ủy viên Bộ Chính trị.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông Bùi Thanh Sơn đã có bài tham luận, trong đó nhấn mạnh, đối ngoại phải phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; kiến tạo mọi điều kiện, huy động mọi nguồn lực, và tranh thủ mọi cơ hội để phục vụ sự nghiệp phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.  

Để làm được như vậy, ông Bùi Thanh Sơn kiến nghị một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đưa vào chiều sâu, tăng cường đan xen lợi ích và tin cậy chính trị với 30 Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương; tham gia tích cực hơn vào định hình các thể chế đa phương như ASEAN, Liên hợp quốc, hợp tác Mê Công…; Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và sáng tạo hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, tích cực nắm bắt các cơ hội to lớn về khoa học công nghệ, giáo dục – đào tạo, chuyển đổi số, phát triển xanh... 

Đặc biệt, đối ngoại kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, giữa Đối ngoại Đảng, Ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, để tạo thế chân kiềng vững chắc, kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”.../.

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đứng trước thuận lợi và thách thức gì?

Nguồn hình ảnh, Getty Images/AFP

Chụp lại hình ảnh,

Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hà Nội vào thời điểm ngày 13/01/2017

Ngày 12/4/2021, tân Ngoại trưởng Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn [sinh năm 1962] đã chính thức tiếp nhận ghế lãnh đạo bộ này từ người tiền nhiệm.

Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Phạm Bình Minh giữ chức Phó Thủ tướng nhưng bàn giao lại vị trí Bộ trưởng Ngoại giao cho ông Sơn trong một hội nghị ở Hà Nội.

Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 13/04 cũng từ Hà Nội về sự kiện này, Tiến sỹ Trần Công Trục, chuyên gia pháp lý và luật biển nói:

"Trước hết, về cảm tưởng cá nhân, dù tôi không có nhiều dịp trực tiếp làm việc với ông Bùi Thanh Sơn, nhưng qua theo dõi, tôi thấy ông Bùi Thanh Sơn là một lãnh đạo trong ngành ngoại giao rất có trình độ, năng nổ, hòa đồng với mọi người và có nhiều kinh nghiệm ngoại giao.

Quảng cáo

Việt Nam phản ứng chưa đủ mạnh trước hành động của TQ ở Bãi Ba Đầu?

Mỹ: Thay đổi hiện trạng ở Đài Loan là 'sai lầm nghiêm trọng'

Biển Đông: Bãi Ba Đầu thuộc Việt Nam, Trung Quốc hay Philippines?

Giáo sư Nga nêu kỳ vọng về lãnh đạo mới của VN và ngành ngoại giao

"Nên tôi rất mừng, rất phấn khởi vì ngành ngoại giao Việt Nam có một tân Bộ trưởng như thế, để tiếp tục tốt sự nghiệp của các vị lãnh đạo tiền nhiệm ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, mà trong đó gần nhất là cựu Bộ trưởng Phạm Bình Minh.

"Nhân dịp này, tôi cũng xin được nói thêm là tôi đánh giá rất cao vai trò của cựu Bộ trưởng ngoại giao, đồng thời là Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trong công tác đối ngoại ở các nhiệm kỳ vừa rồi.

Nguồn hình ảnh, Báo Quốc tế

Chụp lại hình ảnh,

Tân Ngoại trưởng VN Bùi Thanh Sơn [phải] tặng hoa cho người tiền nhiệm, ông Phạm Bình Minh tại hội nghị bàn giao công tác của ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/4/2021

"Ông Minh đã có những đóng góp rất lớn vào ngành ngoại giao Việt Nam và góp phần làm cho vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao đáng kể, đặc biệt với bạn bè của Việt Nam ở các nước phương Tây như là Hoa Kỳ, Anh, các nước Tây Âu, đây là một gương mặt rất sáng, đã thu phục tất cả giới ngoại giao, cũng như công chúng quan tâm ở các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực ở châu Âu.

"Thứ hai nữa, về phương diện bảo vệ chủ quyền quốc gia, vấn đề biên giới trên bộ, trên biển, theo tôi theo dõi và được biết, đây là một cựu lãnh đạo rất sâu sát, rất quan tâm và biết khai thác, sử dụng các chuyên gia, cũng như những người có tâm huyết, có trình độ trong công việc này. Tôi nghĩ rằng, ông Phạm Bình Minh đã có những đóng góp hết sức quan trọng và tích cực."

Thách đố là 'rất lớn'...

Bình luận về đâu có thể là thách đố lớn đang chờ đợi tân Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn và nhiệm kỳ của ông, Tiến sỹ Trần Công Trục nói:

"Một trong những nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao Việt Nam là tham gia bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông trong bối cảnh hiện nay và tới đây.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng và tích cực trong việc giúp nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế thời gian qua, theo nhà bình luận từ Hà Nội

"Đây là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng theo tôi đang trở nên ngày một nặng nề hơn đối với ngành ngoại giao Việt Nam và thực sự là một thách đố với tân Bộ trưởng trong bối cảnh mới.

"Thế giới hiện vẫn chưa hết lao đao vì Covid-19, kinh tế thế giới bất ổn gây áp lực từ nội bộ với nhiều nước, nhiều khối, trong khi đó ở khu vực, các siêu cường, đại cường cạnh tranh ngày một mạnh mẽ, quyết liệt, không nhân nhượng, đặc biệt ở khu vực biển Hoa Đông, biển Đông.

Cùng thời gian Việt Nam có cuộc chuyển giao quyền lực ở chính phủ và Phủ Chủ tịch, Trung Quốc tăng cường các hoạt động trên Biển Đông.

Trang CNN hôm 13/03 mô tả sự xuất hiện của các đội tàu bán dân sự của Trung Quốc là "một thứ hải quân [a Navy] mà nhiều nước nghĩ là không tồn tại".

Học giả Anh, Bill Hayton, trong một bình luận gửi cho BBC News Tiếng Việt cho rằng "Asean đang trở nên ngày càng thiếu hiệu năng trong các việc...của chính mình như Myanmar" và có nguy cơ bị các bên tác động, giải quyết vấn đề "hoàn toàn bên ngoài khuôn khổ của tổ chức này".

Theo TS Trần Công Trục, các chuyện như Biển Đông sẽ được tân bộ trưởng ngoại giao VN chú ý cao:

"Trong bối cảnh này, việc bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam càng không đơn giản, và tôi nghĩ rằng chắc chắn ông Bùi Thanh Sơn, với cương vị tân Bộ trưởng ngoại giao, cần tiếp tục quan tâm cao vấn đề này.

"Đặc biệt, tôi nghĩ cần chăm sóc tốt hơn đội ngũ cán bộ, chuyên gia phụ trách lĩnh vực liên quan các vấn đề biên giới đất liền, hải đảo, tiếp tục có sự hợp tác với giới chuyên gia và cán bộ trực tiếp làm công việc này, cũng như hợp tác với các ngành khác, để làm tròn và làm tốt trách nhiệm mà Tổ quốc và nhân dân giao phó.

"Đồng thời, cần tiếp tục giúp Việt Nam có sự hợp tác hiệu quả với các quốc gia, các khối, tổ chức, định chế trên thế giới và ở khu vực trong việc ngăn chặn kịp thời sự bành trướng của các thế lực bất chấp luật pháp quốc tế, nhằm bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích của quốc gia."

Nhưng thuận lợi cũng 'không nhỏ'

Nguồn hình ảnh, Getty Images/BBC

Chụp lại hình ảnh,

Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần và liên tục lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển, đảo, đá mà VN tuyên bố chủ quyền

Mặc dù thách đố là không nhỏ như trên đã nói, nhưng theo Tiến sỹ Trần Công Trục, tân Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đang có được thuận lợi quan trọng:

"Nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo làm các cương vị, công tác đối ngoại hiện nay như giới quan sát ghi nhận, vào lúc nhậm chức trong chức vụ mới, tân Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng thấy là trong Bộ Chính trị vẫn có sự tham gia Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, một cựu lãnh đạo nhiều kinh nghiệm của bộ, chuyên gia đối ngoại hàng đầu của ngành, trong khi bên nhánh Ngoại giao của đảng, thì một đồng nghiệp của ông Sơn là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung vừa mới được ban lãnh đạo đảng cử giữ chức tân Trưởng Ban đối ngoại của đảng.

"Tôi cho rằng, ông Bùi Thanh Sơn sẽ có rất nhiều sự hỗ trợ, sự hợp tác giúp đỡ từ đảng CSVN, từ Bộ Chính trị, từ ban Đối ngoại trung ương đảng, từ Chính phủ v.v..., cũng như từ các ngành và đoàn thể khác, nhất là từ những đồng nghiệp, cựu đồng nghiệp lãnh đạo thời gian qua vừa sát cánh làm việc trong cùng một bộ, như vậy sẽ có được những sự thuận lợi rất nhiều.

"Và đây cũng là một cơ sở, điều kiện kỹ thuật và tinh thần rất quan trọng để ông Bùi Thanh Sơn với tư cách tân Bộ trưởng Ngoại giao sẽ làm tròn trách nhiệm của mình, đặc biệt trong việc triển khai trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, kiên quyết, khôn khéo bảo vệ những quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển đông nói riêng, trong biên giới trên biển, trên đất liền nói chung.

"Nhân đây, tôi cũng xin nhấn mạnh là những thế lực nhiều tham vọng mà lâu nay bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực, có thể tới đây sẽ đẩy cao các chiến thuật, thủ đoạn của họ nhằm thực thi cho được các chiến lược, yêu sách phi lý của họ về chủ quyền ở khu vực.

"Những thủ đoạn này không chỉ hạn chế ở ngoại giao 'Chiến lang' hiếu chiến, hay các chiến thuật 'Vùng xám' thâm độc, mà tới đây họ còn có thể áp dụng nhiều thủ đoạn khác tinh vi, táo tợn hơn, cho nên ngành ngoại giao của Việt Nam, trong tư vấn chính sách, sách lược cho đảng, nhà nước, và nhân dân, cần có những sự chuẩn bị và đối sách đón đầu chủ động, kiên quyết, nhưng khôn khéo mà vẫn hiệu quả, sáng tạo để kịp thời ứng phó."

Tiến sỹ, luật gia Trần Công Trục, người trả lời BBC trên quan điểm riêng, từng là Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề