Bỗng nhiên nói chuyện bị líu lưỡi là bị gì

Nỗ lực điều trị kéo dài gần một tháng của các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định [TP HCM] tuy giúp bà Yến thoát khỏi nguy kịch, song bệnh nhân 50 tuổi này vẫn phải chịu cảnh liệt tay và chân phải, do vùng máu chảy tràn trong não đã gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Tìm hiểu nguyên nhân gây xuất huyết não, các bác sĩ xác định bệnh nhân vốn bị bệnh cao huyết áp. Lần này huyết áp tăng đột ngột đã gây vỡ mạch máu não. Bà Yến cũng cho biết, trước khi nhập viện cấp cứu, thi thoảng bà vẫn thấy mệt nhưng không đi khám và điều trị.

Cũng nhập viện bởi biến chứng của xuất huyết não, anh Xuyền 40 tuổi, nhân viên một công ty vệ sĩ tại quận Tân Bình cho hay, anh đang làm việc bỗng thấy hoa mắt, chóng mặt rồi ngã ra. Bác sĩ Bệnh viện Chỡ Rẫy xác định anh bị xuất huyết não. Đến nay, sau gần 3 tuần điều trị, bệnh nhân vẫn còn nói ngọng nghịu, một bên người không thể cử động.

Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Anh Tài, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, bệnh nhân phải nhập viện vì xuất huyết não do vỡ mạch máu não như bà Yến và ông Xuyền là khá phổ biến. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, khoa này đã tiếp nhận khoảng 1.200 bệnh nhân [cao hơn số người nhập viện do tai biến mạch máu não]. Riêng sáng 25/8, đã có gần 30 người đang được theo dõi điều trị, hầu hết đều có di chứng do hiện tượng xuất huyết não gây nên.

Theo bác sĩ Tài, xuất huyết não có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là ở người già, trong đó nam giới khoảng 60%. “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não nhưng thường gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu, tắc nghẽn tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng đông, lạm dụng thuốc gây nghiện, uống nhiều rượu”, ông Tài nói.

Bác sĩ Trưởng khoa nội thần kinh khẳng định, xuất huyết não gây tử vong từ 30% đến 35%, những trường hợp được cứu sống cũng để lại các di chứng như yếu, liệt chân tay, sa sút trí tuệ, mất khả năng đọc, viết... Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa nếu mỗi người tự kiểm soát được huyết áp của bản thân, thăm khám sức khỏe tổng quát theo định kỳ, kiểm soát cân nặng, hạn chế rượu, bia, siêng năng vận động.

“Trên thực tế, gần 90% bệnh nhân nhập viện là những người chưa từng kiểm tra sức khỏe hoặc không có khái niệm về chứng xuất huyết não”, bác sĩ Tài cho biết.

Ông Tài khuyên nếu thấy đau đầu, chóng mặt, đi đứng không vững, nói líu lưỡi, co giật, bỗng dưng ngã, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt, bởi đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết não.

“Người bệnh có nguy kịch hay không, có bị ảnh hưởng đến chức năng vận động... còn phụ thuộc vào mạch máu bị vỡ trong não nằm ở vị trí nào, lượng máu nhiều hay ít. Nếu nhập viện càng sớm thì khả năng can thiệp để giảm di chứng sẽ tốt hơn”, bác sĩ Tài nói.

Để sơ cứu tại chỗ, bác sĩ khuyên cần đặt người bệnh nằm nghiêng, không nên sợ bệnh nhân cắn lưỡi mà dùng các vật lạ để cán vào miệng.

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở người già, chính vì vậy mà bạn cần biết ngay 6 dấu hiệu nhận biết đột quỵ sớm ở người cao tuổi để có thể chữa trị kịp thời.

1/ Dấu hiệu ở mặt

Nếu bạn quan sát khuôn mặt của những người lớn tuổi mà thấy các dấu hiệu như méo miệng, híp mắt, khuôn mặt không cân xứng, chảy xệ 1 bên, má rũ xuống 1 bên thì đó là những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh đột quỵ.

Dấu hiệu lệch cơ mặt

2/ Dấu hiệu ở tay chân

Những người lớn tuổi mà gặp phải tình trạng hay tê mỏi chân tay hay các cơ bị cứng đơ, không hoạt động dễ dàng như bình thường, có cảm giác nặng trĩu, khó khăn, khó nhấc lên và không vững trong mọi sinh hoạt hằng ngày thì nên đi đến bệnh viện để phòng ngừa tai biến.

Xem thêm: Phục hồi chức năng sau tai biến

Dấu hiệu đau nhức cơ tay

3/ Dấu hiệu về giọng nói

Người lớn tuổi mà gặp phải tình trạng như nói ngọng, khó nói, miệng lưỡi tê cứng,.. thì nên đi đến bác sĩ kiểm tra vì đây là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nghiêm trọng.

Xem thêm: Phuc hoi chuc nang sau tai bien

Dấu hiệu về giọng nói

4/ Dấu hiệu nhận thức

Nếu người lớn tuổi mà bị đãng trí, lúc quên lúc tỉnh hay không kiểm soát được hành động của mình hoặc mất thăng bằng và dễ té ngã, không còn cảm giác trụ vững thì bạn nên đưa họ đi kiểm tra sức khỏe để đề phòng bệnh tai biến về lâu về dài.

Xem thêm: Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Dấu hiệu đãng trí ở người cao tuổi

5/ Dấu hiệu thị lực

Dấu hiệu này thường người nhà rất khó nhận ra nên tốt nhất là bạn nên hỏi rõ bệnh nhân để có thể kịp thời chữa trị. Nếu người lớn tuổi cảm thấy nhìn mọi vật xung quanh khó khăn, mờ mịt, hay có cảm giác đau đầu, choáng váng, chóng mặt thì nên đến bác sĩ để đề phòng nó chuyển thành tai biến.

Xem thêm: Phuc hoi chuc nang sau tai bien mach mau nao

Thị lực kém ở người lớn tuổi

Ngoài ra thì người nhà cũng nên chú ý đến cảm giác đau của bệnh nhân, nếu người lớn tuổi đột ngột đau đầu, đau thắt ngực không rõ nguyên nhân thì nên đến bác sĩ để tránh tình trạng xấu nhất.

Chủ Đề