Bướu giáp đa nhân lành tính có nên mổ không

Bướu cổ được hay còn được gọi là bướu tuyến giáp, xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp [tăng hoặc giảm hormon giáp trạng].

1. Bướu cổ có nguy hiểm không?

Bướu tuyến giáp lành tính nếu có kích thước to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở [do chèn vào khí quản, thực quản] hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ.

Bướu tuyến giáp ác tính là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não…

Bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng nội tiết như: Suy giáp hoặc cường giáp sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như: Gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, cần thăm khám bác sĩ để xác định bệnh.

Ảnh minh họa

2. Triệu chứng bướu cổ ác tính

Hầu hết các khối u tuyến giáp là lành tính, nhưng có khoảng 5% là ác tính [ung thư tuyến giáp]. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào… để xác định loại bướu cổ. Đặc biệt, khi bướu cổ ác tính mới bắt đầu sẽ chưa gây ra bất cứ bất thường nào mà chỉ phát hiện được qua siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ khi chụp CT, MRI, PET vùng cổ vì bệnh khác. Triệu chứng sẽ xuất hiện khi bướu tiến triển:

  • Xuất hiện khối u ở cổ: Cần theo dõi tình trạng của khối u, chúng ta có thể nhận biết khối u lành tính khi nuốt sẽ di chuyển lên xuống, còn khối u ác tính sẽ không di chuyển khi nuốt.
  • Bị khàn giọng [ Dấu hiệu muộn ]: Giọng nói chuyển khàn bởi các dây thần kinh thanh quản bị kiểm soát các cơ mở, đóng dây thanh quản, nằm ở phía sau tuyến giáp. Khi tình trạng nặng hơn, các khối u tuyến giáp có thể lan rộng và làm tổn thương nặng nề đến hộp âm thanh.
  • Kiểm tra các u giáp trạng có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt gồ ghề hoặc nhẵn, di động theo nhịp nuốt. Có hạch vùng cổ, hạch nhỏ, mềm, di động, xuất hiện cùng bên với khối u [ Dấu hiệu muộn ]

Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn:

  • Khối u to, cứng rắn, cố định trước cổ.
  • Khàn tiếng nặng, khó thở.
  • Khó nuốt, nuốt vướng, đau do u chèn ép.
  • Da ở vùng cổ bị sậm màu, thâm, thậm chí là sùi loét, chảy máu.
  • Khi siêu âm thấy rõ các khối u tuyến giáp, phát hiện ung thư tuyến giáp rõ ràng.

3. Cách chữa bệnh bướu cổ

Có rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong ba phương pháp sau:

Bệnh nhân sẽ uống iốt phóng xạ, sau đó iốt sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy tế bào. Phương pháp này có hiệu quả cho khoảng 90% trường hợp điều trị, trong đó 50 – 60% người bệnh giảm kích thước bướu sau 12 – 18 tháng. Phương pháp này có thể dẫn đến suy tuyến giáp và không được chỉ định rộng rãi.

Nếu bệnh nhân suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Các loại thuốc này sẽ làm chậm việc giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên nên giúp bướu nhỏ lại.

Nếu nguyên nhân là do viêm tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định uống aspirin hoặc thuốc corticosteroid để điều trị.

Lưu ý các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, nhức đầu, tim đập nhanh…

Nếu bướu có kích thước lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt hoặc điều trị nội khoa không đỡ thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp.

4. Bướu cổ lành tính có nên mổ không?

Các trường hợp bướu lành cần phải mổ gồm:

  • Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt hoặc gây mất thẩm mỹ;
  • Nghi ngờ ung thư;
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.

Không cần mổ trong trường hợp bướu lành kích thước nhỏ và không bắt buộc mổ khi bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt. Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

5. Bắt buộc mổ bướu giáp khi nào?

  • Bướu nhân tuyến giáp ác tính [ung thư]: chẩn đoán nhân ác tính bằng sinh thiết.
  • Bướu giáp nhân có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính [tế bào học hay trên siêu âm].
  • Bướu giáp nhân có tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư [K] giáp.
  • Bướu giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho bệnh nhân. Triệu chứng gây ra do bướu giáp chứ không phải bệnh nhân bị viêm họng, đau cột sống cổ, bị trào ngược…

6. Các biến chứng có thể xảy ra khi mổ bướu giáp

  • Chảy máu vùng cổ
  • Nhiễm trùng
  • Thay đổi giọng nói [khàn tiếng] do tổn thương thần kinh quặt ngược thanh quản, tổn thương này có thể do viêm, do mô giáp chèn, do thiếu máu nuôi, có thể phục hồi trong vòng 6 tháng. Nếu trên 6 tháng vẫn chưa phục hồi rất có thể tổn thương vĩnh viễn.
  • Suy tuyến cận giáp gây ra các triệu chứng của hạ canxi máu [tê mặt, miệng, tứ chi, co cơ…]. Đặc biệt, hạ canxi máu là do tổn thương 4 tuyến cận giáp [chức năng điều hòa canxi máu] có thể tạm thời do thiếu máu nuôi hay vĩnh viễn do cắt mất 4 tuyến cận giáp. Khi hạ canxi máu, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ xử trí kịp thời.
  • Suy giáp: là biến chứng hay gặp nhất, nếu bị cắt hoàn toàn hay gần hoàn toàn tuyến giáp thì việc bị suy giáp vĩnh viễn là điều khó tránh khỏi [vì đã mất hết mô giáp].    

Hiện nay, khoa Ngoại tổng hợp BVĐK tỉnh Lào Cai đang nhận điều trị , phẫu thuật cho các bệnh nhân bị Bướu giáp có chỉ định mổ, với các phương pháp như Phẫu thuật nội soi hoặc mổ cắt Bướu giáp bằng công nghệ dao siêu âm nên đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ cao cho người bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân có thể đăng ký mổ theo yêu cầu với chuyên gia từ Khoa điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện nội tiết trung ương.

ThS. Lê Quyết Thắng – Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp

Bướu giáp đa nhân lành tính là một bệnh phổ biến của tuyến giáp. Vì nó lành tính nên đa số mọi người ít quan tâm đến chúng. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài, chúng sẽ phát triển to và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy bướu giáp đa nhân lành tính là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh như thế nào? Cũng như việc chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết giúp bạn nắm rõ và biết được thế nào là bướu giáp đa nhân lành tính. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bướu giáp đa nhân là gì?

Tuyến giáp là cơ quan quan trọng của cơ thể. Chúng có hình dạng con bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp sản xuất ra hormone tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ thể. Mặc dù có chức năng quan trọng nhưng chúng rất dễ bị bệnh và một trong các bệnh đó là bướu giáp đa nhân.

Bướu giáp đa nhân là tình trạng bên trong tuyến giáp có các nhân [thường có từ 3 đến 4 nhân] kèm theo triệu chứng to vùng cổ. Hoặc có vài trường hợp có thể làm tăng hoặc giảm chức năng của tuyến giáp khiến người bệnh có các triệu chứng suy giáp hoặc cường giáp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Đa số các trường hợp bướu giáp đa nhân là lành tính rất hiếm khi tiến triển thành ung thư.

Tuyến giáp nằm ở cổ và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hormone điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể

Bướu giáp đa nhân lành tính là gì?

Bướu giáp đa nhân được chia thành hai loại là bướu giáp đa nhân ác tính và bướu giáp đa nhân lành tính. Vậy bướu giáp đa nhân lành tính là gì? Bướu giáp đa nhân lành tính là tình trạng trong tuyến giáp có nhân [thường có 3-4 nhân] mà bệnh nhân không có triệu chứng gì mà chỉ thấy vùng cổ to ra. Tuy nhiên nếu bướu to gây chèn ép thì có thể bệnh nhân có các triệu chứng của cơ quan bị chèn ép.

Xem thêm: Liệu bạn đã biết gì về bướu tuyến giáp lành tính?

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Hầu hết các trường hợp bướu giáp đa nhân lành tính thường có kích thước nhỏ, tiến triển chậm cho nên chúng thường không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào điển hình. Tuy nhiên thời gian lâu dài khi khối u phát triển lớn người bệnh sẽ sờ thấy hoặc nhìn thấy cổ mình to ra bất thường. Hoặc khi bướu to gây chèn ép các cơ quan xung quanh gây ra các triệu chứng. Khi đó bệnh nhân mới đi khám và phát hiện bệnh. Các triệu chứng chèn ép như:

  • Chèn ép vào thực quản khiến người bệnh nuốt khó.
  • Chèn ép vào khí quản khiến người bệnh khó thở.
  • Người bệnh có thể ho, khàn tiếng kéo dài.
  • Một số ít trường hợp bệnh nhân có thể đau vùng cổ.

Cũng có một số ít trường hợp bướu to tiết nhiều hormone tuyến giáp gây ra các triệu chứng như:

Nguyên nhân gây ra bệnh

Hiện nay theo các nghiên cứu nguyên nhân gây ra bướu giáp đa nhân vẫn chưa đưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ đã được xác định làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Do thiếu hụt iốt trong khẩu phần ăn: Thiếu hụt lượng iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày đôi khi gây ra tình trạng bướu giáp đa nhân. Chính vì thế, ta nên bổ sung lượng iốt cần thiết.
  • Yếu tố di truyền: Một người có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh bướu giáp đa nhân thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.
  • Giới tính, tuổi tác: Theo các nghiên cứu tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn gấp khoảng 5 lần so với đàn ông. Và phụ nữ càng lớn tuổi thì tỉ lệ này càng gia tăng.
  • Do môi trường sống: Những người từng tiếp xúc với các tia phóng xạ hay từng xạ trị.vùng cổ, thì sẽ có nguy cơ bị bướu giáp đa nhân cao hơn so với người khác.
Bướu giáp đa nhân lành tính có thể do di truyền từ bố mẹ

Chẩn đoán và điều trị bệnh bướu giáp đa nhân lành tính

Chẩn đoán bệnh

Việc chẩn đoán bướu đa nhân tuyến giáp phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng. Người mắc bệnh có thể đến bác sĩ để được chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng.

Như đã nói ở trên, đa số các trường hợp thường không có triệu chứng đặc hiệu. Người bệnh có thể phát hiện bệnh thông qua việc quan sát thấy vùng cổ của mình sưng to, đôi lúc có đau nhẹ vùng cổ trước. Sau đó người bệnh đi khám mới phát hiện bệnh. Để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ cần kết hợp thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán và xác định bệnh.

Xem thêm: Những xét nghiệm bướu cổ để phát hiện sớm bệnh

Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bướu giáp đa nhân lành tính bao gồm:

Siêu âm tuyến giáp

Đây là xét nghiệm đầu tay và đơn giản. Siêu âm tuyến giáp giúp các bác sĩ xác định vị trí, kích thước của nhân tuyến giáp.

Siêu âm tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán hiệu quả giúp các bác sĩ đánh giá đặc điểm các nhân

Xét nghiệm hormone tuyến giáp

Đo nồng độ T3, T4, TSH để bác sĩ đánh giá chức năng tuyến giáp có thay đổi hay không. Các chỉ số sẽ gợi ý cho bác sĩ xem đây là bướu ác tính hay lành tính.

Kiểm tra độ tập trung iốt

Đây cũng là phương pháp giúp đánh giá chức năng tuyến giáp. Nếu độ tập trung iốt cao chứng tỏ tuyến giáp đang sản xuất ra nhiều hormone và ngược lại nếu độ tập trung iốt thấp thì chứng tỏ tuyến giáp sản xuất không đủ hormone.

Sinh thiết

Sinh thiết tuyến giáp là quá trình lấy mẫu mô tuyến giáp để kiểm tra. Đây là phương pháp giúp chẩn đoán xác định đây là bướu lành tính hay ác tính. Và có thể chẩn đoán nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Sinh thiết tuyến giáp là phương pháp dùng kim sinh thiết chọc lấy mẫu mô tuyến giáp để kiểm tra

Điều trị bệnh bướu giáp đa nhân lành tính

Khi đã chẩn đoán xác định bướu giáp đa nhân lành tính. Nếu bướu nhỏ và bệnh nhân không có triệu chứng gì thì đa số không cần điều trị mà các bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi thường xuyên. Nếu chúng gây khó chịu cho người bệnh thì các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Hiện nay có một số phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân phổ biến như:

Thuốc kháng giáp

Đối với bướu giáp đa nhân lành tính làm thay đổi chức năng tuyến giáp khiến bệnh nhân có các triệu chứng khó chịu thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc kháng giáp để giúp làm giảm triệu chứng cho người bệnh.

Phẫu thuật

Bướu giáp đa nhân lành tính theo thời gian có thể tăng lên về kích thước. Chúng có thể chèn ép các cơ quan xung quanh làm ảnh hưởng sức khoẻ. Bướu lớn ảnh hưởng đến cuộc sống và hình ảnh của người bệnh.

  • Khi khối u chèn ép vào thực quản sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống thức ăn.
  • Chèn ép vào khí quản làm người bệnh khó thở, khàn giọng.
  • Khối u khi lồi ra ngoài gây mất thẩm mỹ, vướng víu khi vận động.

Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt bướu. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi hay mổ hở.

Xem thêm: Cây Lưỡi hổ: Vị thuốc trị viêm họng, khàn tiếng

Phẫu thuật được bác sĩ chỉ định khi bướu giáp đa nhân làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh

Điều trị bằng sóng cao tần

Bên cạnh các phương pháp phẫu thuật truyền thống, thì các phương pháp điều trị can thiệp không cần phẫu thuật ngày càng được đánh giá cao. Trong đó điển hình là phương pháp điều trị bằng sóng cao tần.

Các bác sĩ sẽ sử dụng mũi kim chọc vào khối u để đốt bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm mà vẫn giữ được chức năng tuyến giáp. Đây là phương pháp điều trị mới tiên tiến, không để lại sẹo, có tính thẩm mỹ cao. Người bệnh có thể xuất viện về trong ngày.

Đốt bướu giáp bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm

Tóm lại, bướu giáp đa nhân lành tính là một bệnh khá phổ biến và đa số các trường hợp không cần điều trị. Chúng ta chỉ cần điều trị khi chúng có triệu chứng hoặc gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh bướu giáp đa nhân lành tính. Nếu các bạn có thắc mắc hay vấn đề gì cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Video liên quan

Chủ Đề