Caách phân tích bảng cân đối kế toán năm 2024

Đọc hiểu hay phân tích báo cáo tài chính (BCTC) là một phần rất quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu, đưa ra quyết định mua bán. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh hiện tại cũng như triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.

Với nhiều nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường hoặc chưa có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực kế toán, tài chính thì việc đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp là một việc không hề đơn giản. Vì vậy, qua serie bài viết về “Đọc hiểu báo cáo tài chính”, ABS mong muốn chia sẻ những kiến thức căn bản và dễ hiểu để giúp nhà đầu tư tiếp cận và hiểu được báo cáo tài chính, làm cơ sở cho các kỹ thuật phân tích chuyên sâu sau này.

Báo cáo tài chính gồm 3 phần chính: Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong phần này, chúng ta sẽ mô tả chi tiết và phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp để nhận diện được sự thay đổi của doanh nghiệp và các điểm trọng yếu cần phải phân tích chuyên sâu hơn.

Bảng cân đối kế toán thể hiện quy mô và cấu trúc tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý và năm. Nó khác với báo cáo kết quả kinh doanh hay báo cáo lưu chuyển tiền tệ là tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện trong 1 quá trình, từ ngày đầu đến kỳ của một quý hay một năm.

Bảng cân đối kế toán có 2 phần: đó là TÀI SẢN và NGUỒN VỐN. Tài sản thể hiện DN hiện đang có gì trong tay còn Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc của tài sản có bao nhiêu phần đến từ việc đi vay mượn và từ vốn tự có.

Theo nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán: TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

Caách phân tích bảng cân đối kế toán năm 2024

Tài sản chia thành hai loại:

  • Tài sản ngắn hạn là tài sản dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh gồm tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho…
  • Tài sản dài hạn là tài sản trên một năm sử dụng gồm tài sản cố định như máy móc nhà xưởng… đầu tư tài chính dài hạn…

Nguồn vốn được cấu thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

  • Nợ phải trả là khoản thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp với chủ nợ. Nó bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn: Khoản phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp cho cơ quan nhà nước, phải trả người lao động, nợ vay tín dụng, lãi ngân hàng,…
  • Vốn chủ sở hữu gồm vốn góp từ phát hành cổ phiếu, vốn góp thực tế từ chủ sở hữu, vốn đầu tư, lợi nhuận giữ lại sau khi trừ thuế, các quỹ đầu tư phát triển,…

Khi phân tích Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét nhiều tấm ảnh chụp qua từng giai đoạn. NĐT nên phân tích trong giai đoạn từ 3-5 năm để tìm ra:

  • Sự thay đổi của các loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy giảm
  • Các điểm trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản, nguồn vốn. Từ đó phân tích sâu hơn để trả lời được các câu hỏi:
    • Các khoản phải thu: Doanh nghiệp có bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn không?
    • Hàng tồn kho: Trạng thái hàng tồn kho thế nào? đang tập trung chính ở thành phẩm hay nguyên vật liệu?
    • Tài sản cố định: có tăng trưởng/được đầu tư hợp lý với quy mô của doanh nghiệp không?
    • Các khoản phải trả: Đây là khoản doanh nghiệp phải trả nhà cung cấp, nếu lớn cho thấy doanh nghiệp có vị thế cao hơn so với nhà cung cấp và có thể chiếm dụng được vốn nhiều và ngược lại
    • Vay nợ: Doanh nghiệp có đang vay nợ nhiều không? chủ yếu vay nợ ngắn hạn hay dài hạn? Tỷ lệ Nợ vay/Vốn chủ sở hữu thay đổi như thế nào qua các năm. Doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả thấp hoặc rủi ro cao khi lãi suất tăng lên
    • Vốn chủ sở hữu: đang theo xu hướng nào, tăng, giảm hay đi ngang? doanh nghiệp có tăng vốn trong các năm gần đây không?
    • Có thể phát hiện ra các sự mất cân đối tài chính. Tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, nếu tài sản dài hạn mà tài trợ bởi vốn ngắn hạn thì bất hợp lý

Ngoài ra, NĐT cần so sánh với các DN tương đồng, cùng ngành để biết được vị thế doanh nghiệp trong ngành:

  • Quy mô doanh nghiệp đang lớn hay nhỏ trong ngành
  • Tỷ lệ vay nợ cao hay thấp

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, chúng ta đã nắm được cơ cấu tài sản, nguồn vốn, các khoản mục trọng yếu của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại và định vị được vị thế doanh nghiệp trong ngành. Trong các phần tiếp theo, ABS sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá tình hình kinh doanh, lãi lỗ cũng như dòng tiền trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán còn được gọi là "báo cáo về tình hình tài chính", thể hiện tài sản, nợ phải trả của công ty và vốn chủ sở hữu (giá trị ròng). Bảng cân đối kế toán cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạo nên nền tảng của báo cáo tài chính của bất kỳ công ty nào. Nếu bạn là một cổ đông của một công ty, bạn cần phải hiểu được bảng cân đối kế toán được cấu trúc như thế nào, phân tích và đọc nó như thế nào.

Caách phân tích bảng cân đối kế toán năm 2024

Bảng cân đối kế toán hoạt động như thế nào?

Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần mà dựa trên các phương trình sau đây, phải bằng nhau, hoặc cân bằng lẫn nhau. Công thức chính đằng sau các bảng cân đối là:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Điều này có nghĩa là tài sản hoặc những công cụ được sử dụng để vận hành công ty, được cân bằng vơi nợ tài chính của công ty, vốn đầu tư chủ sở hữu đưa vào công ty và lợi nhuận giữ lại.

Tài sản là những gì một công ty sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, trong khi nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của nó là hai nguồn phục vụ tài sản này.

Vốn chủ sở hữu, được gọi là vốn sở hữu của các cổ đông trong công ty niêm yết đại chúng, là số tiền ban đầu được đầu tư vào các công ty cộng với bất kỳ lợi nhuận giữ lại nào, và nó là nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng một bảng cân đối kế toán là một bảng tóm tắt về tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm cụ thể

Các loại tài sản

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn có tuổi thọ một năm hoặc ít hơn, có nghĩa là chúng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Tài sản này bao gồm tiền mặt và tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tiền mặt là tài sản ngắn hạn cơ bản nhất, nó cũng bao gồm tài khoản ngân hàng và các chi phiếu. Tương đương tiền là tài sản rất an toàn, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ví dụ như trái phiếu kho bạc. Các khoản phải thu bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng đối với công ty. Các công ty thường bán sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng thanh toán bằng hình thức tín dụng, các khoản giao ước này được tính trong danh mục tài sản ngắn hạn cho đến khi khách hàng thanh toán tiền. Cuối cùng, hàng tồn kho đại diện cho các nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang và hàng thành phẩm của công ty. Tùy thuộc vào từng công ty, phân bổ chính xác của tài khoản hàng tồn kho sẽ khác nhau. Ví dụ, một công ty sản xuất sẽ sử dụng một lượng lớn nguyên liệu thô, trong khi công ty bán lẻ thì không sử dụng.Phân bổ hàng tồn kho của công ty bán lẻ thông thường bao gồm hàng hóa mua từ nhà sản xuất và nhà bán buôn.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là những tài sản không được chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng, dự kiến ​​sẽ được chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc có một tuổi thọ hơn một năm. Tài sản dài hạn được quy thành tài sản hữu hình (như máy móc, máy tính, nhà và đất) và tài sản vô hình (như lợi thế thương mại, bằng sáng chế, quyền tác giả). Tài sản vô hình không phải là vật chất ,nó thường là những nguồn có thể tạo dựng hoặc phá vỡ giá trị công ty - ví dụ như giá trị của một thương hiệu thì không nên đánh giá thấp về nó. Khấu hao được tính toán và khấu trừ cho hầu hết các loại tài sản, nó thể hiện chi phí sử dụng trên thời gian sử dụng hữu ích của loại tài sản đó.

Các lọai nợ phải trả khác nhau

Ở phía bên phải của bảng cân đối kế toán là các khoản nợ. Nợ là những nghĩa vụ tài chínhcủa công ty đối với bên ngoài. Giống với tài sản, nợ phải trả cũng có ngắn hạn và hài hạn. Nợ dài hạn là các khoản nợ và các khoản nghĩa vụ tài chính khác mà hết hạn sau thời gian ít nhất một năm kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ của công ty sẽ đến hạn, hoặc phải được thanh toán, trong vòng một năm. Nó bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn hơn, như các khoản phải trả, phải nộp các tài khoản, cùng với một phần phải trả ngắn hạn của các khoản vay dài hạn, chẳng hạn như khoản tiền thanh toán lãi xuất gần đây nhất của khoản vay nợ 10 năm.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số tiền ban đầu được đầu tư vào một doanh nghiệp. Nếu vào cuối năm tài chính, công ty quyết định tái đầu tư lợi nhuận ròng của mình vào công ty (sau thuế), thì lợi nhuận giữ lại sẽ được chuyển từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào tài khoản vốn chủ sở hữu của cổ đông trên bảng cân đối kế toán. Mục này đại diện cho tổng giá trị tài sản ròng của công ty. Để cho bảng cân đối kế toán cân bằng, tổng tài sản phải bằng tổng nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu.

Dưới đây là một ví dụ về một bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán

Tài sản

Nợ và vốn chủ sở hữu

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Tiền và tương đương tiền

Vay nợ ngăn hạn

Đầu tư dài hạn

Phải trả người bán

Khoản phải thu

Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước

Hàng tồn kho

Chi phí phải trả

Chi phí trả trước

phải trả người bán

Tài sản dài hạn

Nợ dài hạn

Khoản phải thu dài hạn

Phải trả dài hạn người bán

Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi

Vay nợ dài hạn

Tài sản cố định

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Bất động dản đầu tư

Dự phòng trợ cấp mất việc

Tài sản dài hạn khác

Vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư chủ sở hữu

Thặng dư vốn

Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Như bạn có thể nhìn thấy từ bảng cân đối kế toán ở trên, nó được chia thành hai bên. Tài sản ở phía bên trái và bên phải gồm nghĩa vụ nợ và vốn chủ sở hữu của cổ đông. Dễ nhận thấy rằng bảng cân đối kế toán này có sự cân bằng giữa tổng giá trị của các tài sản tương đương với tổng giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Một khía cạnh thú vị khác của bảng cân đối kế toán là cách nó được sắp xếp. Tài sản và phần nợ phải trả của bảng cân đối kế toán được sắp xếp dựa trên tính ngắn hạn của tài khoản. Vì vậy, ỏ phía bên tài sản, các tài khoản được phân loại từ tính thanh khoản cao nhất đên tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Bên phía nợ phải trả, các tài khoản được sắp xếp từ ngắn hạn đến các khoản vay dài hạn và các nghĩa vụ khác.

Phân tích Bảng cân đối kế toán dựa vào các tỷ số

Để hiểu sâu hơn về bảng cân đối kế toán và cách nó được xây dựng như thế nào thì chúng ta có thể dựa vào một số các kỹ thuật được sử dụng để phân tích các thông tin trong bảng cân đối kế toán. chủ yếu là thông qua phân tích các chỉ số tài chính

Phân tích tỷ số tài chính sử dụng các công thức để có cái nhìn sâu sắc về công ty và các hoạt động của nó. Đối với bảng cân đối kế toán, sử dụng các chỉ số tài chính (như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) cho bạn một cái nhìn về tình hình tài chính của công ty cùng với hiệu quả hoạt động của nó.

Cần lưu ý rằng một số tỷ số sẽ cần thông tin từ nhiều hơn một bản báo cáo tài chính, chẳng hạn như từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Các loại tỷ số chính sử dụng thông tin từ bảng cân đối kế toán là tỷ số về sức mạnh tài chính và tỷ số hoạt động.

Tỷ số về sức mạnh tài chính, chẳng hạn như vốn lưu động và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, cung cấp các thông tin như công ty có thể đáp ứng các khoản nợ phải trả của mình như thế nào và cách họ sự dụng đòn bẩy tài chính. Điều này có thể cung cấp cho các nhà đầu tư gợi ý về sư ổn định tài chính của công ty ra sao và cách công ty lực tài chính như thế nào.

Tỷ lệ hoạt động tập trung chủ yếu vào tài khoản ngắn hạn để hiển thị cách công ty quản lý chu kỳ hoạt động của nó như thế nào (trong đó bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải nộp). Các tỷ lệ này có thể giúp các nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc vào hiệu quả về hoạt động của công ty.

Kết luận

Bảng cân đối kế toán, cùng với báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, là một công cụ quan trọng đối với các nhà đầu tư để có được cái nhìn sâu sắc về một công ty và hoạt động của nó. Bảng cân đối kế toán là một bảng tóm tắt tình hình tài chính tại một thời điểm nhất vê các tài khoản của công ty bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Mục đích của bảng cân đối kế toán là cung cấp cho người sử dụng một sự hình dung về vị trí tài chính của công ty cùng với việc chỉ ra những gì công ty sở hữu và nợ. Quan trọng là tất cả các nhà đầu tư biết cách sử dụng, phân tích và đọc tài liệu này.