Các công cụ của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ (tiếng Anh: Monetary policy) là một trong những chính sách kinh tế cơ bản của chính phủ. Là chính sách hiệu quả để kiểm soát mức cung tiền.

Các công cụ của chính sách tiền tệ

Hình minh hoạ (Nguồn: fee)

Khái niệm 

Chính sách tiền tệ trong tiếng Anh còn được gọi là monetary policy.

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. 

Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.

Công cụ của chính sách tiền tệ

Công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm các công cụ chủ yếu để điều chỉnh mức cung tiền như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay tái chiết khấu. 

Các công cụ chính sách này sẽ tác động vào cung tiền và lãi suất, rồi nhờ ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư mà tác động vào tổng cầu, từ đó đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng. Trong đó:

- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là tỉ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền huy động. Đó là tỉ lệ mà Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải bảo đảm. 

Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi. Trường hợp tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng, cung tiền sẽ giảm. Do đó, bằng cách thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết được cung tiền.

- Lãi suất cho vay tái chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng những nhu cầu tiền mặt bất thường của các ngân hàng này. 

Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại thấy rằng việc ngân hàng thương mại dự trữ tiền mặt quá ít để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng sẽ khiến những ngân hàng này phải trả lãi suất cao khi phải vay Ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu dự trữ. 

Điều ấy sẽ khiến ngân hàng thương mại phải dè chừng và tự nguyện dự trữ nhiều hơn. Điều này cũng sẽ giúp làm giảm cung tiền.

- Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở hoạt động khi Ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường mở. 

Ví dụ, nếu ngân hàng in thêm một triệu đồng và dùng chúng để mua các trái phiếu của chính phủ trên thị trường tự do. Như vậy, các ngân hàng thương mại và tư nhân bị mất đi lượng chứng khoán trị giá một triệu đồng nhưng đổi lại, họ có thêm một triệu đồng tiền mặt, điều đó làm cung tiền tăng. 

Ngược lại, nếu Ngân hàng trung ương bán ra một triệu đồng trái phiếu chính phủ thì qui trình sẽ đảo ngược và cung tiền sẽ giảm.

Hạn chế của chính sách tiền tệ

- Khi đầu tư tư nhân không nhạy cảm với lãi suất thì hiệu lực của chính sách tiền tệ sẽ thấp. Chính sách tiền tệ điều chỉnh mức cung tiền, qua đó điều chỉnh lãi suất và điều tiết đầu tư tư nhân, gián tiếp tác động với tổng cầu, điều tiết kinh tế vĩ mô. 

Hơn nữa, khi lãi suất tăng, chi phí (vốn) đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, khiến cho giá hàng hoá đầu ra tiếp tục tăng cao, lạm phát không được kiểm soát. Vì vậy chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả.

- Chính sách tiền tệ sẽ kém hiệu quả nếu chính phủ không cam kết kiểm soát việc in thêm tiền. 

Khi chính phủ muốn kiểm soát lạm phát bằng việc sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Lúc này trước áp lực bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể in thêm tiền. Điều đó sẽ gây tác động ngược chiều với chính sách tiền tệ thắt chặt.

- Việc sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng có thể khiến lãi suất xuống quá thấp, khiến cho các cá nhân không muốn gửi tiền vào ngân hàng và quyết định nắm giữ tiền mặt. 

Lúc này, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ thiếu vốn cho vay khiến cho đầu tư tư nhân không thể mở rộng, làm giảm hiệu quả của chính sách.

 (Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Công cộng, 2012, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Một quốc gia luôn cần có những chính sách tiền tệ để đảm bảo sự lưu thông của đồng tiền. Và Nhà nước sẽ thực hiện những chính sách đó thông qua các công cụ. Mục đích là để thắt chặt hoặc nới lỏng. Tuy nhiên, đây có thể nói là một hoạt động khá chuyên môn của nhà nước. Do đó, khá nhiều người không hiểu về nghiệp vụ này. Thực chất đây là một hoạt động rất quan trọng. Đặc biệt gần gũi với đời sống trong hoạt động ngân hàng. 

Vậy Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm những gì?

Hãy cùng luật sư X đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên nhé!

Cơ sở pháp lý 

  • Luật ngân hàng nhà nước 2010

Nội dung tư vấn

1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.

2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.

1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng như sau:

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

b) Chiết khấu giấy tờ có giá;

c) Các hình thức tái cấp vốn khác.

1. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác. Để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi vì cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý

2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.

1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Quy định cụ thể về tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) như sau:

Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ là 0%.

Ngân hàng chính sách:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Các tổ chức tín dụng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này

Trong trường hợp được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0% đối với tất cả các loại tiền gửi không phải báo cáo Ngân hàng nhà nước về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc theo quy định về dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

a) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

b) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

c) Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1 % trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

d) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

e) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Tổ chức tín dụng khác (ngoài tổ chức tín dụng quy định trên)

Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau:

a) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

b) Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

c) Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

d) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc;

e) Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.

Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên.Quy trình nghiệp vụ thị trường mở

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

Quy trình nghiệp vụ thị trường mở

1. Quy trình nghiệp vụ thị trường mở hướng dẫn các nội dung cơ bản sau:

a) Công nhận, chấm dứt tư cách thành viên nghiệp vụ thị trường mở;

b) Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng khung mua/bán giấy tờ có giá;

c) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán giấy tờ có giá;

d) Thành viên lưu ký giấy tờ có giá;

đ) Thành viên nộp đơn dự thầu;

e) Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) tổ chức xét thầu;

g) Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu;

h) Ngân hàng Nhà nước và thành viên ký, giao, nhận Hợp đồng cụ thể mua/bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;

i) Thanh toán tiền và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá;

k) Xử lý trường hợp các thành viên không thanh toán hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng;

l) Xử lý các vấn đề khác.

2. Nội dung cụ thể của Quy trình nghiệp vụ thị trường mở do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: 

Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm những gì?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Hoạt động ngân hàng là gì?

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:a) Nhận tiền gửi;b) Cấp tín dụng;

c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Ngân hàng Nhà nước xuất bản những gì?

Ngân hàng Nhà nước tổ chức xuất bản các ấn phẩm về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Vốn pháp định của Ngân hàng nhà nước có từ đâu?

Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.