Các dấu hiệu triệu chứng của thiếu oxy

Khoa học & Công nghệ › Y - Dược học - Sức khỏe15/7/2021 14:57

Thiếu oxy trong máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu oxy trong máu là một trong những tình trạng bệnh lý phức tạp ở người. Vậy nó nguy hiểm hay không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục của nó như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về thiếu oxy trong máu

"Thiếu oxy trong máu" là một thuật ngữ dùng để chỉ lượng oxy trong máu thấp hơn nhiều so với mức bình thường, đặc biệt là trong các động mạch. Ngoài ra, thiếu oxy là dấu hiệu liên quan đến đường hô hấp, lưu thông và gây các triệu chứng như khó thở.

Thông thường, lượng oxy trong máu ở mức trung bình nằm trong khoảng từ 75 đến 100 mmHg, nếu dưới mức 60 mmHg thì là bạn đang thiếu oxy trong máu. Đối với độ bão hòa oxy trong máu, nếu ở mức bình thường có thể sẽ nằm trong khoảng từ 95% đến 100%, còn dưới 90% là ở mức thấp.

Các dấu hiệu triệu chứng của thiếu oxy

Nếu dưới mức 60 mmHg thì là bạn đang thiếu oxy trong máu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong máu khiến cơ thể không được khỏe mạnh, cụ thể:

Do rối loạn tuần hoàn tại chỗ hay toàn thân

Trong trường hợp bị giảm huyết áp động mạch hay giảm cung lượng máu tới tổ chức đều có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy để thở và khi thiếu oxi sẽ dẫn đến suy tim, mất máu nhiều, sốc...

Do “shunt” tĩnh mạch - động mạch

Nếu một phần máu của tĩnh mạch không được trao đổi khí vào động mạch, sẽ có thể làm giảm độ bão hòa oxy máu động mạch, hay còn được gọi là “shunt”.

Một số “shunt” bệnh lý thường gặp bao gồm: Các chỗ bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ, thông liên thất...), các vùng phổi không được lưu thông khí (xẹp phổi, viêm phổi...), thông phồng động mạch...

Do bệnh lý của huyết cầu tố

Tình trạng thiếu máu có thể làm giảm số lượng hồng cầu trong máu và lượng huyết cầu tố, gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy tổ chức. Đặc biệt, bệnh huyết cầu tố chính là một trong những bệnh di truyền. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn tổng hợp huyết cầu tố bình thường làm xuất hiện các huyết cầu tố bệnh lý và làm thay đổi hoàn toàn chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu.

Do bị nhiễm độc CO

Tình trạng này thường xuất hiện khi nồng độ khí CO có trong khí thở tăng ở các trường hợp lao động ở nhà máy có khí than chưa được đốt cháy hoàn toàn. Đặc biệt, nồng độ khí CO chỉ cần đạt từ 0,1% đến 0,2% là đã có thể gây ra nhiễm độc cấp. Nếu như hít thở khí CO nồng độ thấp 0,05% trong thời gian dài sẽ có thể gây ra tình trạng nhiễm độc mãn cùng với các triệu chứng rối loạn thần kinh kéo dài.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây thiếu oxy trong máu khác như sau:

  • Do tắc nghẽn đường hô hấp do đờm, dãi, dịch, dị vật...
  • Do hạn chế hoạt động của lồng ngực như: Chấn thương lồng ngực, các tình trạng viêm nhiễm...
  • Do sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...

Triệu chứng của tình trạng thiếu oxy

  • Đau đầu: Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của tình trạng thiếu oxy đó chính là đau đầu. Bạn sẽ có cảm giác đầu bị nặng trịch, nhất là những lúc phải di chuyển, mới ngủ dậy hoặc phải suy nghĩ nhiều.
  • Hoa mắt chóng mặt: Người bị thiếu oxy thường hay gặp phải triệu chứng chóng mặt và mất thăng bằng, mặc dù đang ngồi yên một chỗ. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy bị hoa mắt và ù tai kể cả khi bạn đang ở nơi yên tĩnh và không có gió. Nếu tình trạng này kéo dài, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Mất ngủ thường xuyên: Khi thiếu oxy lên não, bạn sẽ hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ ví dụ như hay gặp ác mộng, tỉnh giấc vào giữa đêm, ngủ bị chập chờn...
  • Các vấn đề về hô hấp: Bạn thường xuyên cảm thấy khó thở, ho, khò khè và thở nhanh.
  • Người cảm thấy bồn chồn, khó chịu và đổ nhiều mồ hôi.
  • Màu da thay đổi rõ rệt.

Để có một sức khỏe tốt, cũng như khắc phục được tình trạng thiếu oxy trong máu, bạn đọc cần lưu ý như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức bởi việc tập thể dục sẽ giúp bạn cải thiện được sức mạnh và độ bền tổng thể.
  • Nếu như bạn được chẩn đoán là mắc bệnh thiếu oxy trong máu thì tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích hoặc thuốc lá. Tránh hít phải mùi thuốc lá bởi khói thuốc có thể gây tổn thương phổi và khiến tình trạng của bạn nặng hơn.
  • Giữ chế độ ăn hợp lý, đầy đủ, tránh sử dụng quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, ăn nhiều rau củ quả.
  • Cần tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đều đặn mỗi ngày.
  • Sử dụng những thiết bị hỗ trợ ví dụ như các loại máy đo SpO2, máy tạo oxy hoặc các loại thuốc bổ tốt cho cơ thể.

Theo khoahoc.tv

Lượt xem: 8490

Thứ sáu, 06/08/2021 20:29

Dấu hiệu nhận biết thiếu oxy máu

Khi bị hạ oxy máu, nếu không được hỗ trợ thở oxy kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh. Nếu không có máy đo thì ta có thể dựa vào các dấu hiệu trên người bệnh để phát hiện tình trạng thiếu oxy máu: Cảm giác hụt hơi, thiếu không khí, há miệng ra thở; nhịp thở trên 25 lần/phút, mạch trên 100 lần/phút; da nhợt nhạt, môi và đầu ngón chân tay tím; cảm giác hốt hoảng, vật vã. Nặng hơn nữa thì đi vào li bì hôn mê.

Nếu thấy người bệnh có một vài dấu hiệu trên hoặc SPO2 giảm dưới 94 thì ngay lập tức cho người bệnh thở oxy và liên hệ với nhân viên y tế hỗ trợ.

Các nguồn khí oxy

Bình oxy: Chứa oxy được nạp ở nhà máy dưới áp suất cao 150 Bar (gấp 150 lần áp suất khí quyển, hay nói cách khác oxy được nén lại 150 lần). Bình dùng tại nhà thể tích thường là 10lít, 14lít. Bình to dùng trong bệnh viện cỡ 40 lít.

Máy tạo oxy: Các máy nhỏ dùng tại nhà, tốc độ thường có 2 loại: loại nhỏ 3 lít/ph, loại lớn 5 lít/ph. Đây thực chất là máy lọc oxy, trong không khí chúng ta đang thở vốn đã có 21% là oxy. Máy này sẽ bơm không khí qua các quả lọc có hạt Zeolite, quả lọc này giữ khí ni tơ lại, chỉ cho oxy đi qua, tạo nên oxy tinh khiết.

Oxy hóa lỏng: Đây là nguồn oxy sản xuất công nghiệp, bằng cách hóa lỏng không khí để tách riêng oxy ra. Oxy hóa lỏng được cung cấp bằng xe bồn cho các bệnh viện lớn.

Oxy lỏng chứa trong các tháp lớn để ở ngoài trời và được gia nhiệt từ từ để trở thành oxy khí, đi theo các đường ống dẫn đến các phòng cấp cứu. Oxy lỏng có giá thành rất rẻ, cung cấp tập trung trong bệnh viện.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

  • 15:33 24/01/2022
  • Xếp hạng 4.93/5 với 20437 phiếu bầu

Thiếu oxy là một quá trình bệnh lý phức tạp. Có rất nhiều cơ chế tham gia vào quá trình cung cấp oxy cho tổ chức, như sự thông khí, khả năng khuếch tán của phổi, sự tuần hoàn vận chuyển oxy bởi máu, sự khuếch tán qua màng tế bào vào tổ chức và quá trình hô hấp tế bào... Vì vậy, khi rối loạn ở một khâu nào đó trong các cơ chế trên đều có thể dẫn tới thiếu oxy.

Bệnh thiếu oxy là tình trạng mà mô của bạn bị thiếu hụt oxy. Đôi khi tình trạng này được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng thiếu oxy và thiếu oxy máu.

Thiếu oxy và thiếu oxy máu có thể là một triệu chứng của các bệnh khác làm cho người bệnh hít thở khó khăn và khó lưu thông máu. Mức oxy máu bình thường là khoảng 75-100 milimet thủy ngân (mmHg). Nếu như mức oxy máu của bạn dưới 60 mmHg thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu oxy máu và cần thêm oxy cho cơ thể.

Chúng ta bị thiếu oxy do hô hấp trong trường hợp không khí loãng, không đủ oxy cho cơ thể hô hấp khi chúng ta bay lên cao (đi máy bay), leo núi hoặc sống trên núi... Khi đó bạn có thể mắc:

  • Bệnh độ cao: Là hiện tượng thiếu oxy cấp tính khi chúng ta lên cao đột ngột trên 3000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà không có hoặc bị hỏng bình oxy
  • Bệnh núi cao: Là hiện tượng thiếu oxy cấp khi bạn leo lên núi cao trên 3000m như đi du lịch, leo núi

Bệnh núi cao là hiện tượng thiếu oxy cấp khi bạn leo lên núi cao trên 3000m như đi du lịch, leo núi

  • Do rối loạn tuần hoàn tại chỗ hoặc toàn thân: Tất cả các trường hợp giảm huyết áp động mạch, giảm cung lượng máu tới tổ chức đều dẫn tới cảm giác thiếu oxy thở như suy tim, sốc, mất máu nhiều...
  • Do “shunt” tĩnh mạch-động mạch: Khi một phần máu tĩnh mạch không được trao đổi khí đổ thẳng vào máu động mạch, làm giảm độ bão hòa oxy máu động mạch, gọi là “shunt”. Các “shunt” bệnh lý thường gặp gồm: các vùng phổi không được lưu thông khí (xẹp phổi, viêm phổi...), các chỗ thông phồng động mạch, máu u mạch máu, các bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất...
  • Do bệnh lý của huyết cầu tố: Thiếu máu có giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết cầu tố ảnh hưởng đến vận chuyển oxy tổ chức. Bệnh huyết cầu tố là những bệnh di truyền do rối loạn tổng hợp huyết cầu tố bình thường (HbA) gây xuất hiện các huyết cầu tố bệnh lý (HbS hoặc HgF) làm thay đổi chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu;
  • Nhiễm độc CO: Phát sinh khi tăng nồng độ khí CO trong khí thở trong các trường hợp lao động, trong nhà máy có khí than chưa đốt cháy hoàn toàn,... Nồng độ khí CO chỉ cần đạt 0,1-0,2% là có thể gây nhiễm độc cấp, nếu hít thở lâu dài với nồng độ thấp 0,05% sẽ gây nhiễm độc mãn và những rối loạn tâm thần kinh kéo dài. Ngoài gây bệnh thiếu oxy, CO còn gây ức chế hô hấp tế bào và nhiều biến đổi chức phận cơ thể;
  • Nhiễm độc Methemoglobin: MetHb là một dẫn xuất oxy hóa của hemoglobin, bình thường có rất ít trong máu (từ 0-0,2%), và có hệ men khử nên không gây ảnh hưởng gì với cơ thể. Trong các trường hợp nhiễm độc một số chất có tác dụng oxy hóa Hb, MetHb được tạo thành quá nhiều, lại là một hợp chất vững bền chứa Fe+++ nên không có khả năng vận chuyển oxy và gây cảm giác thiếu oxy thở nghiêm trọng.

Tổ chức không sử dụng được oxy khi có rối loạn hô hấp tế bào. Hô hấp tế bào là một quá trình oxy hóa- khử phức tạp, tiến hành nhờ hệ thống men hô hấp được phân thành những phản ứng dây chuyền liên quan chặt chẽ với nhau:


  • Phản ứng tách H được thực hiện nhờ các men tách H (dehydraza hay dehydrogennaza), men này dễ bị hỏng ở nhiệt độ trên 55oC và bị ức chế bởi các loại thuốc ngủ babiturat, trong thành phần có sinh tố
  • Phản ứng chuyển H tiếp sau đó nhờ các men coenzym I và II (DPN= diphotphoric nucleotit và TPN trihotphoric nucleotit) và thành phần có sinh tố PP, rồi chuyển tiếp nhờ men flavopretoin thành phần có sinh tố B1 đều dễ bị các chất Fluorua, cyanua ức chế
  • Phản ứng chuyển điện tử nhờ các men oydafa, hệ cytocram và cytocrom oydaza. Các men này dễ bị các chất cyanua, As, H2S ức chế

Như vậy dù chỉ một khâu trong chuỗi phản ứng này bị rối loạn, quá trình hô hấp tế bào cũng không thực hiện được. Do đó, mặc dù oxy được cung cấp đầy đủ, tổ chức cũng không sử dụng được oxy.

Gián đoạn giấc ngủ do khó thở trong khi ngủ

Các triệu chứng của bệnh thiếu oxy khác nhau ở mỗi người:

  • Triệu chứng và dấu hiệu của thiếu oxy do núi cao phụ thuộc vào độ cao và các yếu tố như mệt mỏi thể chất, lạnh hoặc nắng nóng. Khi lên cao trên 3000m, bạn sẽ thấy các dấu hiệu thiếu oxy giai đoạn đầu như hưng phấn thần kinh, trạng thái kích thích, khoan khoái, hay cười nói.... Lên cao trên 4000m dấu hiệu rõ rệt hơn, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi thất thường, kém trí nhớ, khó thở, tím tái, rối loạn hô hấp...
  • Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thiếu oxy do độ cao xuất hiện phụ thuộc vào độ cao và sức chịu đựng của mỗi người. Dấu hiệu sớm nhất là các rối loạn thần kinh, như nhức đầu, giảm trí nhớ, phản xạ chậm chạp, buồn nôn, hoa mắt; rối loạn thính giác nghe kém, ù tai, nôn, tim đập nhanh, yếu, có thể rối loạn nhịp tim
  • Những thay đổi về màu da của bạn: Từ màu xanh sang màu đỏ anh đào
  • Bạn cảm thấy khó thở sau khi phải dùng sức, kể cả khi thực hiện các hoạt động nhẹ hoặc thậm chí là nghỉ ngơi
  • Chứng khó thở của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn tập thể dục hoặc khi bạn đang hoạt động thể chất
  • Gián đoạn giấc ngủ do khó thở trong khi ngủ, đây có thể là một triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu như có một trong những dấu hiệu trên.

Quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec để được thăm khám, chẩn đoán xác định chính xác tình trạng thiếu oxy não. Mọi thắc mắc về quy trình khám bệnh tại Vinmec xin vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM: