Các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam

Khảo cổ học tiếng Anh là Archaeology. Đây là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong quá khứ bao gồm các thông tin như khảo cổ học ai cập, khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đại cương, khảo cổ học thế giới,...  Khảo cổ học phân tích những tàn tích vật chất của quá khứ. Để theo đuổi sự hiểu biết rộng rãi và toàn diện về văn hóa nhân loại. Để thực hiện khảo cổ học chúng ta cần đến những di tích khảo cổ. Vậy di tích khảo cổ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Di tích khảo cổ là gì?

Di tích khảo cổ là bất kỳ nơi nào có di tích vật chất của các hoạt động trong quá khứ của con người. Chúng có thể bao gồm làng mạc hoặc thành phố, mỏ đá, nghĩa trang cổ, khu cắm trại và di tích đá cự thạch. Một địa điểm có thể rất nhỏ bé với một đống công cụ bằng đá sứt mẻ do thợ săn thời tiền sử để lại. Hoặc cũng có thể lớn và phức tạp như các khu định cư thời tiền sử của Chaco Canyon ở phía tây nam nước Mỹ. Cũng có thể là cả một thành phố hiện đại đông dân cư hoặc các khu vực nằm xa dưới mặt sông hoặc biển. Một loạt các địa điểm khảo cổ lịch sử bao gồm xác tàu đắm, chiến trường, khu nô lệ, nghĩa trang,...

Các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam
Hoạt động khảo cổ học

Xem thêm: Lịch sử tiền xu cổ Việt Nam qua các thời kỳ. Cách nhận biết tiền xu cổ

Quá trình hình thành di tích khảo cổ

Di tích khảo cổ được tạo bởi các tầng văn hóa theo từng hoạt động của con người. Đây là tấm gương nhiều mặt giúp phản ánh được trạng thái văn hóa của cư dân cổ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tầng văn hóa:

Độ dày tầng văn hóa: Phụ thuộc theo hình thức kiếm sống và thời gian sinh sống của cư dân, nếu tầng văn hóa càng dày thì chứng tỏ thời gian sinh tồn của cư dân càng lâu và ngược lại. Độ dày này tỉ lệ thuận với thời gian sinh tồn của những cư dân tạo nên tầng văn hóa.

Màu sắc tầng văn hóa: Thường thẫm hơn màu của các tầng đất khác.

Những hiện vật khảo cổ ở cùng một tầng văn hóa thì sẽ có thời gian xuất xứ và tồn tại giống nhau, tức là chúng có cùng niên đại.

Các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam
Di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Di tích di chỉ một tầng văn hóa: Là nơi mà chỉ được con người cư trú một lần nhưng trong suốt một thời gian dài và sau đó nơi đây sẽ không bao giờ có người ở đó nữa. Loại di tích này được cấu tạo bởi các lớp đất theo thứ tự sau:

Lớp đất thứ 2 chính là tầng văn hóa được nằm dưới lớp đất canh tác.

Sinh thổ là lớp đất cái.

Lớp đất canh tác hay lớp đất mặt là lớp đất trên cùng.

Lớp vô sinh là lớp nằm giữa hai lớp văn hóa, đây là lớp đất không có dấu vết của các hoạt động con người. Còn lớp đất nằm ở dưới tầng văn hóa không có dấu vết hoạt động con người thì được gọi là lớp đất cái hay lớp sinh thổ.

Di chỉ (địa điểm khảo cổ học) có hai hay nhiều tầng văn hóa gồm 2 loại:

Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành bởi hai hoặc nhiều giai đoạn cư trú nhưng không liên tục của người xưa.

Di chỉ hai hay nhiều tầng văn hóa nối tiếp nhau và không có lớp vô sinh ngăn cách: Được hình thành sau một quá trình sinh sống liên tục của nhiều thế hệ người ở tại một chỗ trong thời gian dài lên tới hàng trăm hoặc hàng ngàn năm.

Ý nghĩa khi nghiên cứu tầng văn hóa:

Các nhà khảo cổ học có thể nắm được những giai đoạn tồn tại của nơi cư trú. Từ đó xác định niên đại của nơi cư trú đó dựa trên cơ sở phân biệt tầng văn hóa.

Việc nghiên cứu tốt tầng văn hóa là tiền đề giúp hiểu rõ được quá trình hình thành di tích và xác định đúng được giá trị của di tích và di vật khảo cổ.

Xem thêm: Tiết kiệm thời gian tìm đãi vàng sa khoáng bằng máy dò vàng chuyên dụng

Có các loại di tích khảo cổ nào?

Tại Việt Nam, nhiệm vụ của khảo cổ học chính là sưu tầm và nghiên cứu,. Giúp phát hiện những di tích khảo cổ học, nhằm phục dựng lại cuộc sống trong quá khứ có loài người. Có 3 loại di tích khảo cổ học đó là:

  • Di tích ở dưới mặt đất: Số lượng nhiều hơn di tích ở trên mặt đất, tuy nhiên rất khó để nhìn thấy bởi phần lớn nó vẫn nằm trong các tầng văn hóa của mộ táng hoặc nơi trú ngụ.
  • Di tích ở trên mặt đất: Số lượng không nhiều nhưng dễ quan sát. Ví dụ: di tích thành lũy, chùa chiền cổ, đền tháp, di tích đống vỏ sò, các di tích cự thạch…
  • Di tích ở dưới mặt nước: Ví dụ như các con tàu bị chìm, đắm….

Các di tích khảo cổ ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều di tích khảo cổ học đã được tìm thấy và công nhận. Một số di tích khảo cổ nổi tiếng và đóng vai trò quan trọng có thể kể đến như:

Bãi đá cổ Nấm Dẩn

Bãi đá cổ Nấm Dẩn hay còn gọi là Bãi đá cổ Xín Mần được các nhà khoa học Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Giang phát hiện vào năm 2004. Nơi đây có nhiều tảng đá trầm tích lớn với hình thù đa dạng và độc đáo nằm dọc theo bờ suối. Các hình khắc vẽ mang vẻ đẹp riêng và rất đa dạng. Mỗi tảng đá đều  gắn với những câu chuyện ly kỳ,  mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm và cầu ứng của các đấng thần linh của nhân dân các dân tộc thiểu số trong vùng.

Các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam
Bãi đá cổ Nấm Dẩn

Hoàng thành Thăng Long là một khu di tích được xây dựng từ thế kỷ thứ VII và là một trong những di tích lịch sử lâu đời và quan trọng bậc nhất của nước ta. Hoàng Thành Thăng Long là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của dân tộc. Quần thể di tích này thuộc địa phận phường Quán Thánh và Điện Biên Phủ, Hà Nội với tổng diện tích lên tới 18,3 ha.

Các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam
Hoàng thành Thăng Long

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về di tích khảo cổ học là gì và một số di tích khảo cổ ở Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn chuyên sâu về các loại máy dò kim loại như máy dò kim loại dưới lòng đất, máy dò vàng… hãy liên hệ tới Maydopro.com theo số hotline Hà Nội: 0866 421 463 - Hồ Chí Minh: 0979 244 335 để nhận tư vấn chuyên sâu từ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm nhé. 

Vườn Chuối – Đi qua ba nền văn hóa
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, di chỉ khảo cổ Vườn Chuối sở hữu một kho tàng vô giá những thông tin, tư liệu thông qua các hiện vật, cổ vật… của ba nền văn hóa Đông Sơn, Gò Mun và Đồng Đậu. 

Sau mười đợt khai quật, kể từ năm 1968 đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy 1.000 hiện vật đá với các nhóm công cụ lao động, đồ trang sức và các loại hình hiện vật khác, 40 hiện vật đồng gồm cả công cụ sản xuất, vũ khí cùng khoảng 300 viên xỉ đồng li ti lẫn trong các khu bếp lửa. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra các loại mảnh tre, gỗ có vết chặt, đẽo, gọt, cùng với xương răng động vật, chủ yếu là trâu bò và một ít mảnh vỏ ốc. Số lượng đồ gốm thu được khá lớn, ước tính khoảng hơn 10 nghìn mảnh, tương đương với một tấn gốm.

Nhiều dấu tích liên quan đến sinh hoạt hằng ngày của con người thời Tiền Đông Sơn – Đông Sơn, gồm các khu bếp đun nấu, vết tích lò nấu đồng, các hố đất đen, hố chân cột, vết tích nền sân hoặc nền kiến trúc… cũng được phát hiện tại các hố khai quật ở Vườn Chuối.

Đặc biệt, ở Vườn Chuối, còn tập trung một số lượng không ít mộ táng, gồm 15 ngôi mộ táng Đông Sơn, trong đó có 13 mộ huyệt đất và hai mộ quan tài gốm. Đây cũng là nơi có số lượng mộ táng lớn được tìm thấy tập trung tại một địa điểm ở Hà Nội. 13 mộ huyệt đất đều là mộ chôn nằm thẳng, theo nhiều hướng khác nhau, và di cốt đều ở trong tình trạng rất mục nát. Có năm mộ kèm theo đồ tùy táng gồm đồ đồng, gốm, những mộ còn lại không có. Hai mộ quan tài gốm là mộ nồi vò, tuy nhiên đây cũng có khả năng là đồ tùy táng của các mộ huyệt đất nào đó chưa được phát hiện ra…

Với một số lượng hiện vật rất nhiều và trải qua ba tầng văn hóa, di chỉ khảo cổ Vườn Chuối vô cùng có giá trị về mặt lưu giữ thông tin, lịch sử…, cho chúng ta thấy sơ bộ những phác thảo về đời sống, xã hội con người qua nhiều giai đoạn lịch sử ở đây, từ các hoạt động sống hằng ngày, các ngành nghề thủ công sơ khai, các ngành chế tác… cho đến vết tích của nghề nông, săn bắt, chài lưới…

Cổ Loa - Kinh đô sớm

Cố Loa hai lần được chọn làm kinh đô. Thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, An Dương Vương đặt kinh đô nước Âu Lạc tại Cổ Loa. Sau đó, một lần nữa Cổ Loa lại trở thành kinh đô nước Đại Việt sau chiến thắng của Ngô Quyền sau khi ông thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng năm 938. 
Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 20km, có diện tích bảo tồn gần 500 ha, thuộc ba xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội). Cổ Loa có cấu trúc đặc biệt với kiểu xây dựng hình ốc, ngày nay còn lại ba vòng thành dài hơn 16km. Cổ Loa gắn với truyền thuyết trước đây về mối tình Mỵ Châu – Trọng Thủy và vị vua An Dương Vương tin con mà mất nước. 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra ở Cổ Loa nhiều hiện vật cổ quan trọng, minh chứng quá trình phát triển liên tục của cư dân ở đây trải qua các nền văn hóa Phùng Nguyên, Ðồng Ðậu, Gò Mun, Ðông Sơn. Ngoài ra còn có 60 di tích khác, trong đó có bảy di tích được xếp hạng cấp quốc gia, ba di tích xếp hạng di tích thành phố: Ðền Thượng (nơi thờ An Dương Vương), đình Ngự triều di quy (tương truyền là nơi An Dương Vương thiết triều), am Mỵ Châu... Ngày 27-9-2012, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Khu Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa là Khu Di tích quốc gia đặc biệt.

Đình Tràng – Bốn giai đoạn văn hóa

Di chỉ Đình Tràng thuộc thôn Đình Tràng (Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội) nằm ở phía đông Cổ Loa, cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 12 km. Đình Tràng có diện tích khoảng 15 nghìn m2, trong đó diện tích khai quật khoảng gần 300m2. Đình Tràng được đánh giá là một di chỉ khảo cổ đặc biệt quan trọng bởi tại đây đã tìm ra những hiện vật, tư liệu liên quan đến bốn giai đoạn văn hóa gồm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. 

Các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam
 Di chỉ Đình Tràng. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Tại Đình Tràng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều mộ táng thời Đông Sơn. Có tổng số 17 mộ đều là mộ đất. Hầu hết các mộ táng này đều ở tình trạng xương cốt mục nát, một số còn giữ lại hộp sọ. Hầu hết các mộ đều có đồ tùy táng kèm theo bằng gốm hoặc đồng...

Thành Dền – Điển hình của văn hóa Đồng Đậu

Di chỉ khảo cổ học Thành Dền thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập, Mê Linh, có diện tích khai quật gần 560m2. Di chỉ khảo cổ này đã trải qua bảy lần khai quật từ năm 1972 đến năm 2013. Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật gồm đồ đồng, đá, xương…, các vết tích sinh hoạt của cư dân cổ như lò đúc đồng, cụm đất nung, mộ táng… thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu.

Theo TS khảo cổ học Nguyễn Anh Thư, tại Thành Dền đã phát hiện được dấu tích của chín lò nấu kim loại đắp bằng đất sét còn khá nguyên vẹn, số lượng lớn di vật là khuôn đúc, mảnh khuôn đúc, lõi khuôn, mảnh gốm vụn dính xỉ đồng, mảnh nồi nấu đồng, đồ đồng, các cục xỉ đồng là phế phẩm của quá trình luyện kim. Đây là những minh chứng chắc chắn về sự phát triển của một cơ sở chế tác đồ đồng quy mô lớn ở Thành Dền.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy những dấu tích của nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp với trình độ chuyên môn hóa cao. TS Nguyễn Anh Thư cho biết, những bằng chứng này cho thấy sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của những cộng đồng cư dân cổ ở khu vực Hà Nội ngày nay, và có thể khẳng định Thành Dền là một trong những di tích quan trọng nhất thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng.

Cần có biện pháp bảo vệ

Ngoại trừ khu di tích Hoàng thành Thăng Long hiện đang nằm trong danh sách Di sản văn hóa thế giới, các di tích còn lại đều đang trong tình trạng bị xâm lấn, thậm chí có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trước nhu cầu phát triển kinh tế của đô thị hiện đại. 

Vườn Chuối nằm trong dự án đường vành đai 3.5, và hiện nay, khi các nhà khoa học đang tiếp tục tiến hành đợt khai quật mới nhất kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát, công trình xây dựng đường vành đai 3.5 vẫn tiếp tục và đã đè lên phần lớn diện tích khu di chỉ khảo cổ này. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học, người dân đã liên tục kêu cứu lên các cơ quan chức năng để có thể giữ lại một phần di chỉ khảo cổ quan trọng này. Mong muốn lớn nhất của các nhà khoa học cũng như người dân địa phương là có thể giữ được một phần diện tích của Vườn Chuối để xây dựng công viên khảo cổ, vừa phục vụ công tác bảo tồn, vừa để tuyên truyền, giảng dạy…

Tương tự Vườn Chuối, Cổ Loa nằm trong khu vực đông dân cư, nhu cầu phát triển dân sinh đã khiến cho Cổ Loa ngày càng bị thu hẹp lại. Trước khi được xếp hạng di tích, đã có các công trình xây dựng, nhà ở riêng tư, hệ thống giao thông… tồn tại từ trước đó. Những vi phạm ở Cổ Loa cũng rất phức tạp, vừa các công trình xây dựng, vừa canh tác nông nghiệp, nuôi thả cá, gia súc…, ngoài ra còn bị rác, phế thải xây dựng xâm lấn.

Với Đình Tràng, tình trạng cũng không khá hơn, khi các công trình dân sinh, sân vận động… đang ngày càng lấn sâu vào di chỉ khảo cổ này. Hiện nay, cũng chưa có nhiều cuộc khai quật được thực hiện tại Đình Tràng cho tương xứng với tầm vóc và giá trị của di chỉ. 

Thành Dền cũng đang chịu chung số phận như vậy. TS khảo cổ học Nguyễn Anh Thư cho biết, mặc dù có những giá trị cao nhưng cho đến nay Thành Dền vẫn không thuộc danh sách các di tích, di chỉ được bảo vệ. Địa điểm này cũng có nguy cơ xóa sổ do hoạt động canh tác của người dân địa phương. 

Có thể nói, hiếm địa phương nào như Hà Nội, sở hữu những di chỉ khảo cổ có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, chứa đựng những thông tin, tư liệu giúp chúng ta hình dung ra cuộc sống của con người ở trên chính vùng đất này vào buổi bình minh của lịch sử. Những giá trị quý giá đó, nếu không có cách bảo tồn, gìn giữ, chúng ta sẽ không thể tiếp tục kể cho con cháu mai sau những câu chuyện về tổ tiên trên chính mảnh đất này.