Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư

Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhưng vẫn có sự quản lý nhất định. Điều 68 Luật đầu tư 2014 quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo quy định mới nhất.

Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật đầu tư 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

– Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

– Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

– Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;

– Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

– Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giám sát, đánh giá, thanh tra hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;

– Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ thực hiện dự án đầu tư đã được cấp, điều chỉnh không đúng thẩm quyền, trái với quy định của pháp luật về đầu tư;

– Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

– Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;

– Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư;

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hoạt động đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

– Tổ chức giám sát, thanh tra và đánh giá hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Cơ quan đăng ký đầu tư; giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư.

Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ

Theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật đầu tư 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm, quyền hạn cụ thể như sau:

– Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư;

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;

– Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7 của Luật này;

– Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;

– Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này;

– Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;

– Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

– Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

– Duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Khoản 5 Điều 87 Luật đầu tư 2020 quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của các cơ quan này như sau:

– Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;

– Chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;

– Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;

– Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

– Duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công;

– Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.

– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ hoạt động đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư.

Xem thêm: Nguyên tắc thực hiện và các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo quy định mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật Đầu tư công 2019. Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.

Nguyên tắc quản lý đầu tư công được quy định tại Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 bao gồm các nguyên tắc sau:

Tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc này như sau:

“1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.”

Nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật là nguyên tắc bất di bất dịch đối với mọt vẫn đề pháp lý nào đó. Với vấn đề pháp lý khác nhau thì sẽ có nguyên tắc tuân thủ các quy định khác nhau. Đối với đầu tư công cần tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Vốn ngân sách trung ương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách địa phương là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Tại Khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc này như sau:

“2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”

Trong cơ chế thị trường, nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, thông qua hệ thống cơ chế chính sách để khuyến khích các chủ thể kinh tế thực hiện theo mục tiêu nhà nước đề ra. Đối với đầu tư công cũng vậy, các dự án đầu tư công cũng phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan.

Tại Khoản 3 Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc này như sau:

“3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.”

Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công và tròng hoạt động đầu tư công được quy định cụ thể tại Chương V Luật Đầu tư công 2019. Trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

Tại Khoản 4 Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc này như sau:

“4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.”

Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Đối với việc quản lý, sử dụng từng loại vốn được quy định tại Mục 2 Chương 3 Luật Đầu tư công 2019.

Tại Khoản 5 Điều 12 Luật Đầu tư công 2019 quy định về nguyên tắc này như sau:

“5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.”

Nội dung nguyên tắc công khai, minh bạch trong đầu tư công được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư công 2019 như sau:

+ Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;

+ Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công;

+ Nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;

+ Kế hoạch, chương trình đầu tư công trên địa bàn; vốn bố trí cho từng chương trình theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công;

+ Danh mục dự án trên địa bàn, bao gồm quy mô, tổng mức đầu tư, thời gian, địa điểm; báo cáo đánh giá tác động tổng thể của dự án tới địa bàn đầu tư;

+ Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm, bao gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công bố trí cho từng dự án;

+ Tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công;

+ Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án;

+ Tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án;

+ Kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án;

+ Quyết toán vốn đầu tư công.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.

Trên đay là các nguyên tắc trong quản lý đầu tư công mà các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động đầu tư công phải tuân theo.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Đầu tư công 2019

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề