Các phương tiện dạy học có bản ở trường mầm non

Chương 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC


Mục tiêu:

O.1 Trình bày được vai trò, đặc điểm phân loại và kỹ thuật sử dụng các loại phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại;

G.1 Trình bày được khái niệm, vai trò, tính chất, phân loại phương tiện dạy học.

G.2 Phân tích được sự khác biệt giữa các loại phương tiện dạy học.

G.3 Trình bày được vai trò, tính chất, tác dụng của phương tiện dạy học.

G.4 Giải thích được mối quan hệ giưa PTDH với mục đích, nội dung và phương pháp dạy học

G.5 Nhận biết được từng loại phương tiện thường dùng trong dạy học.

G.6 Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các loại phương tiện dạy học.

G.7 Trình bày được các nguyên tắc thiết kế và sử dụng PTDH

O.3 Rèn luyện được tính cẩn thận, sự khéo léo, khả năng tư duy và sáng tạo trong quá trình phát triển và sử dụng phương tiện dạy học.

G.8 Có ý thức chủ động học đi đôi với hành khi tiếp cận nội dung bài học.


    1. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

      1. Khái niệm về phương tiện.


Phương tiện là tất cả những gì dùng để tiến hành công việc, được cảm nhận bằng giác quan, nhưng không phải bằng tư duy.

Phương tiện được coi là cái để làm một việc gì nhằm đạt tới một mục đích nào đó bao gồm các điều kiện, các công cụ để thực hiện cho các giai đoạn hoặc cả quá trình đạt mục đích đó. Phương tiện là yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả của hoạt động. Phương tiện được sử dụng mà càng sắc bén và hữu hiệu thì năng suất, chất lượng của hoạt động càng cao, làm cho mục đích định trước càng dễ dàng được thực hiện.


      1. Phương tiện dạy học [PTDH].


PTDH được hiểu là cái mà giáo viên và học sinh dùng trong quá trình dạy học để đảm bảo cho nó đạt được các mục đích đã hướng dẫn trong các điều kiện sư phạm.

Trong lịch sử phát triển của giáo dục học đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PTDH. PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.

Còn đối với học sinh, PTDH nó là nguồn cung cấp tri thức cần lĩnh hội, thứ để tạo ra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phục vụ mục đích giáo dục. PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.

Trong lý luận dạy học, thuật ngữ PTDH được dùng để chỉ những thiết bị dạy học [như các loại đồ dùng trực quan, dụng cụ máy móc…], những trang thiết bị, kỹ thuật mà thầy trò dùng khi giải quyết nhiệm vụ dạy học, nó không dùng để chỉ các hoạt động của giáo viên và học viên.

PTDH là công cụ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của hoạt động dạy và học, giúp cho người dạy và người học tác động tới đối tượng nghiên cứu nhằm phát hiện ra logic nội tại, nắm bắt và nhận thức được bản chất của nó để tạo nên sự phát triển những phẩm chất nhân cách cho người học.

PTDH được coi là một trong những nhân tố của quá trình dạy học có tác dụng quyết định tới kết quả của cả hoạt động dạy của giáo viên và học sinh, yếu tố phương tiện được chúng ta quan tâm chỉ ở góc độ cách thức làm như thế nào và làm bằng gì? để thực hiện nhiệm vụ dạy học. Với ý nghĩa đó, PTDH là vật mang tin được sử dụng trong dạy học như là cái giá mang cụ thể của việc tiếp thu các tri thức trừu tượng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình này.


      1. Phương tiện kỹ thuật dạy học


Phương tiện kỹ thuật dạy học là tập hợp các khách thể được vật chất hóa, mô hình hóa nội dung của đối tượng dạy học bởi công nghệ mới, bao gồm các phương tiện kỹ thuật tạo điều kiện cho giáo viên tác động đạt hiệu quả sư phạm, giúp người học lĩnh hội thông tin học tập một cách sâu sắc, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất trí tuệ và các phẩm chất nhân cách khác.

Phân biệt phương tiện – phương tiện dạy học- phương tiện dạy học kỹ thuật


    1. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN TRONG GIÁO DỤC

      1. Vai trò của phương tiện trong việc dạy


Phương tiện dạy học đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được.

Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.


1.2.2. Vai trò của phương tiện trong việc học


Phương tiện dạy học cũng được sử dụng có hiệu quả trong các trường hợp dạy học chính quy không có thầy giáo hay dùng để học nhóm.

Trong giáo dục không chính quy [đào tạo từ xa], các phương tiện như video cassette và các phần mềm của máy vi tính được các học viên sử dụng để tự học tại chỗ làm việc hay nhà riêng.

Việc học theo nhóm trên lớp có liên quan chặt chẽ với việc tự học. Các học sinh học tập cùng nhau trong một nhóm hay kết hợp với thầy giáo trong một đề án họ sẽ có trách nhiệm cao hơn trong học tập.

Các công nghệ dạy học mới như phương tiện đa năng khuyến khích học sinh tin tưởng vào khả năng nhận thức của bản thân trong học tâp. Sử dụng các tài liệu tự học tạo cho thầy giáo có nhiều thời gian để chẩn đoán và sửa chữa các sai sót của học sinh, khuyên bảo các cá nhân hay dạy kèm một người hay một nhóm nhỏ.


Thời gian mà thầy giáo có được để làm các hoạt động như vậy phụ thuộc vào chức năng giáo dục được giao cho các phương tiện dạy học. Trong một vài trường hợp , nhiệm vụ dạy học hoàn toàn có thể giao cho phương tiện dạy học.

Каталог: 2018
2018 -> Phiếu số: 01/dsh-q phiếu lập danh sách hộ DÂn cư thuộC ĐỊa bàN ĐIỀu tra
2018 -> Sự kết thạch  nghẽn tắc đường tiết niệu  ứ nước thận và huỷ hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn và gây đau  suy thận
2018 -> Ubnd quận gò VẤp trưỜng th lê quý ĐÔN
2018 -> Viettheravada
2018 -> Tuyển tập thi ca Cao Mỵ Nhân Bài Thơ Tình Muộn
2018 -> Ubnd huyện xuyên mộC
2018 -> Viêm bàng quang [ nhiệt lâM]
2018 -> Feldspar Giới thiệu
2018 -> Cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do -hạnh phúc
2018 -> TrưỜng đẠi học ngoại ngữ ĐẠi họC ĐÀ NẴng khoa quốc tế HỌC


tải về 2.02 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Phân loại các phương tiện và thiết bị dạy học Có nhiều cách phân loại khác nhau, song cần chú ý cách phân loại phương pháp dạy học thành 2 nhóm: Các phương tiện dạy học truyền thống a. Bảng phấn - Chất liệu - Vai trò: - Cách sử dụng b. Sách giáo khoa - Vai trò - Cách sử dụng c. Phòng địa lý : Phòng địa lý là một phòng riêng. Một phòng địa lí chuẩn có thể có các khu vực sau: * Khu vực để bàn ghế học sinh: Cần rộng rãi, thoáng mát, mặt bàn phẳng, có ngăn để sách vở, dụng cụ, đồ dùng học tập. * Khu vực dành cho giáo viên: Phải thuận lợi cho giáo viên thực hiện các hoạt động dạy học. Cần có bảng đen, bàn, chỗ để quả địa cầu, giá treo bản đồ. Cuối phòng có chỗ đặt máy chiếu phim, chiếu hình vidio....
  2. * Khu vực dành cho công tác thực hành: Cần có: bàn can vẽ bản đồ, máy thu phóng bản đồ, bàn cát nhỏ để đắp mô hình. * Khu vực cất giữ dụng cụ: Giá cất bản đồ, tranh ảnh, tư liệu, tủ để máy móc, tủ sách... * Khu vực trưng bày và triển lãm: Có thể chiếm riêng 1góc phòng hoặc sử dụng ngay những bức tường ở xung quanh phòng để treo các bảng trình bày kết quả khảo sát địa phương, bảng tổng kết thời tiết, các mẫu vật đất đá... Kích thước phòng địa lý hiện nay chưa có ý kiến thống nhất vì nó còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, số lượng thiết bị và quy mô của trường. d. Vườn địa lý: Là khu vườn dùng cho việc dạy, học địa lí - Tác dụng: + Giúp cho giáo viên nâng cao hiệu quả dạy học, đặc biệt phù hợp với chương trình địa lý tự nhiên. + Giúp học sinh nắm chắc được nội dung bài qua việc nhận thức các đối tượng, hiện tượng xung quanh một cách cụ thể, sinh động. + Phát triển khả năng quan sát các sự vật địa lý trong môi trường tự nhiên, rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị và dụng cụ trong thực hành. + Các bài dạy về địa lý tự nhiên Việt Nam và địa lý tự nhiên nên thực hiện ở vườn địa lý khi có điều kiện. - Khi thiết kế, xây dựng vườn địa lý cần lưu ý: Nên xây dựng ngay trong khu vực trường, xa nhà cửa và cây cối, thoáng, hướng nên chọn
  3. hướng B - N. Bề mặt vườn phải phẳng, mỗi chiều rộng 10 - 15m gồm các khu: Khu thiên văn: + Các dụng cụ để xác định phương vị, tìm phương hướng, bảng chỉ số kinh - vĩ tuyến địa phương, đồng hồ mặt trời... + Cột đo gió: Có thể kết hợp làm cột đo độ cao, để học sinh có thể xác định độ cao bằng mắt, cột cao khoảng 5m, chia m một, sơn màu khác nhau. + Lều khí tượng: nhiệt kế, ẩm kế, áp kế. Ngoài ra còn có bình đo mưa, nhật quang kế và nhiệt kế để xác định nhiệt độ của đất. Khu mô hình, sa bàn có: + Mô hình biểu hiện các dang đất và thuỷ văn [đồi, núi, thung lũng, đồng bằng...]. + Một bàn cát nhỏ để giúp học sinh tự đắp lấy mô hình của các dạng địa hình đã và đang học. Khu vật hậu: Có thể nuôi trồng một số Đ - TV chỉ thị, có phản ứng nhạy với sự thay đổi của thời tiết. e. Quả cầu địa lý: - Là mô hình thu nhỏ trái đất theo một tỷ lệ nhất định nào đó. Quả địa cầu cho ta một khái niệm thực và rõ ràng về hình dạng, kích thước [đã thu nhỏ theo tỷ lệ] của các thành phần trên bề mặt trái đất. - Trên quả địa cầu những khái niệm như hình dạng, đường kinh tuyến, vĩ tuyến, khoảng cách, diện tích và tương quan về vị trí của các
  4. thành phần trên mặt đất [các lục địa, các đại dương...] cũng như các đối tượng khác được phản ánh chân thực và rõ ràng. f. Bản đồ giáo khoa: * Khái niệm: Bản đồ giáo khoa là một loại hình bản đồ thuộc hệ thống phân loại bản đồ địa lý, mục đích của chúng là dùng để dạy và học địa lý trong nhà trường. Nói một cách ngắn gọn: Những bản đồ nói chung được dùng vào việc dạy và học gọi là bản đồ giáo khoa. - Hiện nay bản đồ giáo khoa được coi là phương tiện, là nguồn tri thức, là cuốn sách giáo khoa địa lý thứ 2 cho giáo viên và học sinh. *Tính chất: - Tính khoa học: Thể hiện ở tính chất toán học, tính chất tổng quát hoá và lượng thông tin thích hợp. - Tính sư phạm: Thực hiện ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình ở nhà trường phổ thông. Nội dung, phương pháp, màu sắc, ký hiệu, cách trình bày phương phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. - Tính mỹ thuật: Thể hiện cái đẹp, sức thu hút, hấp dẫn, chú ý học tập của học sinh cả về nội dung và hình thức. Ngoài ra nó còn có tác dụng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. * Nội dung của bản đồ giáo khoa: Người xem có thể nhận ra nội dung địa lý của bản đồ qua tên của bản đồ và bản chú giải của nó.

Page 2

YOMEDIA

Có nhiều cách phân loại khác nhau, song cần chú ý cách phân loại phương pháp dạy học thành 2 nhóm: Các phương tiện dạy học truyền thống a. Bảng phấn - Chất liệu - Vai trò: - Cách sử dụng b. Sách giáo khoa - Vai trò - Cách sử dụng c. Phòng địa lý : Phòng địa lý là một phòng riêng. Một phòng địa lí chuẩn có thể có các khu vực sau: * Khu vực để bàn ghế học sinh: Cần rộng rãi, thoáng mát, mặt bàn phẳng, có ngăn để sách vở, dụng cụ, đồ...

04-03-2012 2067 95

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề