Cách hiệu chỉnh đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là một thiết bị quen thuộc không thể thiếu đối với những người làm việc trong ngành điện, điện tử, những người thợ điện dùng đồng hồ vạn năng đo thông mạch, đo điện trơ, đo điện áp Nhưng những người bắt đầu bước vào ngành điện, điện tử thì nó là một thiết bị mới mẻ cần tìm hiểu để nó thực sự hữu ích cho quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về đồng hồ vạn năng là gì, phân loại và cách sử dụng đồng hồ vạn năng an toàn, hiệu quả

Có thể bạn quan tâm

Tụ điện là gì ? Cấu tạo, những thông số cơ bản và ứng dụng của tụ điên

Điện trở là gì ? Cấu tạo, ký hiệu và những thông số cơ bản của điện trở

Cách sửa nồi cơm điện, Bạn có thể tự sửa được khi xem bài này

Mosfet là gì ? Đặc điểm, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Mosfet

Thyristor SCR là gì?, nguyên lý hoạt động, thông số và ứng dụng của SCR

1. Đồng hồ vạn năng là gì ?

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo điện đa chức năng. Chúng được ứng dụng trong công việc đo và kiểm tra nhanh các thông số điện một chiều, xoay chiều đồng hồ vạn năng trước đây có 3 chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế nên còn gọi là AVO-mét. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ bán dẫn đồng hồ vạn năng có thể đo được nhiều thông số như: Cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, tần số, điện trở, kiểm tra liên tục, đo kiểm tra đèn bán dẫn Ngoài ra còn có một số loại đồng hồ vạn năng có khả năng đo cả nhiệt độ.

2. Phân loại Đồng hồ vạn năng.

Đồng hồ vạn năng được chia làm 2 loại phổ biến bao gồm:

Đồng hồ vạn năng hiển thị kim

  • Loại này ra đời trước, thiết kế rất đơn giản và chưa có nhiều chức năng.
  • Bộ phận chính của nó là một Gavano kế, chỉ thực hiện đo các đại lượng điện học cơ bản như: đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở.
  • Kết quả đo được hiển thị bằng kim chỉ trên một thước hình cung. Loại này có thể không cần nguồn điện khi hoạt động trong chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

Đồng hồ vạn năng điện tử

via GIPHY

  • Đồng hồ vạn năng điện tử [vạn năng kế điện tử], là một đồng hồ sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, sử dụng một nguồn điện như pin.
  • Thiết bị này là loại được sử dụng thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử.
  • Kết quả đo được hiển thị trên một màn hình tinh thể lỏng.

3. Cách sử dụng sử dụng đồng hồ vạn năng .
a. Đồng hồ vạn năng hiển thị kim.
Đồng hồ vạn năng hiển thị kim chủ yếu gồm 3 chức năng đo là đo dòng điện 1 chiều DCmA; đo điện áp DCV, ACV và đo điện trở.

  1. Đo điện trở:
  • Que đen chúng ta cắm vào cổng Com, que đỏ chúng ta cắm vào cổng P
  • Chuyển núm công tắc về dải đo ôm [ dải đo ôm có các nấc x1; x10; x100; x1K; x10K; x100K] Trước khi đo ở nấc nào chúng ta chập hai que đo lại và chỉnh cho lim đồng hồ về vị trí 0treen giải hiển thị Ω
  • Tiến hành đo đặt hai que đo vào hai đầu điện trở cần đo nếu thấy kim chưa lên chúng ta chuyển thang đo về mức nhân lớn hơn khi nào thấy kim đo lên. khi kim lên đến số nào trên dải hiển thị Ω thì chúng ta đọc giá trị đó nhân với nấc nhân của công tắc chúng ta đang đặt: Ví dụ chúng ta đo thấy kim lên số 22 khi đó chúng ta xem nếu thang đo đang ở nấc x1 thì giá trị điện trở là 22Ω, nếu ở mức x10 thì điện trở là 220Ω, nếu ở nấc 10K thì điện trở là 220KΩ

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị kim đo thông mạch

  • Ở nấc x1 Ω chúng ta thường dùng đồng hồ vạn năng để đo thông mạch điện. Khi đặt hai que đo ở hai đầu mạch điện nếu thấy kim đồng hồ lên gần về 0 thì mạch đang thông, nếu kim đo không lên thì mạch bị đứt.

2. Đo điện áp.

  • Que đen chúng ta cắm vào cổng Com, que đỏ chúng ta cắm vào cổng P
  • Đo điện áp chúng ta có hai dải đo đó là đo điện áp 1 chiều DCV và dải đo điện áp xaoy chiều ACV. Khi chúng ta đo điện áp nào thì đưa núm công tắc về dải đo đó: trong một dải đo sẽ có nhiều nấc đo khác nhau. Nếu chưa biết điện áp cần đo nằm trong khoảng nào thì ta chuyển công tắc về nấc đo lớn nhất sau đó đưa hai que đo vào 2 cực điện áp cần đo [nếu đo điện một chiều DCV thì cần đặt que đo đúng cực que đỏ cực dương, que đen cực âm] nấu thấy kim chưa lên thì chúng ta giảm nấc đo dần đến khi kim lên thì thôi.
  • Giá trị điện áp đo được là giá trị của nấc đo chia đều cho cả dải đo rồi nhân với trị số kim đo chỉ vào. Ví dụ ban để công tắc đo ở ACV 1000 khi đo kim đồng hồ lên đến số 4 thì điện áp đo được là 400V, ví dụ bạn để công tắc đo ở DCV 50 khi đo kim chỉ lên đến số 3 thì điện áp đo được là 15VDC.

3. Đo dòng điện.

  • Que đen chúng ta cắm vào cổng Com, que đỏ chúng ta cắm vào cổng P
  • Đồng hồ vạn năng chỉ đo dòng điện một chiều với dòng nhỏ ở mức[ mili ampe DCmA]
  • Chúng ta đưa núm công tắc về dải đo DCmA và để nấc lớn nhất chúng ta mắc nối tiếp hai que đo với mạch cần đo rồi xem kim có lên không nếu kim chưa lên thì chúng ta hạ nấc đo đén khi kim lên thì chúng ta đọc giá tri trên giải hiển thị DCVA thường thì cả dải đo là 250mA kim chỉ đến vạch nào thì cường độ dòng điện trong mạch là trị số đó.

Chú ý

Đối với đồng hồ hiển thị kim khi đo chúng ta chúng ta chú ý không nhầm dải đó ví đụ đo điện áp mà để núm công tắc ở dải đo điện trở thì đồng hồ sẽ bị hỏng. Khi đo điện trở cần hiệu chỉnh kim về vị trí số 0Ω

b. Đồng hồ vạn năng hiển thị số.

Đồng hồ vạn năng hiển thị số được tích hợp nhiều chức năng đo vào và đang dần thay thế cho đồng hồ hiển thị kim sau đây là các đo của đồng hồ hiển thị số.

  1. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo điện áp.
  • Chuyển núm đến vị trí V~ để mở chức năng đo điện áp
  • Cắm que đo vào thiết bị que đỏ ở cổng [VΩHz], que đen ở cổng COM
  • Quan sát trên màn hình ta sẽ thấy chức năng đo đang ở DC tức là đo điện áp một chiều
  • Nhấn vào nút SELECT màu xanh dương trên thiết bị để chuyển sang đo điện áp xoay chiều [AC] hãy chọn chức năng bạn cần sử dụng
  • Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần kiểm tra
  • Đọc giá trị được hiển thị trên màn hình LCD

Lưu ý

  • Nếu trước chỉ số đo được có dấu [-] đảo ngược que đo lại và thực hiện phép đo
  • Chọn đúng thang đo AC khi đo điện xoay chiều và DC khi điện một chiều để tránh làm hỏng thiết bị

2. Đo dòng điện.

Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng hiển thị số thường đo dòng điện sẽ được chia thành các dải là µA, mA, A. Vậy chúng ta đo như sau

  • Chuyển núm đến vị trí đo dòng điện ở mức A~ tức là giá trị lớn nhất nếu bạn chưa biết dòng điện cần đo giá trị khoảng bao nhiều
  • Nhấn nút SELECT để chuyển qua lại giữa chế độ AC và DC. Chọn AC nếu đo dòng điện xoay chiều và DC cho dòng một chiều
  • Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đỏ cắm vào cổng đo ở mức A
  • Tiến hành phép đo và đọc kết quả đo trên màn hình
  • Nếu giá trị nhỏ ở mức mA, chuyển thang đo về mA và cắm lại que đỏ vào cổng mA để có kết quả chính xác hơn
  • Khi để chuyển về chế độ mA mà giá trị vẫn nhỏ hơn chuyển tiếp thang đo về μA khi đó kết quả sẽ chính xác nhất

Lưu ý

  • Nên chọn đúng thang đo để kết quả đo chính xác nhất
  • Que đo phải kết nối chắc chắn với mạch, tránh chập chờn gây nguy hiểm cho mạch
  • Không để thang đo điện áp để đo dòng điện có thể gây hỏng đồng hồ

3. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo điện trở.

  • Chuyển núm đến vị trí đo điện trở / thông mạch / đi-ốt
  • Nhấn SELECT để chuyển đến chức năng đo điện trở Ω
  • Cắm que đỏ vào cổng VΩHz, que đen vào cổng COM
  • Kết nối que đo vào hai chân của điện trở [có thể đo lại 2 lần để có kết quả chính xác nhất]
  • Đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Lưu ý

  • Không được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện Trước khi đo cần tắt nguồn
  • Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp hoặc dòng sẽ gây hỏng thiết bị
  • Không nên đo điện trở trực tiếp trong mạch có thể bị sai số bởi linh kiện khác
  • Đo điện trở lớn [>10kΩ] tay không tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, khi đó điện trở người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm độ chính xác

4. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số đo thông mạch.

Đo thông mạch là một ứng dụng quan trọng của đồng hồ vạn năng, nó giúp cho chúng ta nhận biết để xử lý mạch.

  • Chuyển núm về khu vực đo điện trở / thông mạch / đi-ốt
  • Nhấn nút SELECT để chuyển về chế độ kiểm tra thông mạch hình âm thanh
  • Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz
  • Cắm hai đầu que đo vào hai đầu đoạn dây hoặc mạch cần đo
  • Nếu có âm báo píp píp chứng tỏ mạch không bị đứt và ngược lại không có âm thanh phát ra chứng tỏ mạch đang kiểm tra đang gặp vấn đề.

5. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số kiểm tra tụ.

  • Chuyển núm về chức năng đo tụ điện
  • Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz
  • Tiến hành phép đo và đọc giá trị trên đồng hồ VOM

6. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số kiểm tra diod

  • Chuyển núm về khu vực đo điện trở / thông mạch / đi-ốt
  • Nhấn nút SELECT chuyển đến chế độ kiểm tra đi-ốt [ký hiệu đi-ốt]
  • Cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng VΩHz
  • Xác định hai cực Anot và Katot của đi-ốt
  • Nối que đen của đồng hồ vào Katot và que đỏ vào Anot [phương pháp đo thuận]
  • Xem giá trị đo trên đồng hồ: Nếu trên đồng hồ hiển thị giá trị trong khoảng 0.25 0.3 là đi-ốt gecmani, nếu giá trị trong khoảng từ 0.7 là đi-ốt silic. Sau đó, tiến hành đảo chiều que đo nếu đồng hồ hiển thị OL => Đi-ốt tốt

Lưu ý

Nếu tiến hành phép đo mà đi-ốt không hiển thị kết quả như phép đo trên có nghĩa đi-ốt bị hỏng có thể nằm trong hai trường hợp dưới đây

  • Đo đi do lại hai chiều đều không lên [đồng hồ hiện OL] => diode bị đứt, hỏng.
  • Đo đi đo lại hai chiều đều lên 0,0VDC => diode bị chập, hỏng.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về đồng hồ vạn năng, hy vọng nó sẽ có ích đối với các bạn. do kiến thức bản thân tự tổng hợp nên không tránh khỏi thiếu sót rất mong các bạn đóng góp để bài viết đầy đủ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề