Cách phát âm rd gi trong tiếng Việt

Năm 2018 về trước, Hà Nội có chương trình sửa "nói ngọng L thành N" và đã đạt được thành công nhất định, ít nhất cũng tạo được ý thức cho lớp học sinh nhỏ tuổi nói ngọng biết sự cần thiết phải sửa "nói ngọng L thành N". Để gìn giữ sự khác biệt các âm của chữ cái Việt mà quá trình hình thành chữ Việt hiện nay đã dày công tạo ra cho chúng ta sử dụng thì cũng nên sửa "nói S, R, Tr thành X, Gi, Ch".

Theo sử liệu thì chữ Quốc ngữ [chữ Việt] bắt đầu phôi thai từ năm 1533, và trải qua gần 4 thế kỷ nghiên cứu cải tiến, mãi dến thế kỷ 20 mới hoàn thiện như chữ Việt hiện nay đang sử dụng. Trong bảng chữ cái có 21 phụ âm với 16 phụ âm đơn và 5 phụ âm ghép. Mỗi chữ cái phu âm đều có một âm riêng biệt, ngoại trừ các cặp chữ cái G và Gh, Ng và Ngh, C và K, D và Gi [trường hợp âm D gộp vào âm Gi là trường hợp tiếng Việt ngày nay đã đánh mất hoàn toàn âm cổ của chữ D].

Tiếng của thủ đô một nước thường được xem là tiếng chuẩn của quốc gia đó. Vậy thì phát âm R, Tr, S là Gi, Ch, X có phải là phát âm của người Hà Nội gốc hay không? Nhân dịp kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Hoàng Vân, đài truyền hình có phát bộ phim tài liệu về cố nhạc sĩ. Gia đình nhạc sĩ là một gia đình điển hình gốc Hà Nội với cha và ông nội là những nhà Nho, đã sống ở phố Hàng Thùng từ thế kỷ 19 đến nay. Bộ phim đã cho ta nghe tiếng nói của người Hà Nội gốc là nhạc sĩ, vợ, các con và các cháu. Tất cả đều nói chuẩn âm của R, Tr, S mà không nói đớt thành Gi, Ch, X. Chữ R âm Việt có thể như âm chữ R tiếng Anh, Pháp, nói hơi rung lưỡi như vùng Thái Bình, hoặc không rung lưỡi như âm chữ J tiếng Anh, Pháp. Chữ Tr âm Việt có thể như âm chữ Ch tiếng Anh nhưng phát âm nhẹ hơn. Chữ S âm Việt không có âm như chữ S tiếng Anh, Pháp, mà như âm chữ Sh tiếng Anh, hay như chữ Ch tiếng Pháp.

Hiện nay có rất, rất nhiều người Hà Nội khi phát âm R, Tr, S nói thành Gi, Ch, X nên bị ngộ nhận đó là tiếng chuẩn của tiêng Việt. Khi phát âm X, Gi, Ch thì âm gió phát ra nhiều, trong khi phát âm R, Tr, S thì hơi gió bị kìm giữ trong miệng, lưỡi hơi cong lên vào, có thể gây khó chịu cho người nói, nhất là cho người phải phát âm nhiều, hơn nữa âm gió phát ra mạnh lại được người nghe chú ý hơn. Cho nên đại đa số các nghệ sĩ như ca sĩ, diễn viên hoặc các MC của đài truyền hình đều dùng âm Gi, Ch, X thay cho âm R, Tr, S. Những nhân vật đó đều là những người tiếp xúc nhiều với khối công chúng rộng lớn nên đã quảng bá cách phát âm R, Tr, S thành Gi, Ch, X. Có nhiều bạn trẻ ở vùng quê gốc phát âm chuẩn âm R, Tr, S khi về sống ở thủ đô cũng nói thành Gi, Ch, X cho có vẻ sành điệu.

Lý do nên sửa "nói R, Tr, S thành Gi, Ch, X":

1. Nói đớt gây khó cho các cháu mới bắt đầu học chữ Việt: Chữ S thay vì đọc "sờ", cô giáo nói đớt giảng đây là chữ "sờ nặng", chữ Tr thay vì "trờ" là chữ "trờ nặng". Không biết chúng có nặng không nhưng các cháu hẳn phải nặng đầu.

2. Gây khó cho người nước ngoài học tiếng Việt: Tiếng Việt có đến 6 thanh [ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng], còn tiếng nước phương tây chỉ có duy nhất thanh ngang. Nếu như họ học 6 từ Việt: ra, rà, rá, rả, rã, rạ thì với họ chỉ đọc là "ra". Nếu như nói đớt dạy họ thì 6 từ đó họ chỉ đọc là "gia’ mà thôi. Rồi đến 9 từ gia, già, giá, giả, giã, da, dà, dã, dạ họ cũng chỉ đọc là "gia" tất. Sáu thanh đã làm họ bối rối khi có 6 từ đồng âm dị nghĩa, nói đớt đã làm cho họ có đến 15 từ đồng âm dị nghĩa!

3. Gây hiểu lầm với từ khác nghĩa: Từ "chia sẻ" đọc là "chia xẻ" có thể làm cho viết sai. "Sẻ" và "Xẻ" là hai động từ thể hiện 2 hành động hoàn toàn có nghĩa khác nhau [ví dụ: "nhường cơm sẻ áo", "máy xẻ cây gỗ ra nát vụn"].

4. Quảng bá "nói R, Tr, S thành Gi, Ch, X" gây nguy cơ mất âm gốc của R, Tr, S: Lịch sử tiếng Việt đã chứng kiến âm gốc của chữ D mất đi và nhập vào âm chữ cái Gi. Ai đã từng được nghe các cụ sinh cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nói các từ như "da", "do", "dân" ... thì chữ cái D của tiếng Việt có âm như phiên âm quốc tế là ð, na ná âm chữ Đ, nhưng phát âm gần với âm của chữ cái Gi. Vì cách phát âm "cổ" của chữ D [phiên âm như ð] không thuận lợi như phát âm chữ Gi nên âm gốc của chữ D đã "chết" hẳn. Lẽ nào giờ đây ta lại để cho âm gốc của R, Tr, S cũng sẽ "chết" đi như vậy?

Khi học tiếng Anh, tiếng Pháp ta được thấy một số chữ cái còn có đến hai âm hoàn toàn khác nhau. Ví dụ ở tiếng Anh chữ cái Th có 2 âm, phiên âm là ð [như That, This] và θ [như Thing, Thick]; ở tiếng Pháp chữ cái S có 2 âm, kể cả ở trong 1 từ như Saison [phiên âm tiếng Việt: "xe giô,ông"]; và người Anh người Pháp rất tôn trọng quy luật phát âm nên không bao giờ gộp 2 âm của chữ cái đó làm một. Thế thì cớ gì ta lại gộp 2 âm của 2 chữ cái riêng biệt lại làm một để cho âm của tiếng Việt nghèo nàn và từ đồng âm dị nghĩa tăng lên rất nhều khiến cho tiếng Việt trở thành thứ tiếng rất khó hiểu đối với quốc tế.

Nên sửa "nói S, R, Tr thành X, Gi, Ch" và tôn trọng sự rành mạch của các âm chữ cáiViệt.

>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trangÝ kiếntại đây.

Đức Thịnh

'NóitiếngViệtchêmtiếngAnh có hại cho việc phát âm ngoại ngữ'

'NóitiếngViệtchêmtiếngAnh với người lạ không khiến bạn sang hơn'

Hệ thống chính tả của bất cứ thứ tiếng nào có sự liên quan giữa chữ viết và cách phát âm đều cố gắng giữ mối quan hệ giữa dấu hiệu và âm được mật thiết chừng nào hay chừng ấy. Tuy nhiên, không thể nào không có những trường hợp mà chính tả đi một đường và cách phát âm đi một nẻo. Trong phạm vi nhỏ bé của bài này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến hai phụ âm đầu trong tiếng Việt có cùng một cách phát âm như nhau là gi– và d-, ví dụ như trong hai chữ giàydày. Trong một số trường Việt ngữ, có nhiều thầy cô đọc hai chữ trên đây khácnhau để giúp cho các em học sinh phân biệt được ý nghĩa và chính tả. Phụ âm gi– thì các thầy cô đọc là [z] [như trong những chữ tiếng Anh zone, zero v.v.], còn phụ âm d- các thầy cô đọc là [j] [như trong những chữ tiếng Anh young, year, v.v.]. Về mặt thực dụng, việc phân biệt cách đọc hai phụ âm đầu này là có ích vì nó giúp cho học sinh nhận ra chữ, hiểu nghĩa và viết đúng. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ thấy trong các lớp học tiếng Việt mà hoàn toàn không có trong thực tế. Nói một cách tổng quát, trong đa số phương ngữ miền Bắc ngày nay, cả hai phụ âm đầu này đều được phát âm là [z], còn trong đa số phương ngữ miền Nam, hai phụ âm đầu này đều được phát âm là [j]. Xin mở ngoặc ở đây là các chữ dùng trong ngoặc vuông chính là những dấu hiệu ngữ âm quốc tế được dùng trong ngành ngữ âm học và âm vị học.

Trong lúc giảng dạy tiếng Việt, chúng tôi thường được các em sinh viên hỏi tại sao hai chữ viết khác nhau mà lại đọc giống nhau. Một số em đã học tiếng Việt ở các trường Việt ngữ lại bảo rằng thầy cô của các em đọc hai chữ khác nhau chứ không đọc giống nhau như chúng tôi. Chúng tôi trả lời các em bằng cách trước hết lấy một ví dụ trong tiếng Anh. Thứ tiếng nào cũng có những chữ đồng âm, dị nghĩa, có lúc chính tả giống nhau [như can—danh từ—nghĩa là ‘cái lon’, trong  khi can—động từ—nghĩa là ‘có thể’], có lúc cả chính tả cũng khác nhau [như site—danh từ—có nghĩa là ‘chỗ, nơi’, còn cite—động từ—nghĩa là ‘trích dẫn’]. Sinh viên gốc Việt ở đây nói tiếng Anh là chính, nên mỗi lần chúng tôi đưa ra một ví dụ tương tự như trong tiếng Việt để các em hiểu và dễ liên tưởng đến tiếng Việt, các em dễchấp nhận những trường hợp của tiếng Việt hơn.

Trở lại với hai phụ âm đầu gi-d-, nếu chấp nhận rằng trên thực tế, hai âm này đọc giống nhau [Bắc giống nhau theo một kiểu, Nam giống nhau theo một kiểu], thì những từ ngữ có hai phụ âm đầu này có thể tạo thành những cặp chữ đồng âm, dị nghĩa và khác luôn cả chính tả nữa: gia đình/da dẻ; giày dép/dày dặn; dây thừng/giây phút, v.v. Những từ ngữ thuộc loại này thường ẩn chứa một nguyên nhân lịch sử lý thú. Ngày xưa chúng được phát âm khác nhau, nhưng lâu ngày chày tháng, chúng bị gộp thành một cách phát âm giống nhau. Lấy lại một ví dụ trong tiếng Anh với cặp chữ site/cite, hai chữ này đều có nguồn gốc từ hai chữ La-tinh situs và citāre. Chữ s- trong tiếng La-tinh đọc là [s], nhưng chữ c- trong tiếng La-tinh lại đọc là [k]. Trải qua nhiều trăm năm của những biến đổi ngôn ngữ, hai phụ âm đầu [s][k] đã trở thành [s] cho cả hai chữ tiếng Anh gốc La-tinh này .

Còn gi-d- trong tiếng Việt thì sao? Hai phụ âm đầu này cũng trải qua một quá trình biến đổi tương tự như trường hợp nêu trên. Trong tiếng Việt thời xưa ở miền Bắc, phụ âm đầu gi- được phát âm là [3] [như chữ ‘s’ trong các chữ tiếng Anh Asia, measure, television, etc.], còn phụ âm đầu d- được phát âm là [z] [như zoo, zero, zest, etc.]. Chính vì thế mà khi các vị cố đạo người Âu châu nghe hai âm khác nhau này, họ đã dùng hai cách viết khác nhau để phân biệt. Ngày nay, có thể còn một số ít các nơi ở miền Bắc còn giữ được sự phân biệt này, nhưng đa số người nói đã nhập hai âm lại thành một là âm [z]. Âm không còn khác, nhưng chính tả thì vẫn còn là vậy.

Khi tiếng Việt theo chân một số người Việt tiến về phương nam, có lẽ những người này không còn giữ sự phân biệt giữa hai phụ âm gi-d- nữa, mà chỉ còn có một lối phát âm [z] cho cả hai. Có một điểm thú vị là từ Huế trở vào, người Việt không dùng âm [z] nữa mà thay thể nó bằng âm [j] [như chữ ‘y’ trong các chữ tiếng Anh you, yarn, yam, etc. —đây là sự biến đổi cách phát âm bằng cách dùng phần giữa lưỡi thay vì phần đầu lưỡi cho âm xát]. Nói tóm lại, hai phụ âm đầu gi-d-, một là cùng phát âm là [z] cả [như ở miền Bắc], hai là cùng phát âm là [j] cả [như ở miền Nam]. Nếu cố tình phát âm sao cho hai âm này khác nhau thì đó chỉ là một cách phát âm “nhân tạo”, không tự nhiên, không phải là tiếng Việt trong thực tế.

Như vậy thì sẽ có những thầy cô nêu thắc mắc: Nếu cách phát âm khác nhau giúp cho học sinh phân biệt chính tả, tại sao lại không nên dùng? Xin thưa, trong lớp các em có thể viết đúng chính tả nhờ cách này, nhưng khi ra ngoài thực tế, các em chỉ nghe có một cách phát âm cho cả hai cách viết. Khi nghe chữ mới có một trong hai phụ âm này cũng chịu, không biết phụ âm nào là phụ âm nào. Vả lại, chúng ta cũng có thể giúp các em phân biệt hai lối chính tả bằng cách dựa vào ý nghĩa của từ ngữ. Ví dụ, giày để mang vào chân thì viết là gi-, còn dày có nghĩa là ‘không mỏng” thì viết là d-. Lâu dần các em sẽ quen. Tiếng Anh cũng dùng lối dựa vào nghĩa để phân biệt chính tả của những chữ đồng âm. Ví dụ “ở đó” thì viết là there, “họ là” thì viết là they’re và “của họ” thì viết là their.

Tóm lại, dạy một ngôn ngữ nói chung, và tiếng Việt nói riêng, là truyền đạt tất cả những nét tự nhiên, sống động của nó. Nếu phải dùng một phương pháp để hỗ trợ việc dạy và học mà biến một phần nào đó của ngôn ngữ trở thành giả tạo, gượng gạo thì chúng ta đã vô tình làm mất đi một chút vẻ đẹp của tiếng Việt.

  Trần C. Trí

Video liên quan

Chủ Đề