Cách sử dụng điện thoại về đêm

Nếu bạn còn có thói quen thức thật khuya để dùng điện thoại, thì nên thay đổi sau khi đọc những tác hại sau đây.

  • Nữ chính "Người ấy là ai" Kiều Ly Phạm bị tổn thương dây thần kinh số 7 vì một thói quen sử dụng điện thoại tai hại mà người trẻ đang có
  • Gắp tai nghe điện thoại trong ổ bụng của bé trai 15 tuổi lúc nửa đêm: BS khuyến cáo nguy hiểm khi trẻ nuốt dị vật
  • Khoảnh khắc cụ ông bị đột quỵ khi đang sạc điện thoại, người nhà ngồi ngay bên cạnh mà không biết

Điện thoại là vật bất ly thân với tất cả chúng ta. Từ khi bạn mở mắt vào buổi sáng cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ vào buổi tối, điện thoại luôn là thứ ở bên cạnh bạn không rời, đồng thời nó cũng phải làm việc hết công suất. Nhưng liệu bạn có biết rằng, ban đêm là khoảngthời gian dùng điện thoại cực kỳ nguy hiểm?.

Mới đây, một tài khoản Tiktok nổi tiếng tên là "Psychtips Julian" đã khiến nhiều người phải giật mình khi tiết lộ khoảng thời gian dùng điện thoại nguy hiểm nhất trong ngày đó là: Sau 11 giờ tối và trước 4 giờ sáng.

Thời điểm không nên dùng điện thoại trong ngày

Theo chủ tài khoản, nếu chúng ta sử dụng điện thoại trong khoảng thời gian trên, cơ thể sẽ giảm sự sản sinh dopamine - một hormone chống stress tự nhiên, từ đó dễ khiến con người lâm vào trạng thái trầm cảm, suy giảm động lực hơn...

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên có người lên tiếng cảnh báo về tác hại khi sử dụng điện thoại vào ban đêm. Theo các chuyên gia sức khỏe trên tờ Boldsky, ánh sáng xanh của điện thoại di động trở nên vô cùng sắc nét vào ban đêm. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến thị lực của bạn mà còn ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone melatonin, chịu trách nhiệm cho giấc ngủ. Nếu bạn còn có thói quen thức thật khuya để dùng điện thoại, thì nên thay đổi sau khi đọc những tác hại sau đây.

6 tác hại khi dùng điện thoại sau 11 giờ đêm

1. Ảnh hưởng đến thời lượng ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin. Melatonin là một trong những hormone giúp ngủ ngon hơn và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ tốt hơn. Chính vì vậy, việc thức khuya để sử dụng điện thoại sẽ khiến bạn thiếu ngủ, ngủ không ngon. Ngoài ra, mải dùng điện thoại có thể dẫn đến việc đi ngủ muộn hơn, từ đó làm giảm tổng thời gian ngủ của bạn.

2. Hỏng võng mạc

Ánh sáng xanh do điện thoại di động phát ra có bước sóng ngắn, chúng liên tục nhấp nháy làm ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí có thể làm hỏng võng mạc. Theo Hiệp hội thoái hóa điểm vàng Hoa Kỳ, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại gây tổn thương võng mạc, gây ra tình trạng nhìn mờ thoáng qua [đây là hiện tượng mất thị lực ở mắt một cách đột ngột và thường trở lại bình thường trong vài giây hoặc vài phút].

3. Tăng nguy cơ trầm cảm

Nhìn chằm chằm vào điện thoại sau 11 giờ đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động có thể làm rối loạn kích thích tố và tình trạng giấc ngủ của bạn, từ đó tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, tình trạng thiếu ngủ do dùng điện thoại quá nhiều cũng có thể gây ra cảm giác suy nhược về cảm xúc và tinh thần.

4. Nguy cơ ung thư cao hơn

Hiệp hội Y tế Thế giới tuyên bố rằng điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người vì chúng phát ra bức xạ điện từ. Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh và chịu ảnh hưởng liên quan đến chu kỳ giấc ngủ đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư não.

5. Ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn

Trái ngược với tên gọi của nó là điện thoại 'thông minh', việc tiếp xúc quá nhiều với những thiết bị này có thể ảnh hưởng đến não của bạn. Việc sử dụng điện thoại vào ban đêm và giấc ngủ bị gián đoạn khiến não của bạn không thể sửa chữa các kết nối đã bị hỏng vào ban ngày - một trong những lý do chính khiến bạn bị suy giảm trí nhớ.

6. Làm căng mắt

Khi trời tối và bạn bị ánh sáng xanh từ điện thoại chiếu thẳng vào mắt sẽ gây mỏi và nhức mắt. Khi điều này tiếp tục kéo dài, nó cũng có thể làm hỏng thị lực vĩnh viễn.

3 bộ phận này chuyển sang màu đen nghĩa là tế bào ung thư đang phát triển trong cơ thể

Thứ tư, 16/08/2017 14:10

Ai cũng biết dùng điện thoại vào ban đêm hại mắt như thế nào. Để giảm thiểu những nguy cơ này bạn không thể không biết 4 biện pháp cực kì hữu hiệu dưới đây.

Dùng điện thoại trước khi đi ngủ là một thói quen phổ biến của giới trẻ. Đặc biệt khi sử dụng điện thoại trên giường bạn thường xuyên tắt điện hoặc chùm chăn khiến mắt phải tập trung làm việc hết công suất, rất nhanh mỏi và hại mắt.

Nên hạn chế tối đa thời gian sử dụng điện thoại vào ban đêm. Ảnh internet

Chưa kể ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại còn khiến da nhanh bị lão hóa sạm màu. Loại ánh sáng này cũng là tác nhân khiến não ngừng sản sinh melatonin, loại hormone gây buồn ngủ.

Nếu thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử muộn thì mắt, da và cả não bộ sẽ có nguy cơ bị thoái hóa rất nhanh.

Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có lẽ đã trở thành một thói quen “ngấm vào máu”, khó lòng có thể thay đổi ngay tức khắc. Vì vậy để hạn chế những tác hại khi dùng điện thoại vào đêm khuya bạn có thể tham khảo 1 số biện pháp sau đây.

Giảm độ sáng vừa phải

Trong điều kiện thiếu sáng, khi màn hình smartphone, máy tính bảng có độ sáng càng lớn sẽ càng làm ảnh hưởng đến đôi mắt, do vậy việc giảm độ sáng màn hình xuống sẽ giúp dịu hơn cho đôi mắt khi sử dụng.

Giảm độ sáng màn hình điện thoại vừa phải tránh chói mắt. Ảnh internet

Làm đậm chữ và tăng kích thước chữ trên màn hình

Với việc điều chỉnh độ tương phản, độ đậm nhạt, kích thước các ký tự hiển thị trên smartphone của bạn, điều này giúp mắt đỡ căng thẳng hơn khi xem các đoạn văn bản trên email, web, tin nhắn hoặc tài liệu.

Chỉnh to cỡ chữ trên điện thoại sẽ giúp mắt đỡ phải điều tiết nhiều hơn. Ảnh internet

Không dùng điện thoại quá 1 tiếng trước khi ngủ

Con người sau khi tiếp nhận một lượng thông tin ngoại giới nhất định thì sẽ hình thành lá chắn ký ức, vì vậy dùngđiện thoại quá lâu sẽ khiến trí nhớ của bạn giảm đi.

Không nằm nghiêng hay nằm sấp khi xem điện thoại

Nằm nghiêng sang trái hay sang phải đều sẽ nhanh chóng khiến thị lực của hai mắt bị chênh lệch do áp lực từ ánh sáng màn hình gây ra. Nằm sấp lâu ngày sẽ gây khó khăn cho tuần hoàn máu ở não và tay. Nằm ngửa là cách hợp lý nhất, bạn có thể đặt chiếc gối hay chăn trên ngực, phía dưới cánh tay để tạo nơi nâng đỡ.

Tránh nằm úp hay nghiêng khi dùng điện thoại. Ảnh internet

Thu Hằng [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề