Cafe chè là gì

2 – Cây cà phê chè [Coffea arabica]3 – Cây cà phê vối [Coffea Robusta hoặc Canephora]4 – Cây cà phê mít [Coffea liberica]

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các giống cà phê [loài cà phê]: Cà phê chè, cà phê vối, cà phê mít… Vì sao chúng có tên gọi như vậy, điểm giống nhau và khác nhau? ưu điểm và khả năng canh tác của mỗi giống. Mời bà con cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Cà phê chè là gì

Cà phê chè – Cà phê vối – Cà phê mít

1 – Ở Việt Nam có những giống cà phê nào?

Trên thực tế, cây cà phê có họ hàng [cùng chi thực vật] với rất nhiều loại cây, chẳng hạn như cây nhàu, cây câu đằng, cây ba kích…. Nhiều cây có hình thái lá, đặc điểm sinh trưởng rất giống cà phê. Tuy nhiên xét về khả năng thu hoạch cafein từ hạt thì chỉ có 3 giống cà phê sau [và cũng chỉ có 3 giống này người ta mới gọi là cây cà phê]:

Cà phê chè [Tên khoa học Coffea arabica]Cà phê vối [Tên khoa học Coffea robusta hoặc canephora]Cà phê mít [Tên khoa học Coffea liberica]

Trong đó cà phê vối được trồng nhiều nhất, sau đó là cà phê chè. Còn cà phê mit diện tích trồng rất nhỏ [chưa đến 1% trên tổng diện tích trồng cà phê cả nước]. Lý do là cây cà phê vối thích nghi tốt với thổ nhưỡng và khí hậu ở nước ta. Đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. Còn cà phê chè thì chỉ thích nghi với 1 vài khu vực nhỏ, có khí hậu lạnh và độ cao khác biệt xo với xung quanh [Chủ yếu là Lâm Đồng và một số tỉnh phía bắc]

Trong niên vụ 2012 – 2013, Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới gần 1.500 triệu tấn cà phê vối [tương đương 23,77 triệu bao loại 60kg]. Giúp Việt Nam giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê vối. Còn xét về tổng sản lượng cà phê [cả vối lẫn chè] thì Việt Nam đứng thứ 2, chỉ sau Braxin.

Xem thêm: Cách Chơi Call Of Duty Warzone, Trải Nghiệm C

Những năm gần đây, nhờ nghiên cứu của các đơn vị nhà nước [Viện Eakmat] và các cá nhân tại khu vực Tây Nguyên. Đã mang đến cho bà con nhiều giống cà phê vối cao sản năng suất rất cao từ 7-10 tấn/hecta. Cùng với khả năng kháng bệnh, chịu hạn, sinh trưởng mạnh. Góp phần không nhỏ đến việc cải thiện vị thế cà phê Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng. Một số giống tiêu biểu có thể kể đến như sau

2 – Cây cà phê chè [Coffea arabica]

Cà phê chè là gì? Đây là tên gọi của một loài cà phê có tên khoa học là Coffea arabica. Người dân thường gọi tắt là cà a-ra-bi-ca hoặc cà chè. Lý do là loài cà phê này thường có thân và tán nhỏ. Trong điều kiện canh tác đại trà thường trồng với mật độ dày, khoảng cách cây nhỏ, hãm ngọn thấp. Nhìn từ xa rất giống với cây chè xanh.

Xét về giá trị kinh tế cà phê chè có giá trị hơn cà phê vối. Thị trường rất ưa chuộng, vị thơm, ít cafein, không đắng gắt. Tuy nhiên trồng ở Việt Nam lại không phù hợp. Chỉ một số ít địa bàn có khả năng canh tác giống cà phê này. [Khoảng 10% trên tổng diện tích trồng cà phê tại Việt Nam]

Đặc điểm cà phê chèThân gỗ, tán trung bình, có thể cao đến 10m nếu để tự nhiênKhí hậu sinh trưởng: Nhiệt đới và cận nhiệt đớiMức độ ánh sáng: Trung bình đến caoĐộ cao canh tác: Từ 1000m – 1500m so với mực nước biểnNhiệt độ phù hợp: 16 – 25°CLượng mưa yêu cầu: 1000-1500mm/năm và phải có sự phân chia rõ rệt 2 mùa mưa nắng, để hoa có điều kiện ra tập trungThời gian bắt đầu thu hoạch: 2-3 năm sau khi trồngTuổi thọ: 30-40 năm. Tuy nhiên sau 25 thường phải nhổ bỏ hoặc cưa đốn cải tạo, do già cỗi năng suất kémHình thái lá: Nhỏ nhất trong 3 loài cà phê, dạng lá oval, thon dài, xanh đậm, tán quanh gốc trung bìnhĐặc điểm quả: Quả hình bầu dục, 1-2 nhân, hạt rất to, hàm lượng cafein trong hạt từ 1-2%. Hương vị sau khi chế biến rất thơm ngon, không đắng gắt.Khu vực trồng: Bảo Lộc, Bảo Lâm [Lâm Đồng], M’Drak [Đăk Lăk] và một số khu vực ở Miền BắcMột số giống cà phê chè cao sản: Giống TN1, TN2, TN3… TN10Hình ảnh cây cà phê chè

Hình ảnh cây cà phê chè coffea arabica

3 – Cây cà phê vối [Coffea Robusta hoặc Canephora]

Cà phê vối là gì? Đây là loài cà phê có tên khoa học là Coffea Robusta hoặc Canephora. Bà con vẫn gọi là cà rô-bút-ta hoặc cà vối. Hàm lượng cafein trong hạt cao hơn cà chè. Được trồng nhiều ở Việt Nam, do thích nghi tốt với khí hậu và đất đai, ít sâu bệnh. Hình thái lá cá nhiều nét giống lá cây vối nên mới có tên gọi như vậy. Trong các sản phẩm từ cà phê, khoảng 39% nguyên liệu được sử dụng từ hạt của loài cà phê này. 

Đặc điểm cà phê vốiThân bụi hoặc thân gỗ, nếu để tự nhiên có thể cao đến 15met.Khí hậu sinh trưởng: Nhiệt đớiMức độ ánh sáng: Cao nhưng phải tán xạ [có cây che bóng phù hợp]Độ cao canh tác: Từ 500m – 1000m so với mực nước biểnNhiệt độ phù hợp: 22 – 29°CLượng mưa yêu cầu: 1000-1500mm/năm và phải có sự phân chia rõ rệt 2 mùa mưa nắng, để hoa có điều kiện ra tập trungThời gian bắt đầu thu hoạch: 2-3 năm sau khi trồng nếu trồng từ hạt. 1-2 năm nếu trồng bằng cà ghépTuổi thọ: 30-40 năm. Tuy nhiên sau 20 năm thường phải nhổ bỏ hoặc cưa đốn cải tạo, do già cỗi năng suất kém. Năng suất đạt đỉnh điểm từ năm thứ 8 – 15 sau đó giảm dần.Hình thái lá: Trung bình đến to, dạng lá oval, thon dài, xanh đậm, mép lá hơi gợn sóng, tán quanh gốc phát ngang hoặc rũ tùy theo giốngĐặc điểm quả: Quả hình bầu dục, 1-2 nhân, hạt rất vừa đến to, hàm lượng cafein trong hạt từ 2-4%. Hương vị sau khi chế biến ở mức trung bình, ít thơm, vị đắng gắt.Khu vực trồng: Các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh thành phía BắcHình ảnh cây cà phê vối

Hình ảnh cây cà phe vối -Coffea Robusta –Canephora

Cà phê mít là gì? Đây là tên gọi của loài cà phê có thân lớn, tán rộng, lá to, nhìn từ xa rất giống cây mít, nên bà con hay gọi là cà mít. Tên khoa học là Coffea liberica. Giống này thường ít được ưa chuộng, do hàm lượng cafein cao, vị chua, ít thơm ngon. Chủ yếu được trồng để làm cây chắn gió cho vườn cà phê, tăng khả năng đậu quả, làm gốc ghép cho cà phê vối [do cà phê mít sinh trưởng rất mạnh].

Đặc điểm cà phê mítCây thân gỗ, nếu để tự nhiên có thể cao từ 15-20m. Tán rộng, lá to, sinh trưởng rất khỏeKhí hậu sinh trưởng: Nhiệt đớiMức độ ánh sáng: Yêu cầu caoĐộ cao canh tác: Từ 500m – 1500m so với mực nước biểnNhiệt độ phù hợp: 16 – 29°CLượng mưa yêu cầu: 1000-1500mm/năm và phải có sự phân chia rõ rệt 2 mùa mưa nắng, để hoa có điều kiện ra tập trungThời gian bắt đầu thu hoạch: 4-5 năm sau khi trồngTuổi thọ: 40-50 năm.Hình thái lá: Lá rất to, giống lá mít, có màu hơi nâu đỏ, dạng lá oval, thon dài, tán xum xuêĐặc điểm quả: Quả hình bầu dục, 1-2 nhân, hạt rất to, Hương vị sau khi chế biến ít thơm, vị chua.Khu vực trồng: Tương tự cà phê chè và cà phê vốiHình ảnh cây cà phê mít

Hình ảnh cây cà phê mít Coffea Liberica

Như vậy, thông qua bài viết này bà con đã biết được cách phân biệt 3 giống cà phê phổ biến [chính xác hơn là loài cà phê]: Cà chè, cà vối và cà mít. Từ đó đi sâu vào kỹ thuật trồng cà phê được dễ dàng hơn. Cảm ơn bà con đã theo dõi

Cây cà phê chè [Arabcia] vốn không có vị thế tương xứng trong ngành cà phê Việt Nam trong hơn 30 năm này. Từ những năm 1980 ngành cà phê vì chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà phê chè nên đã có chủ trương mở rộng diện tích cà phê vối [Robusta] trên vùng đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay hàng năm Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn cà phê các loại, trong đó chủ yếu là cà phê vối và là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê này, ngược lại cà phê chè chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong ngành cà phê Việt Nam.

Vị thế của cà phê chè trong ngành cà phê Việt Nam

Trong vòng ba chục năm lại đây, nghề trồng cà phê phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Từ chỗ cả nước chỉ có vài chục ngàn hecta cà phê các loại, đến nay đã có khoảng 535.000 hecta cà phê, trong đó cà phê Robussta [cà phê vối] chiếm 93%, cà phê Arabica [cà phê chè] trên 6% và cà phê mít chỉ có dưới 1% . Cần nói thêm, vì giá trị thương phẩm thấp nên diện tích cà phê mít đang giảm dần [Đoàn Triệu Nhạn 2011].

Một vùng canh tác cà phê Chè

Đối với cây cà phê vối [Coffea Canephora] được trồng ở nước ta, hầu hết là thuộc chủng Robusta cho năng suất cao và có khả năng kháng bệnh. Từ những năm 1980 ngành cà phê vì chưa có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cà phê chè có hiệu quả nên đã có chủ trương mở rộng diện tích cà phê vối trên vùng đất đỏ bazan ở các tỉnh Tây Nguyên. Đến nay hàng năm Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn cà phê các loại, mà vẫn thiếu vắng đáng kể sản lượng cà phê chè.

Khởi sự của cây cà phê chè Việt Nam

Cây cà phê chè [coffea arabica] trước đây được trồng khá rộng rãi ở miền Bắc với chủng chủ yếu là Typica, và có một phần là Bourbon. Tuy nhiên vì tác hại của sâu bệnh, chủ yếu là sâu đục thân mình trắng [xylotrechins quadrpes chev] còn gọi là sâu Bore và bệnh gỉ sắt [do nấm Hemileria Vvastatrix] nên chúng ta chưa được dưa vào kế hoạch phát triển. Trong vòng 20 năm lại đây do kết qủa khả quan của công tác chọn tạo giống, với sự ra đời của cây cà phê chè Catimor [là cây lai giữa Timor Hybrid và Caturra] có khả năng chống bệnh gỉ sắt chúng ta mới đặt vấn đề mở rộng diện tích cà phê chè.

Từ cây cà phê chè Catimor F6 được đưa vào sản xuất từ năm 1996 đến nay chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu lai tạo và đưa ra những giống cà phê chè cho năng suất cao, kích cỡ hạt lớn và chất lượng nước uống được cải thiện so với Catimor như các giống TN1, TN2. Đến nay cây cà phê chè đã được nhiều địa phương quan tâm, và đưa vào kế hoạch phát triển và đã đạt được kết quả khả quan.

Giống cà phê Catimor được canh tác tại Đà Lạt -Việt Nam

Tuy nhiên, để có một chương trình phát triển cà phê Arabica ở Việt Nam đúng đắn, có hiệu quả cao, việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội nhằm khai thác tiềm năng của khí hậu, đất đai các vùng sinh thái trên đất nước ta là một việc làm cần thiết và cần phải được đầu tư hơn – Đoàn Triệu Nhạn

Ba vùng trong điểm canh tác cà phê chè

Trước tiên ta phải nhắc lại hình chữ “S” của Việt Nam trải dài trên vùng vĩ tuyến bắc, từ 8.35’[mũi Cà Mau] đến 23.33’ [mỏm Lũng Cú Hà Giang]. Có nghĩa là nước ta nằm trong vùng vĩ độ tối thích cho sự phát triển của cây cà phê [từ khoảng 23 độ vĩ bắc đến 23 độ vĩ nam].

Có khoảng 23 nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới trên ‘Vành đai cà phê’ [Coffee Bean Belt] | Ảnh Wikimedia

Có khoảng 70 quốc gia trồng cà phê trên toàn thế giới, tất cả đều nằm trong khoảng 1.000 dặm [1609.34 km] quanh đường xích đạo [giữa chí tuyến bắc và chí tuyến Nam]

Jessica Easto, Craft Coffee, 2017

“Yếu tố thiên thời” này cộng với điều kiện thổ nhưỡng phù hơp như đất Bazan, độ cao tối thích và lượng mưa tương đối… Đã cho phép ngành cà phê canh tác giống Robusta yêu cầu khí hậu nóng ẩm ở phía Nam và giống Arabica thích nghi với khí hậu ôn hòa hơn ở phía bắc [có cả một số vùng cao rải rác ở phía nam]. Ngẫu nhiên mà nói, đây là một chiến lược khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu và lao động của cả nước một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Sau đây là ba vùng sinh thái trồng cà phê chè trên địa bàn cả nước:

Vùng cà phê chè Tây Bắc

Tây Bắc Việt Nam là vùng có địa hình chia cắt phức tạp, gồm một số núi trung bình và núi cao bao quanh các bồn địa lớn, nhỏ, trong đó có những cao nguyên như cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu… Dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc- Đông Nam như một bức tường thành chia Tây Bắc thành hai vùng khí hậu: đông Hoàng Liên Sơn và tây Hoàng Liên Sơn. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh thuộc Tây Hoàng Liên Sơn, là một vùng núi thấp có độ cao từ 500 đến 1500 m nằm khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn rất thuận lợi cho canh tác cà phê chè.

Đồng thời khi nhắc đến Tây Bắc, cũng có thể kể đến phần lãnh thổ nằm bên hữu ngạn sông Hồng của hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Các huyện vùng cao Yên Bái như Trấn Yên, Trạm Tấn… đây là các vùng canh tác cà phê chè khả thi nhất.

Xem thêm: Cà phê chè Tây Bắc

Cà phê chè Miền Trung – Bề dày truyền thống

Tiếp nối với vùng cà phê chè Tây Bắc là dải đất miền trung với 2 vùng lớn: Thanh Nghệ Tĩnh chủ yếu là Nghệ An và Bình Trị Thiên chủ yếu là Quảng Trị. Hai vùng này phân ranh giới bởi dãy núi Hoành Sơn của dải Trường Sơn bắc ăn ngay ra biển và nối 2 vùng là Đèo Ngang nổi tiếng.

Một vùng cà phê chè tại Khe Sanh – Quảng Trị

Cũng cần nói thêm, Cây cà phê chè đầu tiên được đưa vào trồng thử ở địa phận nhà thờ Sen Bàng – Quảng Bình. Nhưng vùng cà phê chè lại được mở đầu từ những đồn điền cà phê Phủ Quỳ Nghệ An từ những năm đầu thập kỷ 1910. Từ đó, cà phê Phủ Quỳ đã được nhiều người biết đến từ những năm 1960. Trạm nghiên cứu cây nhiệt đới Phủ Quỳ là cơ quan khoa học kỹ thuật về cà phê đầu tiên của nước ta thành lập vào tháng 4 năm 1960 cùng trên mảnh đất này.

Ngày nay, ngoài những giống Arabica truyền thống [Catimor] được trồng từ trước. Viện Khoa học Kinh tế Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên đã lai tạo ra nhiều giống cà phê Arabica có năng suất và chất lượng cao điển hình như TN1 và TN để dưa vào canh tác tại Khe Sanh [Quảng Trị] và Phủ Quỳ [Nghệ An].

Xem thêm: Vùng cà phê chè Miền Trung

Vùng cà phê chè Tây Nguyên và những lợi thế

Qua đèo Hải Vân về phía Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở đây rất thích hợp cho cà phê Robusta. Và đây chính là địa bàn phát triển hàng nửa triệu hecta cà phê vối của nước ta, và đưa nước ta lên vị trí đứng đầu về sản xuất cà phê vối trên toàn cầu. Tuy nhiên trên cả miền địa lý khí hậu phía Nam rộng lớn này cũng vẫn xen kẽ có những vùng có khí hậu đặc thù phù hợp với cây cà phê chè. Yếu tố tạo nên những vùng cà phê chè này là độ cao trên mực nước biển. Tiêu biểu nhất là vùng cà phê chè Lâm Đồng. Ngoài Lâm Đồng còn có thể nêu lên một số vùng cao nữa như Kon Plong tỉnh Kon Tum, tỉnh Đak Nông và cả vùng Vĩnh Sơn tỉnh Bình Định.

Nông trại cà phê chè tại Lâm Đồng

Xem thêm: Vùng cà phê chè Tây Nguyên

Tiềm năng phát triển cà phê chè Việt Nam

Từ các nội dung đã trình bày trên, qua các vùng cà phê chè cả nước có thể thấy cần xác định phương hướng phát triển cà phê chè ở Việt Nam chuẩn xác hơn. Chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một nước sản xuất cả 2 loại cà phê chè và vối. Trong tổng diện tích cà phê cả nước được xác định là 500.000ha cà phê, có thể đưa diện tích cà phê chè lên trên 100.000ha chủ yếu trên các địa bàn: tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Bắc.

Chúng ta còn rất nhiều giống Arabcia phù hợp, thay vì tập trung vào mũi nhọn Catimor chủ lực đang dần suy yếu

Thông qua việc tái canh cây cà phê mà chủ yếu là cà phê vối, có thể xem xét thay một số diện tích cà phê vối bằng diện tích cà phê chè ở các vùng thích hợp. Để thực hiện được mục tiêu này có nhiều việc phải làm như nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè thay thế giống Catimor hiện có, nghiên cứu biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là tác hại bộ rễ cà phê như tuyến trùng, rệp sáp… Đồng thời, cũng không thể không nghĩ đến những biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất cà phê ở Việt Nam

Công cuộc làm mới cây cà phê chè

Bài viết khá dài, mang đậm tính nghiên cứu, trình bày hơn là chia sẻ như lối viết quen thuộc của Prime Coffee, Song với lượng kiến thức khiêm tốn tích lũy được, Prime xin mạn phép phổ quát vấn đề thay đổi cơ cấu cà phê chè và vối ở Việt Nam vì các lẽ sau:

Hiện nay chúng ta đã có cơ sở kỹ thuật để phát triển sản xuất cà phê chè, đây là giống mới ở Việt Nam [nhưng không thực sự mới trên toàn thế giới] đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. Cà phê chè đã không còn là trở ngại của nông nghiệp mà ngược lại đang là cơ hội đón đầu làn sóng phát triển cà phê toàn cầu.Điều này được minh chứng rõ qua nỗ lực nghiên cứu cà phê Arabcia của Word Coffee Research, SCA…

Phần lớn cà phê vối đang canh tác thuộc diện cần được tái canh – Với điều kiện khí hậu thuận lợi, nhiều vùng có thể chuyển đổi cơ cấu sang cà phê Chè

Yêu cầu của thị trường đối với cà phê chất lượng cao là xu hướng không thể khuất phục. Từ lịch sử nguồn gốc, đến tiềm năng chất lượng, cho thấy cà phê Arabcia chứ không phải Robusta thống lĩnh toàn ngành cà phê toàn thế giới. Về vấn đề này xin trình bày kỹ hơn một chút:

  • Trước hết là nhu cầu uống cà phê hàng ngày ở các thị trường ổn định biến đổi theo chiều hướng tăng lên ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế – Điều này được minh chứng qua 300 năm lịch sử ngành cà phê thế giới trong Uncommon Grounds: The History of Coffee and How It Transformed Our World.
  • Thứ hai là sự đòi hỏi của các thị trường mới nổi lên cũng tăng, các nước sản xuất cà phê cũng tăng lượng tiêu dùng. Tiêu biểu như Brazil – Quốc gia đứng đầu về sản xuất cà phê hiện đang đứng thứ hai về lượng cà phê tiêu thụ.
  • Thêm vào đó, tác động của làn sóng cà phê thứ ba trên thị trường đòi hỏi cà phê chất lượng cao [chỉ có thể là cà phê Arabcia] đang tăng lên một cách mạnh mẽ trong khi các loại cà phê giá rẻ như cà phê hòa tan [được chế biến từ Robusta] đang mất dần tầm quan trọng của nó.

Và như thế thị trường cà phê đòi hỏi cung cấp cà phê chè để thỏa mãn cơn khát cà phê của thế giới. Mặt khác, việc tăng trưởng sản lượng cà phê chè rất chậm chạp – Lượng tăng trưởng nhỏ bé đó phụ thuộc vào 3 nước: Brasil, Indonesia và Việt Nam. Trong đó Indonesia và Việt Nam chủ yếu tập trung vào cà phê vối còn cà phê chè vẫn chưa được coi trọng. Trên đây là một số suy nghĩ có thể là còn nhiều chỗ chưa thấu đáo, song với tình yêu cho cây cà phê Việt Nam, tác giả xin mạnh dạn trình bày để cùng nghiên cứu.

Nguồn tham khảo:

  • Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn [NNNT] Tạp chí Argoinfo – Caffe Việt Nam, Chuyên đề 6 [9/2011]

Video liên quan

Chủ Đề