Cây xăng sê mua ở đâu singapore

Thuốc nam từ lâu đã được coi là một phương thuốc chữa bệnh lành tính, tiết kiệm và không kém phần hiệu quả. Dạ dày, một trong những căn bệnh có thể được chữa hiệu quả từ những loài cây thuốc nam. Dưới đây là một trong những loại cây thuốc nam dễ tìm và chữa bệnh hay.

  • Lá mơ
  • Cây xăng sê
  • Chè dây
  • Lá vú sữa
  • Cây khôi tía
  • Cây dạ cẩm
  • Cây lược vàng

Theo sách Đông Y ghi chép: lá mơ có vị chua, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thực, trừ thấp, hoạt huyết… Được ứng dụng trong điều trị các bệnh: đau bụng, kiết lị, cam tích… Cây lá mơ là một loại cây trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Vì vậy, không quá khó khăn trong việc sử dụng lá mơ làm phương thuốc trị bệnh đau dạ dày.

Cách sắc lá mơ trị bệnh đau dạ dày: Chuẩn bị 20 – 30 lá mơ rửa sạch, sau đó đem đi giã nát, lọc sạch nước và lấy nước đun uống ngày một lần. Cứ uống như vậy cỡ 30 ngày bệnh đau dạ dày sẽ tiến triển tốt.


Lá mơ

Cây xăng sê là một loại cây thuộc lóp Cỏ Tháp Bút, còn có tên gọi khác là lá ngũ sắc. Cây xăng sê với công dụng tiêu diệt vi khuẩn HP chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng và đại tràng hiệu quả bằng cách dùng lá tươi hoặc lá khô nấu lấy nước uống.

Cách dùng lá xăng sê chữa bệnh dạ dày:

  1. Với lá khô: dùng 40 – 60 lá để sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày.
  2. Với lá tươi: chỉ cần dùng 5 – 6 lá nhai sống cùng với chút muối, thực hiện như vậy 2 – 3 lần mỗi ngày.


Cây xăng sê

Chè dây là loài cây chủ yếu xuất hiện ở vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở Cao Bằng, là một vị thuốc mới được đưa vào làm phương thuốc chữa bệnh gần đây. Chè dây, có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, giúp liền vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Vì vậy, theo kinh nghiệm của người dân ở vùng cao Tây Bắc thường được sử dụng chữa trị các chứng bệnh: viêm hang dạ dày, viêm dạ dày do khuẩn HP…


Chè dây

Lá cây vú sữa có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau, hoạt huyết. Chúng ta có thể lấy lá vú sữa hoặc rễ cây sắc kỹ lấy làm nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Ưu điểm của việc sử dụng lá cây vú sữa chữa căn bệnh đau dạ dày chính là tận dụng được nguồn dược liệu có sẵn, tiết kiệm chi phí tối đa mà không lo tác dụng phụ.


Lá vú sữa

Cây khôi tía có tên khoa học là Ardisia sylvestris pitard, họ Đơn nem. Bộ phận dùng làm thuốc của cây khôi tía là lá. Có hai loại cây khôi  khác nhau là khôi trắng và khôi tía. Theo kinh nghiệm dân gian, hai loại cây này đều được dùng để chữa trị bệnh đau dạ dày nhưng người dân thường chuộng sử dụng lá khôi tía hơn.

Lá khôi tía có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét, làm lành dạ dày, tá tràng, điều trị viêm dạ dày đặc biệt hiệu quả.

Cách chế biến: dùng một nắm lá cây tía khôi tươi hay 20gr lá tía khôi khô cho vào nồi sắc lấy nước uống hàng ngày.


Cây khôi tía

Cây dạ cẩm với khả năng chống loét rất tốt có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata kuntezee. Theo kinh nghiệm dân gian, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm ợ chua, giúp vết loét lành lại. Những năm 1960, Bệnh viện Lạng Sơn là nơi đầu tiên đã đưa loài cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân. Hiện nay, cây dạ cẩm đã được nhiều cả nước sử dụng làm phương thuốc nam chữa bệnh dạ dày hữu hiệu.


Cây dạ cẩm

Cây lược vàng hay còn gọi là cây Giỏ, trong cây chứa nhiều hợp chất sinh học như: steriod, flanovoid và nhiều khoáng tố vi lượng rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, trong cây có một hợp chất có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết và làm lành vết thương đó là hợp chất flanovoid.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào công bố về tác dụng chữa bệnh dạ dày của cây lược vàng, tuy nhiên trong dân gian đây là phương thuốc được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày từ rất lâu và rất nhiều người đã thoát khỏi căn bệnh này. Vì vây, cây lược vàng là loài cây thuốc rất quen thuộc trong cuộc sống.


Cây lược vàng

Tận dụng được những nguồn dược liệu dễ tìm, dễ chế biến là một lợi thế đối với con người. Thuốc nam là một trong những nguồn dược liệu quý nhưng không hiếm. Mọi người hãy bổ sung vào sổ tay chữa trị bệnh của mình những phương thuốc và cách chữa trị bệnh đau dạ dày đầy hiệu quả nhé.

SBLAW tư vấn bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore.

Singapore là một quốc gia nhỏ bé về diện tích nhưng lại là một quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất Đông Nam Á và Châu Á. Singapore có một hệ thống luật pháp nói chung và bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu rất hoàn thiện và phát triển.

Việt Nam và Singapore đều là thành viên của ASEAN [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á]. Singapore là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Ngược lại các doanh nghiệp Việt Nam cũng tới Singapore để tìm hiểu cơ hội đầu tư, tới cửa ngõ để đầu tư sang các quốc gia khác.

Baohothuonghieu.com trân trọng giới thiệu về thủ tục đăng ký tại Cộng hòa Singapore như sau:

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Theo luật Singapore, nhãn hiệu hàng hóa là bất cứ dấu hiệu, hình ảnh nào có thể phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại của người khác và những dấu hiệu đó có thể bao gồm chữ cái, từ ngữ, tên gọi, chữ ký, chữ số, hình mẫu bao gói, nhãn hàng, hình mô phỏng, mầu sắc hoặc tổng hợp các yếu tố đó.

Những dấu hiệu đó không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước liên quan đến hàng hóa/dịch vụ cùng loại, không gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng, không được trái với pháp luật hoặc đạo đức xã hội, không chỉ dẫn sai nguồn gốc địa lý của hàng hóa.

Những dấu hiệu nào không được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa?

Những dấu hiệu gây phản cảm đối với xã hội;

Những dấu hiệu có kèm theo những từ hoặc ám chỉ nghĩa tương tự với từ, cụm từ như “độc quyền” hoặc “đã bảo họ độc quyền”, “đã đăng ký”, “kiểu dáng đã đăng ký” hoặc “nhãn hiệu đã đăng ký”; “bản quyền tác giả”; “hàng nhái mẫu này là hàng giả”;

Những dấu hiệu tượng trưng cho Tổng thống Singapore;

Những dấu hiệu liên quan đến quân đoàn Anzac thời ký thế chiến thứ nhất.

Những dấu hiệu đặc trưng cho Chữ thập đỏ và chữ thập đỏ

Geneva như chữ thập có màu đỏ trên nền bạc hoặc nền trắng, chữ thập đỏ Liên bang Thụy sĩ…

Các biểu tượng như Quốc huy Cộng hòa Singapore, huy hiệu của quân đội Tổng thống, của Hoàng gia, huy hiệu và các hình vẽ biểu tượng gây nhầm lẫn với những dấu hiệu trên.

Các biểu tượng của Hoàng gia hoặc Hoàng đế như vương miện, hoặc cờ nước Cộng hòa hoặc cờ Hoàng gia, cờ Hoàng đế.

Quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác lập trên cơ sở nào?

Nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ tại Singapore có thể xác lập thông qua đăng ký hoặc thông qua sử dụng.

Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Singapore là không bắt buộc. Tuy nhiên, đối với nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa phải dựa trên thông luật về chống mạo danh- quá trình này sẽ tốn kém và chiếm nhiều thời gian hơn so với các biện pháp thực thi áp dụng đối với quá trình bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore không?

CÓ. Singapore là thành viên Công ước Paris nên doanh nghiệp Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Singapore với điều kiện đơn phải được nộp ở Singapore cho cùng một nhãn hiệu và trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại một trong các quốc gia thành viên Công ước Paris hoặc kể từ ngày hàng hóa mang nhãn hiệu được trưng bày tại một triển lãm quốc tế chính thức tại một trong các quốc gia thành viên.

Ngày nộp đơn tại Singapore sẽ được tính theo ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày hàng hóa được trưng bày tại triển lãm quốc tế đó.

Có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào Singapore theo Thỏa ước Madrid không?

KHÔNG. Singapore không phải là  thành viên của Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa nên doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Singapore phải đăng ký theo hệ thống đăng ký quốc gia tại Cục sở hữu trí tuệ Singapore [tiếng Anh viết tắt là “IPOS”] hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng internet.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Singapore có nhất thiết phải qua người đại diện không?

Luật qui định tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn phải nêu rõ địa chỉ của đại diện sở hữu công nghiệp hoặc địa chỉ ở Singapore để IPOS liên lạc. Trong thực tế, hầu hết chủ thể nước ngoài đều chỉ định một đại diện Singapore để tiến hành các thủ tục đăng ký tại Singapore.

Các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam, ví dụ như Văn phòng luật sư Phạm & Liên Danh có thể giúp các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong việc liên lạc với đại diện sở hữu công nghiệp Singapore và tiến hành các thủ tục nộp đơn tại Singapore.

Thủ tục nộp đơn tại Singapore

Ai có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa?

Bất kỳ chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nào sử dụng hoặc có ý định sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó đều có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Singapore.


Khi nộp đơn phải cung cấp những thông tin cần thiết gì?
Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải làm bằng tiếng Anh theo mẫu được IPOS phát hành. Trong trường hợp nộp đơn thôn thường thì các thông tin phải được đánh máy.

Nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu hình thì phải mô tả nhãn hiệu.

Nếu nhãn hiệu xin đăng ký là nhãn hiệu 3 chiều, với một phần là bao bì sản phẩm thì phải mô tả nhãn hiệu theo các mặt nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu là nhãn hiệu mầu thì phải có 5 mẫu nhãn hiệu được đính kèm theo đơn đăng ký. Nếu từ ngữ dùng cho nhãn hiệu không phải là từ tiếng Anh hoặc chữ cái không phải chữ Latinh thì phải mô tả nhãn hiệu trong đó chỉ rõ tiếng nguyên gốc, phần dịch và phiên âm sang tiếng Anh các từ hoặc chữ cái đó.

Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu và nhóm phân loại.

Tên, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn.

Nếu doanh nghiệp nộp đơn thông qua đại diện thì cần ghi rõ tên, địa chỉ của đại diện ở Singapore.

Có thể tìm Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ ở đâu?
Singapore sử dụng bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ theo Thỏa ước Nice về Phân loại quốc tế Hàng hóa và Dịch vụ nhằm mục đích Đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa. Bảng phân loại Nice có thể tìm thấy trên trang web của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO theo địa chỉ
wipo.org, mục “About WIPO” của trang chủ, vào sâu tiếp trang “Treaties and Contracting parties”, vào tiếp trang “Classification treaties”, doanh nghiệp sẽ tìm thấy “Nice Agreement Concerning the International Classification on Goods and Services fỏ the Purpose for the Registration of Marks” hoặc tìm hiểu Bảng phân loại tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp cần xác định chính xác nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ theo bảng phân loại Nice.

Trong đơn đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp phải đính kèm một danh mục tất cả những hàng hóa và dịch vụ mà nhãn hiệu dự định sử dụng. Việc phân nhóm sản phẩm có thể không chính xác và khi bị sửa đổi, doanh nghiệp phải trả phí bổ sung cho đơn như đã viết ở trên.

Lệ phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Singapore là bao nhiêu?

Doanh nghiệp phải chịu chi phí chính thức theo bảng phí Nhà nước và chi phí dịch vụ cho đại diện sở hữu trí tuệ [nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ]. Tổng chi phí sẽ rất khác nhau theo từng trường hợp.


Đơn nhãn hiệu được xử lý như thế nào, thời hạn là bao lâu?
IPOS sẽ xét nghiệm hình thức đơn nhãn hiệu. Sau khi đáp ứng yêu cầu về hình thức, nhãn hiệu sẽ được xét nghiệm về nội dung xem có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo luật hay không.

Thời hạn xét nghiệm đơn thông thường trên 14 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Những đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sẽ được công bố trên Công báo để bên thứ ba có thể phản đối và sau thời hạn công bố mà không có ai phản đối đơn hoặc nếu có nhưng kết quả cuối cùng cho thấy nhãn hiệu vẫn được bảo hộ thì IPOS sẽ cấp Giấy đăng ký cho nhãn hiệu.

Có thể khiếu nại quyết đinh của cơ quan đăng ký nhãn hiệu không?
CÓ. Nếu không bằng lòng với quyết định của cơ quan đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể khiếu nại theo trình tự lên người đứng đầu bộ phận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Singapore.

Thời hạn hiệu lực và gia hạn nhãn hiệu hàng hóa

Thời hạn hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là bao nhiêu năm?
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Singapore có hiệu lực là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm với điều kiện chủ sở hữu nộp đơn gia hạn và lệ phí duy trì hiệu lực đúng hạn.

Chủ sở hữu phải nộp đơn gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu khi nào?
Trong vòng từ 2 đến 3 tháng trước khi hết hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu phải nộp đơn xin gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu kèm theo lệ phí gia hạn. Lệ phí duy trì hiệu lực là 250 hoặc 270 đô la Singapore [tùy thuộc đăng ký điện tử hay đăng ký thông thường].

Nếu lệ phí duy trì hiệu lực không được trả đúng hạn thì đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ mất hiệu lực. Tuy nhiên, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày hết hạn đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có thể nộp lệ phí phục hồi hiệu lực bằng cách nộp đơn phục hồi hiệu lực kèm theo phí gia hạn và phí phục hồi hiệu lực là 150 đô la Singapore.

Để chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa cần phải làm gì?
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đói với đơn nhãn hiệu đang trong thời gian xử lý đơn hoặc nhãn hiệu đang có hiệu lực phải được ghi nhận tại Cơ quan đăng ký thì mới có giá trị pháp lý. Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa quy định chủ sở hữu mới có nghĩa vụ đăng ký việc chuyển nhượng. Việc sửa đổi tên chủ sở hữu được thực hiện kèm theo lệ phí 80 đô la Singapore.

Trong trường hợp ký hợp đồng li-xăng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký, hợp đồng li-xăng cũng phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kèm theo lệ phí là 60 đô la Singapore cho một nhãn hiệu.

Có thể thay đổi các thông tin/ chi tiết liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký không?
CÓ. Việc sửa đổi có thể thực hiện bằng cách khai vào những mẫu đơn nhất định và nộp một khoản lệ phí tùy theo từng trường hợp.

Hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ không?

CÓ. Bất cứ một ai quan tâm cũng có thể làm đơn yêu cầu xem xét lại hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Đơn được nộp kèm theo lệ phí 400 đôla Singapore.

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể bị hủy bỏ vì những lý do sau:

Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 5 năm sau khi đăng ký;

Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 5 năm liên tục mà không có lý do chính đáng;

Nhãn hiệu hàng hóa đã trở thành tên gọi thông thường của sản phẩm;

Nhãn hiệu hàng hóa được dùng theo cách thức gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, chất lượng hàng hóa, về chỉ dẫn địa lý của hàng hóa/dịch vụ.

Nhãn hiệu hàng hóa cũng có thể bị hủy bỏ nếu vi phạm quy định Luật nhãn hiệu hàng hóa, vi phạm nhãn hiệu đã được bảo hộ trước, hoặc nhãn hiệu được đăng ký do nhầm lẫn hoặc mạo danh trong quá trình đăng ký.

Các bên quan tâm có thể yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu trong vòng 7 năm kể từ ngày đăng ký có hiệu lực. Trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký trái với trật tự đạo đức xã hội thì thời hạn hủy bỏ nhãn hiệu không bị giới hạn.

Dịch vụ đăng ký tại Singapore

S&B Law là Đại diện Sở hữu trí tuệ được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chứng nhận theo Quyết định số 417/QĐ-SHTT. S&B Law có mạng lưới đối tác rất lớn, là các công ty luật và các đại diện sở hữu trí tuệ tại Singapore và có thể hỗ trợ khách hàng các dịch vụ sau:

+ Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore

+ Tư vấn về các thủ tục pháp lý và đại diện trong việc nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Singapore.

+ Làm thủ tục xin gia hạn và duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Singapore.

+ Thẩm định và đánh giá khả năng xâm phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Singapore.

+ Tham gia đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu với nhãn hiệu được bảo hộ tại Singapore.

» Đăng ký nhãn hiệu tại Singapo

» Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu tại Mỹ

Video liên quan

Chủ Đề