Chuyên viên pháp lý học ngành gì

Chuyên viên pháp chế là công việc khá hấp dẫn với những người học ngành luật. Vậy chuyên viên pháp chế là gì? Mô tả công việc của họ ra sao?

Chuyên viên pháp chế là gì?

Chuyên viên pháp chế hay chuyên viên pháp lý là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý. Đồng thời họ cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

Chuyên viên pháp chế giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh nghiệp luôn gặp thuận lợi về các thủ tục và giấy tờ pháp lý. Nhờ có chuyên viên pháp chế mà tất cả các thủ tục kinh doanh của doanh nghiệp đều được xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch.

Chẳng hạn khi doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng kinh tế, thì chuyên viên pháp chế sẽ là người chịu trách nhiệm tìm hiểu các vấn đề pháp lý, soạn thảo các điều khoản và thủ tục liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng. Họ cũng chịu trách nhiệm tìm hiểu kỹ các đối tác về mặt pháp lý. Hợp đồng sẽ chỉ được ký kết khi các vấn đề pháp lý được kiểm tra và loại trừ. Đặc biệt chuyên viên pháp chế có thể dễ dàng phát hiện ra những sơ hở trên hợp đồng. Điều này giúp công ty tránh khỏi những thiệt hại nghiêm trọng.

Xem thêm:Giám đốc pháp lý: 4 công việc chính

Bên cạnh đó chuyên viên pháp lý có trách nhiệm chuẩn bị các thủ tục pháp lý, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, bản quyền thương mại. Họ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng các chi tiết và quản lý các hồ sơ, thủ tục này đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, họ còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp về các vấn đề pháp luật, đảm bảo công ty luôn kinh doanh hợp pháp. Họ sẽ xử lý các giấy tờ liên quan đến xử lý tài chính, thu hồi công nợ nhằm đảm bảo doanh nghiệp không phải vướng vào các vụ kiện tụng không cần thiết.

Mô tả công việc của chuyên viên pháp chế

1. Chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lýcủa công ty

Phụ trách và chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến pháp lý của công ty. Cung cấp các tư vấn chính xác và kịp thời cho Ban giám đốc công ty về các vấn đề pháp lý khác nhau, bao gồm: luật lao động, liên doanh quốc tế, quản trị tài chính doanh nghiệp,...

Đảm nhiệm việc tham mưu và tư vấn cho Ban giám đốc công ty các vấn đề về pháp luật. Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp và pháp lý tất cả các giao dịch kinh doanh của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý như: thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu,...


>>> Xem thêm:Top 10 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp chế bạn nên biết

2. Xây dựng, kiểm tra, quản lý hệ thống chính sách của công ty

Những việc làm hấp dẫn

Head of Legal

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Pháp lý

Legal Executive

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Pháp lý, Sản Xuất

Senior Legal Consultant

Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Pháp lý, Sản Xuất

Legal Executive

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bất động sản, Pháp lý, Xây dựng

Head of Legal And Risk Management

TP.HCM, Long An, Tây Ninh Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Pháp lý, Tư vấn

Phối hợp với các nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng các chính sách quản trị nội bộ và giám sát việc tuân thủ chính sách. Đồng thời xây dựng các chiến lược phòng vệ hiệu quả.

Kiểm tra hệ thống chính sách nội bộ, đảm bảo rằng việc ban hành và thực thi các chính sách của công ty hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện việc nghiên cứu vàđánh giácác yếu tố rủi ro có khả năng tác động đến các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro phù hợp và đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra, để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Xem thêm:Top 10 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên pháp chế bạn nên biết

Hỗ trợ việc thiết lập hệ thống ISO cho các bộ phận trong công ty; tham gia đánh giá hệ thống quản lý nội bộ của công ty theo tiêu chuẩn ISO.

3. Quản lý các vấn đề pháp lý với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

Liên hệ và tiến hành các giao dịch với các đối tượng bên ngoài để giải quyết công việc theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc công ty.

Tham gia hoạt động tố tụng theo sự phân công của Ban giám đốc công ty nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty.

Đại diện công ty trao đổi và đàm phán với các đối tượng bên ngoài công ty, bao gồm: tư vấn viên pháp luật bên ngoài, các cơ quan chính quyền,..., để tạo mối quan hệ tin cậy và xử lý các vấn đề phức tạp với các bên liên quan.


>>>> Có thể bạn quan tâm:Cách trở thành một chuyên viên pháp chế giỏi

4. Tham gia việc soạn thảo hợp đồng và các văn bản do công ty ban hành

Tham gia soạn thảo các hợp đồng, thỏa thuận và các văn bản, tài liệu pháp lý để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty. Đồng thời, kiểm tra tính pháp lý, hợp pháp đối với các hợp đồng, văn bản pháp lý mà công ty ban hành và ký kết cũng như kiểm tra tính hợp pháp của các giao dịch công ty thực hiện.

Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cho công ty. Chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý, các văn bản, tài liệu giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhà nước.

5. Nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty

Nghiên cứu các luật, nghị định, thông tư… có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm giải thích các từ ngữ pháp lý cho mọi người trong công ty. Đảm bảo mọi thủ tục, quy trình hoạt động của công ty đều hợp pháp. Đồng thời có trách nhiệm quản lý các văn bản, hồ sơ pháp lý và giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh của công ty.

Xem thêm:Vai trò của chuyên viên, trưởng phòng, giám đốc pháp lý

6. Cập nhật các sửa đổi, bổ sung về pháp luật hiện hành

Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kịp thời các kiến thức mới nhất về pháp luật, như là các thay đổi về luật, nghị định, thông tư,…, có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty cho các cấp quản lý.

Nguồn ảnh: internet


  • Chuyên viên pháp chế
  • chuyên viên pháp lý
  • công việc chuyên viên pháp chế
  • chuyen vien phap che

Video liên quan

Chủ Đề