Có bao nhiêu từ hát trong bài Đoàn thuyền đánh cá?

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có sử dụng nhiều từ “hát” cả bài thơ cũng giống như một khúc tráng ca. Hãy chép thuộc những câu thơ có từ “hát” đó và nêu ý nghĩa của từ đó

câu 1 b
Bài thơ ” đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là một khúc ca về thiên nhiên và lao động tập thể, thể hiện niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống điều đó được đặc biệt thể hiện qua tiếng hát của người lao động, tiếng hát được lặp đi lặp lại bốn lần với những ý nghĩa khác nhau, lần một ” câu hát căng buồn cùng khó khôi” đây là tiếng hát ra trận đầy niềm vui, sự phấn chấn và tin tưởng vào chuyến ra khơi đầy thắng lợi. Lần hai là tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển cả và lời cầu mong cho một chuyến ra khơi thuận lợi gặp nhiều may mắn. Lần ba ” ta hát bài ca gọi cá vào” tiếng hát thể hiện niềm vui khí thế hăng say của người lao động, tiếng hát cuối cùng vang lên ” câu hát căng buồm với gió khơi” tiếng hát là một khúc ca khải hoàn của những con người chiến thắng trở về với những khoang thuyền đầy ắp cá.

Câu 4: [Trang 142 - SGK Ngữ văn 9] Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tạo nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?


  • Bài thơ có bốn từ "Hát", cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi" ở khổ đầu bài thơ gần như được lặp lại ở khổ cuối bài thơ “Câu hút căng buồm với gió khơi" tạo nên một sự tương ứng đẹp, thể hiện một sự trọn vẹn của cuộc hành trình của đoàn thuyền đánh cá và sự vận hành của thời gian, không gian. Đây là khúc ca về lao động hào hùng, tràn đây sức sống mà tác giả đã thay lời cho những người lao động cất lên tiếng hát.
  • Giọng điệu bài thơ sôi nổi, khỏe khoắn, tràn đầy không khí hứng khởi. Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần linh hoạt tạo nên âm hưởng hào hùng cho bài thơ


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Đoàn thuyền đánh cá

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 4 trang 142 văn 9 tập 1, soạn văn câu 4 trang 142 văn 9 tập 1, soạn bài câu 4 trang 142 văn 9 tập 1, đoàn thuyền đánh cá văn 9

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 1 a, trong bai thơ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có rất nhiều từ hát. Em hãy chép lại những câu thơ có sử dụng từ hát đó.

b, những câu thơ vừa chép miêu tả khúc hát của ai trong khung cảnh nào

c, Lấy những câu thơ có chứa từ hát đó em hãy viết 1 đoạn văn theo phương pháp quy nạp với câu chủ đề : đó là tiếng hát vang dội 1 khúc ca về những con người lao động mới.

Các câu hỏi tương tự

Phần I. Trong Truyện Kiều có câu: “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” Câu 1. Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên và cho biết những câu thơ vừa chép có trong văn bản nào? Nêu vị trí của của văn bản đó? Câu 2. Trong đoạn thơ em vừa chép, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Chỉ ra sự khác biệt về cảm xúc trong từng nỗi nhớ ấy? Câu 3. Từ văn bản có câu thơ trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay. Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy, đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi [..].Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa.” [Trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngữ văn 9, tập 1] Câu 1. Những lời nói trên là của nhân vật nào, được nói ra ở đâu? Câu 2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu thơ trong bài Sông núi nước Nam có nội dung tương tự? Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta,vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi” thuộc kiểu câu gì? Câu 4. Tại sao các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chỉ vốn có cảm tình với nhà Lê nhưng lại viết rất hay về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ? Câu 5. Viết bài văn khoảng 1 trang giấy thi trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ qua hồi thứ 14 - của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chỉ.

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?  

A. Người bà. 

B. Người cháu 

C. Người bố  

D. Người mẹ. 

Câu2 . Nhà thơ Huy Cận lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?    

A. Cảm hứng về lao động 

B. Cảm hứng về thiên nhiên. 

C. Cảm hứng về chiến tranh 

D. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên 

Câu 3. Từ “ ấp iu” trong câu “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào? 

A. Kiên nhẫn, khéo léo 

B. Vụng về, thô nhám. 

C. Cần cù, chăm chỉ 

D. Dẻo dai, bền bỉ 

 Câu4 Nhà thơ được mệnh danh là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn” đó là ai? 

A. Bằng Việt 

B. Chính Hữu 

C. Huy Cận 

D. Phạm Tiến Duật 

Câu 5  Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ... của dòng thơ còn thiếu sau  

                Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 

               Chỉ cần trong xe có một ... 

    A. Qủa tim 

    B. Tình yêu 

    C. Trái tim 

    D. Quyết tâm 

 Câu 6Bài thơ được coi là một khúc ca lao động đó là bài thơ nào? 

  A. Đồng chí 

  B. Ánh trăng 

  C. Bếp lửa 

  D. Đoàn thuyền đánh cá    

 Câu7.  Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 

  A. So sánh 

  B. Ẩn dụ 

  C. Nhân hóa 

  D. Hoán dụ 

Câu 8. Bài thơ  “Bếp lửa” được trích từ tập thơ nào? 

  A. Trời mỗi ngày lại sáng 

  B. Đầu súng trăng treo 

  C. Hương cây bếp lửa 

  D. Vầng trăng quầng lửa  

Câu 9. Phép tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau: 

                  “ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

                     Như sa như ùa vào buồng lái 

                     Bụi phun tóc trắng như người già 

                     Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời...” 

  A. So sánh 

  B. Nói quá 

  C. Hoán dụ 

  D. Nói giảm nói tránh 

Câu 10. Câu thơ nào sau đây cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của  người dân chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? 

 A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 

 B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng 

 C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 

 D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.  

Câu11. Nội dung các “ câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận có ý nghĩa như thế nào? 

A. Biểu hiện  sức sống căng tràn của thiên nhiên 

B.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động 

C. Thể hiện sự vô địch của con người 

D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả.  

Câu12. Dòng nào nói đúng nhất về triết lí sâu xa được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ Bếp lửa? 

A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời 

B. Yêu thương người nào thì  luôn nhớ về người đó bằng tình cảm ấm áp nhất 

C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc 

D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà – người phụ nữ Việt Nam.  

Câu 13: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

A. Vì làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng hơn tình yêu làng 

B. Vì Tây đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ quay về 

C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông 

D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn 

Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?  

A. Người bà. 

B. Người cháu 

C. Người bố  

D. Người mẹ. 

Câu2 . Nhà thơ Huy Cận lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?    

A. Cảm hứng về lao động 

B. Cảm hứng về thiên nhiên. 

C. Cảm hứng về chiến tranh 

D. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên 

Câu 3. Từ “ ấp iu” trong câu “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào? 

A. Kiên nhẫn, khéo léo 

B. Vụng về, thô nhám. 

C. Cần cù, chăm chỉ 

D. Dẻo dai, bền bỉ 

 Câu4 Nhà thơ được mệnh danh là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn” đó là ai? 

A. Bằng Việt 

B. Chính Hữu 

C. Huy Cận 

D. Phạm Tiến Duật 

Câu 5  Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ... của dòng thơ còn thiếu sau  

                Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 

               Chỉ cần trong xe có một ... 

    A. Qủa tim 

    B. Tình yêu 

    C. Trái tim 

    D. Quyết tâm 

 Câu 6Bài thơ được coi là một khúc ca lao động đó là bài thơ nào? 

  A. Đồng chí 

  B. Ánh trăng 

  C. Bếp lửa 

  D. Đoàn thuyền đánh cá    

 Câu7.  Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 

  A. So sánh 

  B. Ẩn dụ 

  C. Nhân hóa 

  D. Hoán dụ 

Câu 8. Bài thơ  “Bếp lửa” được trích từ tập thơ nào? 

  A. Trời mỗi ngày lại sáng 

  B. Đầu súng trăng treo 

  C. Hương cây bếp lửa 

  D. Vầng trăng quầng lửa  

Câu 9. Phép tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau: 

                  “ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

                     Như sa như ùa vào buồng lái 

                     Bụi phun tóc trắng như người già 

                     Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời...” 

  A. So sánh 

  B. Nói quá 

  C. Hoán dụ 

  D. Nói giảm nói tránh 

Câu 10. Câu thơ nào sau đây cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của  người dân chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận? 

 A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng 

 B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng 

 C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 

 D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.  

Câu11. Nội dung các “ câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận có ý nghĩa như thế nào? 

A. Biểu hiện  sức sống căng tràn của thiên nhiên 

B.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động 

C. Thể hiện sự vô địch của con người 

D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả.  

Câu12. Dòng nào nói đúng nhất về triết lí sâu xa được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ Bếp lửa? 

A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời 

B. Yêu thương người nào thì  luôn nhớ về người đó bằng tình cảm ấm áp nhất 

C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc 

D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà – người phụ nữ Việt Nam.  

Câu 13: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?

A. Vì làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng hơn tình yêu làng 

B. Vì Tây đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ quay về 

C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông 

D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn 

Video liên quan

Chủ Đề