Có nên cho trẻ vừa an vừa uống nước không

Vừa ăn vừa uống nước là thói quen của nhiều người. Chúng ta cho rằng, đó là một hành động giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tuy nhiên đây lại là một sai lầm khiến bạn có thể mắc những bệnh nguy hiểm.

Nhiều người cho rằng, vừa ăn cơm vừa uống nước tốt cho tiêu hóa, lại khiến người ăn ngon miệng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra những nguy hại khôn lường đối với sức khỏe.

Mặc dù uống nước mỗi ngày rất tốt cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với những người chơi thể thao hay làm việc dưới ánh nắng mặt trời thì họ cần uống nước nhiều hơn thế. 

Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu có nên vừa ăn vừa uống nước hay không, chuyên gia sức khỏe sẽ giải đáp giúp bạn.

Có nên cho trẻ vừa an vừa uống nước không

Theo Boldsky, bạn sẽ nhận được một lượng nước vừa đủ từ thức ăn để giúp ruột hoạt động hiệu quả. Vì vậy, nước đóng vai trò như một chất bôi trơn tự nhiên cho ruột, giúp chất xơ đẩy chất thải ra ngoài cơ thể.

- Uống một chút nước trong bữa ăn cũng không phải là điều xấu. Nó sẽ giúp bạn nuốt, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy no nhanh hơn, vì vậy sẽ ăn ít hơn.

- Uống một ly nước ngay trước bữa ăn có thể kiềm chế cơn thèm ăn. Tuy nhiên, uống nước trong bữa ăn cũng gây ra nhiều tác động xấu nhất định tới sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, đây lại là những nguy hại khi bạn vừa ăn vừa uống:

1. Làm loãng acid clohydric

Theo nghiên cứu, dạ dày có chứa acid clohydric, điều cần thiết để phá vỡ thức ăn mà chúng ta ăn. Khi bạn nuốt nước cùng với thức ăn, điều này sẽ pha loãng acid clohydric này khiến quá trình tiêu hóa hoạt động sai. Thói quen này lâu dần sẽ khiến dạ dày hoạt động vất vả hơn, gây ra các chứng bệnh đau dạ dày, ợ hơi, trào ngược dạ dày...

Có nên cho trẻ vừa an vừa uống nước không

2. Vừa ăn vừa uống nước khiến bạn dễ bị đầy hơi và khó tiêu

Uống nước trong khi ăn làm quá trình tiêu hóa hoạt động không đúng cách. Uống nước khiến hệ tiêu hóa kém hấp thu, gây đầy hơi và khó tiêu. Thậm chí bạn còn có thể bị táo bón. 

Vậy uống nước như thế nào là đúng cách khi ăn cơm?

Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên uống nước trước khi ăn, hợp lý nhất là nửa tiếng và uống sau 1 tiếng khi ăn. Điều này cho phép các acid clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn một cách hợp lý và ngăn chặn sự hình thành của khí, acid và đầy hơi.

Ngoài ra, bạn có thể uống vài ngụm nước trong khi ăn, tốt nhất là nước ấm để giúp nuốt thức ăn dễ dàng hơn.

Theo Trí Thức Trẻ

Minh Ngọc

Tác giả: Minh Ngọc

Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại.

Cho con vừa ăn vừa uống nước là hại con

Dưới đây là những lí do mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa uống nước:

Trẻ khó tiêu hóa

Mục đích duy nhất khiến mẹ thường xuyên cho trẻ uống nước cùng khi ăn là giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt và ăn nhanh hơn.

Nhưng nó lại chính là nguyên nhân hàng đầu khiến con khó tiêu hóa thức ăn. Do khi uống nước trong khi ăn, nước sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột khiến dạ dày gặp nhiều khó khăn trong tiêu hóa.

Trẻ kém hấp thụ

Do khi uống nước, trẻ sẽ nuốt nhiều hơn nhai và phần đa là không nhai kỹ thực phẩm. Điều này dẫn tới kém hấp thụ chất dinh dưỡng trong thành ruột và gây hại cho dạ dày.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn

Ít mẹ biết rằng, thói quen tưởng chừng vô hại này lại vô cùng nguy hiểm và gây hại cho con. Một trong những tác hại mà nó để lại là khiến trẻ biếng ăn dẫn tới chậm lớn.

Có nên cho trẻ vừa an vừa uống nước không

Thói quen vừa ăn vừa uống nước sẽ khiến trẻ lười ăn và chậm lớn

Theo các bác sĩ, khi trẻ nhai thực phẩm, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị kích thích khả năng thèm ăn ở trẻ. Nhưng vì không nhai, chủ yếu là nuốt khi có nước nên dạ dày sẽ không tiết ra dịch vị, điều này khiến trẻ ăn không ngon, không có cảm giác thèm ăn và dẫn tới biếng ăn. Biếng ăn lâu dài sẽ dẫn tới chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ.

Cơ hàm phát triển chậm

Ở giai đoạn từ 6 tháng – 8 tháng tuổi, trẻ được khuyến khích cho ăn thực phẩm lỏng mềm để dễ tiêu và thích nghi với thức ăn ngoài sữa mẹ.

Từ 10 – 12 tháng, mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm thô ít tới độ thô nhiều và sau 12 tháng, trẻ thậm chí có thể ăn được nhiều thực phẩm cứng, ăn cơm. Sang 16 tháng, trẻ có thể ăn cơm như người lớn. Nhờ vậy, cơ hàm của trẻ được phát triển mạnh mẽ bởi khả năng thích ứng nhai thực phẩm.

Tuy nhiên, vì một số lý do, các mẹ đã bỏ qua quy trình phát triển này, trẻ trên 1 tuổi vẫn ăn thực phẩm loãng mềm, chưa biết xử lý thực phẩm thô, khi ăn cháo vẫn xay hoặc vừa ăn vừa cho uống nước khiến cơ hàm phát triển chậm. Và về lâu về dài, trẻ sẽ chậm ăn thô, hàm yếu và thiếu chất.

Cho trẻ uống nước thế nào là đúng cách?

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là: Nên uống các loại nước (kể cả nước hoa quả hay nước lọc) sau bữa ăn ít nhất là 1h đồng hồ để dạ dày hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn mới nạp vào.

Khi cho trẻ ăn, bạn cũng nên hạn chế chan canh vào cơm, vì nó sẽ làm bạn lười nhai, nuốt nhanh hơn, thức ăn vào dạ dày vẫn còn ở dạng cứng, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn. Tốt nhất là nên ăn món canh trước, rau với cơm phải nhai một cách chậm rãi.

Việc con bạn thường khát trong khi ăn có thể là trong ngày trẻ đã uống chưa đủ nước. Hãy tranh thủ cho con uống trước hoặc sau bữa ăn, tăng cường nước hoa quả tươi, nước lọc và hạn chế nước ngọt, nước có gas con bạn sẽ có thân hình cân đối mà không lo béo phì.

Theo Gia đình Việt Nam

Trước giờ nhiều người vẫn cho rằng không được ăn và uống cùng một lúc, hóa ra nước chẳng có hại mà còn giúp làm mềm thức ăn, tốt cho hệ tiêu hóa và giảm cân nữa.

Các bậc phụ huynh thường mắng con khi thấy các bé vừa ăn vừa cầm cốc nước để uống: “Không được ăn và uống cùng lúc. Đặt cốc nước xuống, ăn hết cơm của con đi!”. Một số chuyên gia cho rằng nước làm loãng axit dạ dày của chúng ta. Những người khác nghĩ vừa ăn vừa uống sẽ làm cho cơ thể béo lên. Một số người thậm chí còn nghĩ rằng nước đẩy thức ăn chưa tiêu hóa ra khỏi dạ dày. Tất cả chúng ta đều đang hiểu lầm rồi.

Có nên cho trẻ vừa an vừa uống nước không
Điều gì xảy ra với thức ăn và nước trong dạ dày? (Ảnh: Brightside)

Quá trình tiêu hóa cơ bản là chúng ta nhai thức ăn, trộn với nước bọt có chứa các enzyme cần thiết để tiêu hóa. Sau đó, thức ăn mềm đi vào dạ dày, ở đây chúng được trộn với một số loại axit đặc biệt. Vấn đề phức tạp mà chẳng mấy ai biết khiến chúng ta hiểu lầm bấy lâu nay là trung bình dạ dày cần đến 4 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi biến nó thành chất lỏng, hoặc dịch sữa trong dạ dày. Dịch sữa đi sâu hơn vào ruột, nơi nó cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong khi đó, nước không lưu trú ở dạ dày trong một thời gian dài như thức ăn. Chỉ tốn khoảng 10 phút để khu vực này di chuyển 300ml nước. Chính bởi thế, nếu bạn uống trong khi ăn, nước theo quy luật chỉ đi lướt qua dạ dày, thức ăn, giữ ẩm và rời khỏi nơi đây thật nhanh.

Uống nước không làm loãng axit dạ dày đâu

Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp nhưng được điều chỉnh rất tốt. Nếu dạ dày "cảm thấy" rằng nó không thể tiêu hóa một cái gì đó, nó tạo ra nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của chất lỏng bên trong. Ngay cả khi bạn uống đến 2 lít nước, nó sẽ không ảnh hưởng đến mức độ axit. Nhân tiện, trong thức ăn hàng ngày cũng có nước, bạn ăn mà chẳng sao đúng không? Ví dụ, trung bình, một quả cam chứa đến 86% nước.

Bằng cách này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày của chúng ta, nhưng nó trở lại bình thường rất nhanh.

Uống nước không làm bạn tiêu hóa “nhanh nhẩu đoảng”

Không có nghiên cứu nào chứng minh quan niệm sai lầm rằng nước đẩy thức ăn rắn vào ruột trước khi nó được tiêu hóa hoàn toàn. Các nhà khoa học cho rằng nước rời khỏi cơ thể nhanh hơn thức ăn rắn và nó không làm ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa.

Vì vậy, chúng ta có thể uống trong khi ăn?

Có nên cho trẻ vừa an vừa uống nước không

Nếu bây giờ ai đó nói bạn nên ăn hết đồ ăn mới uống nước thì hãy phản biện lại nhé. Trên thực tế, điều ngược lại là đúng. Thật tuyệt khi có một ly nước trên bàn trong mỗi bữa ăn, hấp dẫn hơn hãy chọn nước trái cây hoặc sữa.

Nước không có hại, ngược lại còn giúp làm mềm thức ăn. Có một số lợi thế nhất định khi uống rượu. Nghiên cứu cho thấy khi một người tạm ngưng việc đưa đồ ăn vào miệng và nhấm nhấp chút rượu, đặc biệt là rượu vang sẽ làm chậm quá trình ăn uống. Kết quả là mọi người ăn ít hơn, điều chỉnh tốt tín hiệu đói từ cơ thể. Vì thế có thể làm chủ cân nặng mà mình mong muốn.

Nếu bạn quen uống trà với thức ăn thay vì nước thì cũng chẳng có gì sai. Nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệt về mức axit sau khi uống trà hoặc nước.

Nhiệt độ của nước bạn uống không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa hoặc số lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Dạ dày có thể làm nóng hoặc làm nguội thức ăn đến mức cần thiết. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên bạn nên uống nước ấm khoảng 60 độ.