Có nên sinh con thứ 3 khi đã có 1 trai 1 gái

Trong chuyến công tác về xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông), tôi được nghe nhiều câu chuyện về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Với nhiều lý do khác nhau, hầu hết chị em phụ nữ nơi đây đều không muốn sinh con thứ 3 để đời sống gia đình được phát triển. Theo thống kê của Hội LHPN xã, tỷ lệ phụ nữ sinh từ 1 đến 2 con chiếm hơn 95% tổng số hội viên đã lập gia đình trên địa bàn xã.

Trao đổi với chúng tôi về việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở xã, chị Y Máo- Chủ tịch Hội LHPN xã, cho hay: Toàn xã có 419 hội viên phụ nữ đã lập gia đình, trong đó chỉ có 23 hội viên trên 40 tuổi có sinh con thứ 3, còn lại đều chỉ có 1 - 2 con. Tỷ lệ phụ nữ không sinh con thứ 3 chiếm hơn 95% tổng số hội viên phụ nữ đã lập gia đình trên địa bàn xã.

Để đạt được kết quả trên, trong nhiều năm qua, Hội LHPN xã Măng Ri đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động đến từng hội viên phụ nữ về việc thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện các mô hình truyền thông, tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, giảm thiểu tình trạng tảo hôn; tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.

Có nên sinh con thứ 3 khi đã có 1 trai 1 gái
Chị Y Máo- Chủ tịch HLPN xã Măng Ri (trái) tuyên truyền, vận động chị em thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: VT

28 tuổi, chị Y Hồng - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Pu Tá có 2  con và khẳng định không sinh con thứ 3. Chị cho biết: Là chi hội trưởng, tôi phải gương mẫu cho chị em làm theo. Tôi đã nỗ lực tuyên truyền, vận động chị em không lựa chọn giới tính khi sinh và đặc biệt không sinh con thứ 3. Nhờ vậy, các hội viên phụ nữ trẻ tuổi trong thôn đều không sinh con thứ ba, kể cả các gia đình có hai cháu gái hoặc hai cháu trai vẫn không có ý định “ráng” tìm thêm con nữa.

Chia sẻ về chuyện sinh con, chị Y Ái (37 tuổi, ở thôn Ngọc La, chỉ có một con, là bé gái) cho biết, con gái chị năm nay đã học lớp 11, cháu được gia đình kèm cặp và tạo điều kiện trong việc học nên đạt thành tích khá tốt. “Trước đây, gia đình tôi có ý định sinh thêm cháu nữa, nhưng thấy hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nuôi một cháu còn thiếu thốn nhiều thứ nên từ bỏ suy nghĩ sinh thêm. Có một đứa con, vợ chồng tôi tập trung nuôi dạy cháu cho tốt, không để cháu thiệt thòi, thiếu thốn trong cuộc sống” - chị Y Ái chia sẻ.

Còn gia đình chị Y Then (31 tuổi) ở thôn Chung Tam có 2 con gái (một học lớp 8, một học lớp 6), vợ chồng chị đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình sau khi sinh con thứ 2. Chị Then cho biết: Nhiều người cũng hỏi sao vợ chồng không tìm đứa con trai, tôi nghĩ trai hay gái cũng là con mình, là khúc ruột của mình, mình phải cố gắng chăm sóc con cho tốt. Tôi có nhiều người bạn ở xã khác đông con, gia đình cực khổ, con cái thiếu thốn đủ thứ. Tôi có hai đứa con gái, dù vợ chồng tôi thu nhập không cao, nhưng lo cho các con ăn học mỗi năm vẫn dư được một ít làm của để dành.

Ông Dương Đình Chung – Chủ tịch UBND xã Măng Ri tự hào: Nhiều chị em phụ nữ đã lập gia đình ở xã Măng Ri đã ý thức được việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Bởi bà con nơi đây biết rằng “giàu con” sẽ dẫn đến “nghèo của”, nếu kinh tế gia đình không vững và con cái đông sẽ giáo dục không tốt. Việc các hộ gia đình không sinh con thứ 3 giúp kinh tế gia đình ngày càng phát triển, con cái được giáo dục tốt, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Văn Tùng

Thứ năm, 12/08/2021 - 16:45 PM

Cô thân mến,

Cháu lấy chồng đã được 7 năm, hiện tại vợ chồng cháu là viên chức nhà nước. Làm nhà nước lương thấp, mà cũng nhiều cái áp lực khó nói (cháu nói cô thông cảm), về công việc của cháu không vấn đề gì phải bàn nhiều. Điều cháu muốn nói ở đây là công việc của chồng cháu. Ở cơ quan chồng cháu suốt ngày bị đồng nghiệp và lãnh đạo chèn ép. Anh hiền lành lắm, nhưng sống không khéo, nên vậy cô ạ.

Từ khi chúng cháu cưới nhau, cơ quan anh đã dọa cho thôi việc (bằng hình thức đánh giá xếp loại, với viên chức 2 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ là thuộc đối tượng tinh giản biên chế đó cô). Ngày đó mới cưới, cháu cũng còn trẻ, nhưng cũng khuyên chồng chịu khó nhịn mọi người cho êm chuyện, rồi cũng luồn cúi lãnh đạo.

Chuyện im được một thời gian, thì nay cơ quan lại gây áp lực với anh. Điều đáng nói là chúng cháu có ý định sinh con thứ 3 (chưa nói với ai nên cơ quan hai bên đều chưa biết). Chúng cháu đã hai con, 1 trai, 1 gái rồi.

Cả hai vợ chồng đều muốn sinh thêm đứa nữa, cháu là đảng viên nhưng cháu chấp nhận, (vì cơ quan cháu không gây áp lực), còn chồng cháu thì chưa đảng viên nhưng cơ quan lại gây quá nhiều áp lực. Nếu vợ chồng cháu quyết định thì cơ quan chồng cháu chắc chắn sẽ đẩy chồng cháu vào thế không hoàn thành nhiệm vụ, rất khó xử nhưng anh bảo mặc kệ, hi sinh vì con.

Cháu lại nghĩ, bây giờ anh nói vậy, sau này phải nghỉ việc rồi thì anh lại khác phải không cô? Rồi sẽ chán, rồi nhiều chuyện nữa, đàn ông mà cô nhỉ. Nhiều lúc cháu cũng thấy nản lắm, phụ nữ lấy chồng thì được chồng lo lắng nhiều thứ, nhưng với cháu, mọi thứ cháu đều phải lo, phải suy nghĩ và quyết định, cháu thật sự thấy mệt mỏi quá cô à.

Đọc thư, chắc cô cũng nghĩ cháu có vấn đề phải không cô, vì con đã đủ trai gái rồi mà? Lại sinh thêm đứa nữa làm gì khi hoàn cảnh không cho phép như vậy, nhưng thật sự cháu muốn đông con chút cho chúng nó có chị có em, chứ cháu thấy 2 con ít cô à. Cô thông cảm cho cháu nhé, trẻ nhưng tư tưởng hơi cổ phải không cô?

----------------------

Cháu thân mến!

Lý ra cô nghỉ ngơi sau khi tiêm vacxin nhưng cô ngồi dậy viết sớm và mail riêng cho cháu, trước khi thư lên báo. Về việc cơ quan và chồng cháu trước.

Thứ nhất, cô biết cơ quan nhà nước đã phức tạp nhiều năm nay, dễ đến hàng mấy thập kỷ, cùng với làn sóng kinh tế thị trường (sơ khai). Sếp dù là không trực tiếp trả lương cho người dưới quyền nhưng cũng có thể là những ông trời con, quyền sinh sát và bè cánh, hưởng thụ, thượng đội hạ đạp.

Hình thức bình xét thi đua là một thứ ràng buộc và rất dễ bị vi vu, cá nhân. Người yếm thế, người ít năng lực hoặc người xác quyết, tôi vậy đó, tôi không về phe, tôi không bỏ tiền ra để mua người này, nô tài người kia, vậy thì, thiệt thôi.

Chồng cháu, như cháu mô tả, hiền lành, có thể hiền lành quá mức (cô sẽ phân tích thêm ở phần sau). Người hiền khác người khờ à nha. Có người khẩu xà nhưng tâm phật, xét người xét cái tâm chứ không chỉ xét hành vi.

Cháu viết rằng cháu tự quyết, tự lo tất cả, cháu đảng viên mà chồng không đảng, có lẽ cháu trụ cột, cháu vừa làm vợ vừa làm chồng luôn. Có những ông chồng “hiền suốt đời” như vậy đó, bản tính, tâm tính và không cố gắng, có phần ỷ lại.

Cô thấy nhiều gã chồng như vậy, như cái bóng, như dây leo, bù lại các chàng như vậy thì vợ nói gì nghe nấy và rất thủy chung. Họ yêu người vợ lanh lợi, sắc sảo tháo vát, âu là, cái họ thiếu nên họ cần và họ ngưỡng mộ.

Việc ở cơ quan và biên chế, có lẽ nên tìm cách khác tháo ra, một chỗ mới, bèo hơn, nhưng lành hơn chăng? Rất nên cân nhắc cẩn trọng vì thời nay người đông việc ít, họ tinh giản rần rần, dễ bị văng ra. Còn nếu như anh hùng, ta đây không sợ thì sẽ như bao người, nhảy việc (có điều kiện vì biên chế và bảo hiểm xã hội). Gian nan nhưng trẻ thì sợ gì gian nan.

Vấn đề sinh tử của các cháu lúc này là ý định sinh con thứ ba. Điên à? Cả hai vợ chồng điên à? Cô mắng như cháu là con gái cô vậy, chính vì thế mà cô viết thư hồi âm ngay, cô sợ không kịp với những ngày cuối tuần này (hehe).

Đã trai và gái, các cháu còn muốn gì nữa? Không phải cổ mà là tối tăm, cháu biết không? Không nhu cầu gì cả, ngoài đẻ thêm cho đông thêm. Việc của chồng bấp bênh, cháu đảng viên có thể bị điều tiếng, thế mà vẫn muốn đẻ nữa là sao?

Hai đứa con bây giờ nuôi chúng một núi tiền, con lớn là công sức lớn, tha hồ vợ chồng cãi nhau nhé. Nghe cô, dẹp ngay và dẹp ngay ý định ngông cuồng là đẻ đứa nữa đi nhé. Đại dịch không biết khi nào qua, nó sẽ dìm nhân loại trong bể khổ, thiên hạ còn bị hành tơi bời nhé.

Hy vọng cháu nghe cô và chủ động, chồng muốn đẻ thêm, mình nhất định không không, ông đừng có mà ham hố kỳ cục thế nhé. 

Gia đình vợ chồng anh Tăng Hoàng Công, chị Phạm Thị Bích Hồng ở thôn Kỳ Phú, xã Cư An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai luôn đầy ắp tiếng cười. Bởi vợ chồng anh Công không đặt nặng vấn đề chuyện sinh con trai hay con gái, mà quan niệm con nào cũng là con, miễn là con khỏe mạnh và ngoan ngoãn là vui rồi. Vì vậy mà khi sinh con một bề là gái, vợ chồng chị Hồng quyết định kế hoạch hóa gia đình để có điều kiện chăm sóc con và có thời gian phát triển kinh tế.

Có nên sinh con thứ 3 khi đã có 1 trai 1 gái

Chị Hồng tâm sự: "Vợ chồng tôi sinh được 2 đứa con gái nhưng cũng không có ý định sinh thêm để có con trai,  không sinh thêm con thứ 3 nữa để chăm sóc  các con khỏe hơn, tốt hơn. Chăm lo làm kinh tế để cho con học được đến nơi đến chốn".

Mặc dù vợ chồng chị Hồng ở cùng với cha mẹ chồng, bản thân anh Công lại là con trai một nhưng ông bà nội cũng đồng tình và tôn trọng quyết định của các con là không sinh con thứ 3. Đây chính là nguồn động viên và tạo tâm lý thoải mái cho 2 vợ chồng trẻ Tăng Hoàng Công tập trung chăm lo, dạy bảo các con được tốt hơn.

Anh Công - chồng chị Hồng cũng cho biết, ông bà cũng rất ủng hộ, coi cháu trai gái cũng như nhau nên ông bà cũng không nặng nề chuyện phải có cháu trai. Vì vậy vợ chồng anh Công an tâm tiếp tục làm ăn chứ không lo lắng việc phải sinh thêm đứa con trai. Bên cạnh đó, anh chị cũng luôn tuyên truyền cho bà con hàng xóm nên đẻ 1 đến 2 đứa con, chứ đẻ nhiều khổ lắm, đẻ ít con làm kinh tế để xây dựng cuộc sống gia đình tốt hơn.

Nhờ công tác tuyên truyền, vận động của cán bộ chuyên trách dân số xã mà nhiều gia đình sinh con một bề là gái trên địa bàn huyện Đak Pơ đã ý thức rất rõ sinh đủ 2 con để cuộc sống gia đình no ấm, hạnh phúc.

Không chỉ là gia đình tiêu biểu tại địa phương trong việc sinh con đúng chính sách dân số mà gia đình chị Phạm Thị Bích Hồng huyện Đak Pơ còn được chọn là một trong số 36 gia đình tiêu biểu từng được tuyên dương sinh con một bề là gái thực hiện đúng chính sách DSKHH - GĐ của tỉnh Gia Lai. Có được kết quả này là nhờ sự tuyên tuyền vận động của mỗi cán bộ chuyên trách dân số xã cũng như thay đổi quan niệm về sinh con của mỗi cặp vợ chồng.

Có nên sinh con thứ 3 khi đã có 1 trai 1 gái

Cán bộ y tế tuyên truyền người dân không lựa chọn giới tính khi sinh. Ảnh: Như Ý

Đại diện Phòng Dân số, Trung tâm Y tế huyện Đak Pơ cho biết: Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới có sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể. Tuyên truyền đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và gia đình về việc không nên đặt nặng vấn đề có người nối dõi tông đường, cũng như việc chọn lựa giới tính khi sinh. Nhờ đó, huyện Đak Pơ trước đây có tỷ số giới tính khi sinh rất cao với khoảng 118 nam/100 nữ thì đến năm 2020 đã giảm còn 107 nam/100 nữ.

Có nên sinh con thứ 3 khi đã có 1 trai 1 gái
Hạnh phúc lớn lao của gia đình sinh con một bề là gái

Hà Nội tiêm vaccine COVID -19 cho học sinh