Cỏ ủ chua để được bao lâu

Thức ăn thô tươi có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, do đặc tính cỏ chỉ sinh trưởng trong vụ xuân và vụ hè thu. Vì vậy, các hộ nông dân thường gặp khó khăn trong vấn đề cung cấp thức ăn xanh cho vật nuôi khi mùa đông đến.

Hình ảnh nguyên liệu sau khi đã ủ chua

Để giữ lại nguồn thức ăn dư thừa của mùa vụ, bà con nông dân thường ủ chua rơm, rau, cỏ, cây ngô, bã mía, cây cỏ voi và các loại phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm sau khi chế biến thực phẩm để dự trữ nguồn thức ăn quanh năm cho trâu, bò…

Theo nghiên cứu khoa học, ủ chua là phương pháp bảo quản thức ăn xanh thô lâu dài qua quá trình lên men yếm khí. Rau, cỏ lên men chua tạo ra axitlactic làm giảm độ pH hạ xuống mức có tác dụng ức chế các vi sinh vật. Khi ủ chua, thức ăn vừa được bảo đảm chất dinh dưỡng, vừa khắc phục tính thời vụ.

Hố ủ : Phải chắc chắn, thành và đáy phải cứng khô dáo có thể đậy kín không cho nước vào hố. Nên sử dụng loại thùng nhựa để dễ dàng vệ sinh, di chuyển và đậy kín. Nếu làm bằng túi bạt là tốt nhất, dễ cho vào và có thể buộc kín, hoặc hút hết khí đảm bảo khi ủ không bị hỏng do lọt khí.

Nguyên liệu : Phải tươi, hoặc khô cần loại bỏ nguyên liệu bị thối, ủng, mốc và sạch không lẫn tạp chất.

Độ ẩm : Yêu cầu nguyên liệu trộn đều, có độ ẩm khoảng 60 – 70%, nếu các loại nguyên liệu khô cần thêm rỉ mật. Không nên cắt cỏ, nguyên liệu trong lúc trời mua, hoặc mới mưa xong sẽ dính nước mưa, hoặc thừa nước dễ bị thối khi ủ.

Nén chặt : Khi đưa thức ăn xuống hố ủ cần nén chặt từng lượt một.

Nguyên liệu ủ chua rất phong phú, đa dạng, chính là những thức ăn tươi cho vật nuôi ăn hàng ngày như cỏ voi, thân chuối, thân cây ngô,… và những phụ phẩm từ rau thừa…

Ngoài các nguyên liệu chính là các phụ phẩm từ nguồn rau sạch, để ủ chua cần dùng muối ăn, mật rỉ đường và rơm khô hoặc bã mía khô.

– Nguyên liệu ủ chua còn tươi, sạch, không thối rữa, được thu hoạch trong độ có thời kỳ dinh dưỡng cao nhất. Ủ chua là quá trình lên men gây ức chế các vi khuẩn có hại cho cỏ. Vì vây, để thức ăn ủ chua đạt hiệu quả cao nhất, rau cỏ cần được thái nhỏ.

– Hố đào hay thùng, bể lớn dùng để ủ chua phải được xây dựng, đóng chắc chắn, có mái che mưa và cọ rửa sach sẽ trước khi sử dụng.

  • Vệ sinh thùng, hố
  • Lót ở đáy hố, thùng một lớp rơm [bã mía] dày chừng 10 cm.

– Thái nhỏ nguyên liệu, xếp vào hố/thùng chứa từng lớp mỏng 10 cm, nén chặt cỏ đảm bảo không khí không thoát ra giữa các khe hở. Rắc muối và cho đổ nước rỉ đường mật theo công thức [200kg nguyên liệu + 4-5kg muối + 5-6kg rỉ đường mật].

– Thời gian ủ chua từ 6 đến 8 tuần.

Ủ chua là một trong những phương pháp bảo quản hữu hiệu thức ăn chăn nuôi, được rất nhiều người dân sử dụng để dự trữ thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho vật nuôi. Tuy nhiên, để ủ chua cần dùng một lượng lớn rau cỏ, khiến bà con tốn rất nhiều thời gian công sức cho công đoạn băm, thái nhỏ.

Khắc phục điều đó, mời bà con tham khảo máy băm chuối đa năng [có thể băm nhỏ cây chuối, thân cây ngô, cây cỏ voi, ngọn cây mía, bèo tây và các loại rau củ quả khác] giúp bà con rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức khi ủ chua số lượng lớn.

Khi đã tiến hành ủ chua, không nên mở ra mở để xem, nên dùng loại bao bằng bạt để đảm bảo kín 100%. Nếu có máy hút chân không để hút hết không khí trong bao tải là chuẩn nhất.

– Giữ lại lượng thức ăn được lâu hơn trong mùa khô khi thiếu nguồn thức ăn xanh.

– Lên men giúp vật nuôi dễ dàng tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

– Chủ động nguồn thức ăn, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng phù hợp.

– Tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi.

Mời bà con tham khảo loại máy có thể băm được rơm, bã mía, cây cỏ voi, sơ dừa và nghiền cám chuyên sử dụng làm máy chế biến thức ăn đa năng, nhiều chức năng trong 1.

Video thử máy băm nghiền đa năng

Video thử máy băm cỏ công nghiệp

Thức ăn ủ chua là phương pháp sinh học, qua quá trình phân giải đường dễ tan có sẵn trong nguyên liệu thức ăn [ nhờ hệ vi sinh vật sẵn có trong tự nhiên hoặc bổ sung] thành axit hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Hàm lượng axit hữu cơ tăng. Chủ yếu là axit lactic do quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật làm cho môi trường pH giảm gây ức chế các vi khuẩn gây thối.  Bài viết này Sumo Nhật Việt sẽ giải đáp cho bạn đọc “Có nên cho vật nuôi ăn thức ăn ủ chua hàng ngày” không.

1. Ưu điểm của thức ăn ủ chua

Thành phần nguyên liệu được bảo quản gần như nguyên thành phần dinh dưỡng. Cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật sản sinh ra. Không có độc tố, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn gia súc, giá thành chế biến thấp, dễ áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi và thời gian bảo quản dài.

Hiện nay rất nhiều địa phương trên cả nước đang đẩy mạnh triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Phương pháp nuôi truyền thống cho bò ăn riêng rẽ từng loại thức ăn sẽ không cân bằng dinh dưỡng. Sumo Nhật Việt xin giới thiệu đến quý bà con kỹ thuật ủ chua thức ăn cho bò đảm bảo dinh dưỡng giúp bò lớn nhanh tăng sản lượng thịt sữa.

==> Click xem ngay: Kỹ thuật ủ chua thức ăn cho bò bằng men ủ thức ăn SUMO

Gia súc ăn thức ăn đã được ủ sẽ rút ngắn quá trình lên men ở dạ cỏ, hạn chế hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ làm giảm quá trình sản sinh ra khí mê-tan, giảm phát thải khí nhà kính.

Cắt nguyên liệu để ủ

Cung cấp nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc vào mua đông. Đặc biệt là đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, thỏ, hươu, nai… Khả năng trồng cỏ còn nhiều hạn chế và phụ thuộc vào thời vụ nên vào mùa đông khô hanh, cỏ phát triển kém, gia súc thiếu thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của vật nuôi. Vì vậy việc bảo quản và dự trữ thức ăn thô xanh, tận dụng phụ phẩm trong trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết.

2. Thành phần nguyên liệu và dụng cụ làm thức ăn ủ chua

Nguyên liệu chủ yếu để ủ thức ăn cho gia súc bao gồm:

– Các loại cỏ, lá, thân cây ngô sau khi thu bắp, cây ngô cả bắp xanh [bắp chín sữa], thân, lá cây lạc sau thu hoạch, ngọn, lá sắn, lá dứa…: 93-94%

– Bột sắn hoặc cám gạo, bột ngô: 2 – 5%

– Rỉ mật: 1 – 3%     

– Muối ăn: 0,5 – 1%

– Chế phẩm vi sinh vật SUMO: 0,1- 0,2%  

Dụng cụ: Máy băm nghiền để làm nhỏ nguyên liệu, cân, thùng có nắp đậy, bao tải có lót nilong, xẻng để đảo trộn.

3. Tiến hành ủ chua

Tiến hành ủ khi thời tiết nắng ráo, không nên ủ chua vào trời mưa. Ủ ở nơi râm mát, cao ráo, có thể thoát nước tốt. Đối với những loại lá và cây non, nhiều nước cần phơi héo làm giảm tỷ lệ nước trước khi ủ.

Ủ chua cỏ sữa

Bột sắn hoặc cám, bột ngô và chế phẩm men được trộn đều với rỉ mật trước khi ủ.

– Dùng máy băm nghiền để cắt nguyên liệu thành độ dài từ 3 – 7 cm.

– Rải một lớp bạt nilon lên đáy và thành hố ủ, sau đó rải một lớp cây ngô nguyên cây hoặc rơm khô dưới cùng. Rắc một lớp nguyên liệu dày 10-15 cm, tiếp tục rắc một lượt hỗn hợp bột lên. Vừa làm vừa nén chặt để đẩy không khí ra ngoài. Cứ làm lần lượt như vậy cho đến khi đầy hố ủ.

– Phủ rơm hoặc lá chuối khô hoặc phủ 2 lớp bạt nilon lên trên, che đậy thật kín, tránh không khí lọt vào, sau đó đắp đất lên trên dày khoảng 20 cm hoặc buộc chặt túi ủ để tạo môi trường yếm khí. Chú ý đào rãnh thoát nước mưa xung quanh.

– Thời gian ủ trong khoảng 19 – 21 ngày là có thể cho gia súc ăn.

4. Cách cho vật nuôi ăn thức ăn ủ chua

Thức ăn sau khi ủ có màu vàng rơm, mùi thơm, vị chua nhẹ rất hợp khẩu vị gia súc.

Khi lấy thức ăn cho gia súc ăn cần lấy gọn từng góc, thao tác nhanh. Sau đó bịt kín lại để tránh không khí lọt vào sẽ làm hỏng thức ăn.

Kiểm tra thức ăn ủ chua trước khi cho gia súc ăn. Nếu có màu đen, mốc thì không cho vật nuôi ăn. Với thức ăn ủ chua bà con hoàn toàn có thể cho vật nuôi ăn hàng ngày.

Cho bò ăn thức ăn đã ủ

Thời gian đầu vật nuôi chưa quen với thức ăn được ủ lên men, bà con cần trộn lẫn thức ăn ủ chua với thức ăn thô xanh thường ngày và tăng dần trong vài ngày đâu, có thể sử dụng thức ăn ủ chua khoảng 30 – 50% tổng khối lượng thức ăn thô xanh trong khẩu phần hàng ngày của gia súc.

Trừ một số trường hợp không nên ăn thức ăn ủ chua:

– Trâu bò có chửa ở thời kỳ cuối

– Bê, nghé dưới 6 tháng tuổi.

– Vật nuôi đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa.

– Gia súc trong thời kỳ vắt sữa [bò sữa, dê sữa] không nên cho vật nuôi ăn thức ăn lên me trước khi khai thác sữa.

Thức ăn ủ chua có thể bảo quản đến 6 tháng nếu mỗi lần lấy thức ăn ra che đậy kín, cẩn thận.

Liên hệ mua chế phẩm sinh học ủ chua thức ăn SUMO:

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: //sumonhatviet.com 

Email:  

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Video liên quan

Chủ Đề