Con đười ươi là con gì

Khả năng tự học hỏi và tư duy của các loài động vật luôn khiến chúng ta bất ngờ. Ắt hẳn, bạn chưa quên được hình ảnh những chú vẹt biết cạy thùng rác để kiếm ăn, hay những con ong mở nắp chai nhựa một cách không mấy khó khăn.

Tuy nhiên, việc tư duy để hành động theo lý trí lại được xem là một bài toán khó, mà ít loài động vật có thể vượt qua. Song, điều này không khiến các nhà khoa học nản lòng trong nỗ lực đi tìm câu trả lời.

Mới đây, một nhóm các nhà khoa học đến từ đa quốc gia, đã công bố kết quả bất ngờ sau khi tiến hành thử nghiệm trên đười ươi và khỉ đột bị nhốt tại vườn thú Basel, Thụy Sĩ.

Thí nghiệm bao gồm việc lựa chọn 2 chiếc cốc úp ngược, với bên trong hoặc là phần thưởng, hoặc là không có gì cả.

Để làm quen với bài tập này, con vật phải hiểu được rằng phần thưởng an toàn luôn được đặt trong chiếc cốc an toàn, trong khi phần thưởng rủi ro có thể được đưa ra trong chiếc cốc rủi ro. Nói cách khác, chúng phải làm quen với các phép tính dựa trên phản hồi, xác suất và chọn lọc.

Sau khi tiến hành thử nghiệm, nhóm phát hiện ra rằng đười ươi và khỉ đột hoàn toàn có thể hành động theo lý trí thông qua việc đưa ra quyết định dựa trên những gì chúng có thể đạt được và khả năng chúng có phần thưởng cao như thế nào.

Các con vật thậm chí dám liều lĩnh để lựa chọn những phương án rủi ro hơn khi phần thưởng tiềm năng tăng lên.

Kết quả từ nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học thích thú. Họ cho rằng những nghiên cứu như vậy cần được tiếp tục để giải thích về những ẩn số trong nhận thức của các loài động vật khi chúng ta dạy chúng tư duy.

Con đười ươi là con gì

Con người không phải loài động vật duy nhất có thể đưa ra những quyết định an toàn dựa trên lý trí (Ảnh: Getty).

Trên thực tế, các nhà khoa học cho rằng nhiều khảo sát dựa trên hành vi của con người cho thấy những quyết định mà chúng ta đưa ra thường tỏ ra phi lý, hay nói cách khác là không nhằm mục đích tối đa hóa tiện ích.

Thí dụ, con người có thể sẵn sàng từ bỏ các lựa chọn mà đáng lẽ sẽ có lợi để khám phá các lựa chọn thay thế - dù không chắc chắn, hay thậm chí có nguy cơ nhận được ít lợi thế hơn.

Hành vi mang tính "khám phá" này được lý giải là nhằm mục đích đánh giá các tiện ích của tất cả các tùy chọn, để từ đó đưa ra những quyết định có chiều sâu hơn.

Đối với những loài động vật như đười ươi hay khỉ đột, chúng sẽ tư duy hoàn toàn ngược lại, theo cách làm sao để nhận được phần thưởng cao nhất. Nói cách khác, chúng thậm chí có thể tư duy và hành động theo lý trí tốt hơn cả con người.

Nhóm nghiên cứu quan sát hành vi săn mồi của đười ươi vào năm 2017 Trạm nghiên cứu đười ươi Tuanan tại vùng Kapuas thuộc trung tâm tỉnh Kalimantan, Borneo. Họ đã theo dõi hành vi của đười ươi từ năm 2003 đến năm 2017 và quen thuộc với chế độ ăn của chúng. Trong suốt thời gian nghiên cứu đó, thức ăn phổ biến nhất của đười ươi gồm trái cây (61%), lá non (14%), hoa (8%) và côn trùng (5%). Do đó, nhóm nghiên cứu rất bất ngờ khi chứng kiến con đười ươi đực tên Molong tấn công một loài linh trưởng khác.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu không dự định quan sát Molong. Mục tiêu của họ là đười ươi cái tên Kerry và Ketambe, con non 3 tuổi của nó. Sự việc bắt đầu khi Molong nhảy khỏi cây và chạy trên mặt đất. Nhóm nghiên cứu tưởng nó chạy trốn con đực khác nhưng sau đó họ nghe thấy từng tràng tiếng kêu và nhanh chóng phát hiện nó đang đuổi theo một con cu li chậm Borneo (Nycticebus borneanus).

Hành vi này rất kỳ lạ bởi cu li chủ yếu sống trên ngọn cây. Molong tiếp tục đuổi theo con cu li bằng cách vừa chuyền giữa các cành cây vừa chạy trên mặt đất cho tới khi chỉ cách mục tiêu một mét. Nó dùng một cành cây đập vào con mồi. Có thể Molong đã làm cu li rơi khỏi cây, kỹ thuật đười ươi Sumatra thường sử dụng để săn con mồi tương tự.

Cuối cuộc săn, Molong túm chân cu li, cắn vào gáy con mồi và giết chết nó. Sau khi cu li chết hẳn, con đười ươi đực dùng cả hai tay giữ chặt xác nó và bắt đầu ăn thịt. Âm thanh phát ra thu hút sự chú ý của Kerry và con non. Chúng mon men tiếp cận Molong để ăn thịt thừa.

Giết cu li là một hành vi rất mạo hiểm, thậm chí đối với đười ươi to lớn, bởi chúng có nọc độc cực mạnh. Cu li sẽ cọ nọc độc tiết ra từ tuyến ở lông mày lên răng trước khi cắn kẻ thù. Nọc độc này mạnh đến mức có thể khiến con người bị sốc phản vệ. Điều đó có thể lý giải tại sao Molong liên tục chuyền giữa các thân cây để đuổi theo mục tiêu, cẩn thận xử lý cu li cho tới khi con mồi chết và dùng cành cây nhặt được vận chuyển cái xác thay vì trực tiếp dùng tay.

Bữa ăn của Molong là một trong hai trường hợp đười ươi ăn thịt động vật có xương sống mà các nhà khoa học từng quan sát trong thời gian nghiên cứu. Xét thời gian giữa hai lần, nhóm nghiên cứu cho rằng đười ươi Borneo hiếm khi ăn động vật có xương sống nhưng số lượng các cuộc săn mồi kiểu tương tự có thể phổ biến hơn và nhiều khả năng bị bỏ sót do thiếu nhà khoa học tại khu vực.

Con tinh tinh và đười ươi khác nhau như thế nào?

Không giống như khỉ đột và tinh tinh, đười ươi không phải là động vật thuần kiểu đi bằng khớp đốt ngón tay (knuckle-walking). Thay vào đó, chúng gập các ngón vào và lê tay chân đi. So với họ hàng đười ươi Borneo, giống Sumatra gầy hơn với lông dài nhưng nhạt màu và khuôn mặt dài hơn.

Con đười ươi sống ở đâu?

Theo tài liệu khoa học, đười ươi (vượn orangutan) là loài thú quý hiếm có họ hàng gần loài người và là loài thú có nguy cơ tuyệt chủng. Đười ươi chủ yếu phân bố ở đảo Sumatra và Borneo (Indonesia).

Đười ươi cao bao nhiêu?

Đười ươi Sumatra đực cao tới khoảng 1,7 m (5,6 ft) và nặng 90 kg (200 lb). Con cái nhỏ hơn, trung bình 90 cm (3,0 ft) và 45 kg (99 lb).

Con khỉ đột trong tiếng Anh là gì?

Khỉ đột (danh pháp khoa học: Gorilla) là một chi thuộc họ người, bộ linh trưởng, động vật ăn cỏ sống trong rừng rậm châu Phi, là giống lớn nhất trong bộ Linh trưởng còn tồn tại. Khỉ đột được chia thành hai loài (có thể có 4 đến 5 phân loài nữa). DNA của khỉ đột giống của con người 98%-99%.