Công thức tính giá thành theo phương pháp giản đơn

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH 


- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU 

- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI 

Hướng dẫn tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tính giá thành giản đơn hay trực tiếp: điều kiện áp dụng, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành; cách tính giá thành theo phương pháp trực tiếp… có ví dụ về cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Mời các bạn theo dõi bài viết sau của Kế toán Hà Nội.

1. Điều kiện áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn [trực tiếp].

Phương pháp này được áp  dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất số lượng lớnchu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác [quặng, than, gỗ…].

2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành theo phương pháp giản đơn [trực tiếp].

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất [nếu sản xuất một thứ sản phẩm] hoặc có thể là nhóm sản phẩm [nếu sản xuất nhiều thứ sản phẩm cùng tiến hành trong một quá trình lao động]. + Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này là sản phẩm cuối cùng.

>> Có thể bạn quan tâm:

Theo phương pháp giản đơn, kế toán tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, sau đó tính giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ như sau: – Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo công thức:

-Tính giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo công thức:

4. Ví dụ cụ thể tính giá thành theo phương pháp giản đơn [trực tiếp].

Tại phân xưởng Y của công ty A, sản xuất sản phẩm B, trong tháng 5/2017 có số liệu sau: ● Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng ● Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tất cả các khoản mục chi phí [chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung] ● Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn ● Các khoản mục chi phí kế toán tập hợp được trong T5/17 như sau:

● Hoàn thành nhập kho được 5.000 sản phẩm, sản phẩm dở dang 1.290 sản phẩm. ► Với số liệu trên, kế toán lập bảng tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong T5/17 như sau:
Chúc các bạn thành công!

Businessman using tablet analyzing sales data and economic growth graph chart. Business strategy. Abstract icon. Digital marketing.

Giá thành sản xuất có nhiều phương pháp tính khác nhau phụ thuộc vào hình thức, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Ketoan.vn sẽ chia sẻ với các bạn cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn và hệ số.

1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

a. Đối tượng áp dụng:

Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn. Số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

b. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Với trường hợp này, tổng chi phí được tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng đúng bằng giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ kết thúc trong kỳ.

Tổng giá thành = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Trong đó:

Tổng CPSX phát sinh trong kỳ = CPSX kinh doanh dở dang đầu kỳ + CPSX trong kỳ – CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ

Giá thành mỗi sản phẩm = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm / Số lượng sản phẩm hoàn thành

c. Ví dụ minh họa

Trong tháng 6, Công ty Minh Long tiến hành sản xuất sản phẩm A . Cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: [Đơn vị tính: VNĐ]

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.000.000
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 500.000
  • Chi phí SX chung: 700.000
  • Số lượng hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 500

Yêu cầu: Tính giá thành sản phầm A. Biết rằng

  • Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: 400.000
  • Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: 600.000

Hướng dẫn

Áp dụng công thức trên ta có Tổng giá thành = 400.000 + [1.000.000 + 500.000 + 700.000] – 600.000 = 2.000.000

Giá thành mỗi sản phẩm = 2.000.000 / 500 = 4.000

2. Tính giá thành theo phương pháp hệ số

a. Đối tượng áp dụng:

  • Các doanh nghiệp: Trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động. Nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
  • Các lĩnh vực sản xuất thường áp dụng như: May mặc, hoá chất, cơ khí, chế tạo, điện cơ, chăn nuôi…
  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và từng loại sản phẩm chính do quy trình sản xuất đó tạo ra.
  • Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

b. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành chung của các loại sản phẩm thu được đồng thời.

  • Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:
    Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản xuất sản phẩm / Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn đã quy đổi
  • Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:
    Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại x Hệ số quy đổi từng loại
  • Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:
    Tổng giá thành sản xuất sản phẩm =  Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại x Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

c. Ví dụ minh họa

Công ty Hà Trung có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản. Quá trình sản xuất đồng thời 2 sản phẩm: C và D. Số lượng sản phẩm sản xuất mặt hàng C là 400 sản phẩm, mặt hàng D là 500 sản phẩm. Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, hệ số quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn được quy định như sau: SP C là 1 và SP D là 1,2.

Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết: [ĐVT: đồng]

  • Chi phí NVL trực tiếp: 1.000.000
  • Chi phí nhân công trực tiếp: 700.000
  • Chi phí SXC: 500.000
  • Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ: 1.000.000
  • Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: 200.000

Hướng dẫn:

Tính đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm ra sản phẩm quy chuẩn:

Sản phẩm C: 400 x 1 = 400 sản phầm

Sản phẩm D: 500 x 1,2 = 600 sản phầm

Tổng sản phẩm tiêu chuẩn = 500 + 600 = 1.000 sản phẩm

Tổng chi phí sản xuất sản phẩm = 1.000.000 + [1.000.000 + 700.000 + 500.000] – 200.000 = 3.000.000

Giá thành sản phẩm tiêu chuẩn = 3.000.000 / 1.000 = 3.000

Giá thành sản phẩm C = 3.000 x 1 = 3.000

Giá thành sản phẩm D = 3.000 x 1.2 = 3.600

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp giản đơn và hệ số. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Hạch toán tài khoản 631 – Giá thành sản xuất theo hướng dẫn của Thông tư 200

Các phương pháp đơn giản để phân loại Giá thành sản phẩm

Phương pháp xác định Giá thành sản xuất nhanh và chính xác nhất

Cách tập hợp chi phí để tính giá thành tại công ty dịch vụ du lịch

Tìm hiểu chi phí kinh doanh và giá thành dịch vụ của ngành khách sạn

Video liên quan

Chủ Đề