Công tử bột là gì

Về nhân vật này, trong Việt - Hán thông thoại tự - vị [ảnh], Đỗ Văn Đáp đã ghi: “公子勃 CÔNG TỬ BỘT. Con quan, đẹp bề ngoài, bề trong không có. Tên bột [sic] con chư hầu đời Xuân thu không làm được sự nghiệp gì”.

Tuy chưa có nhiều cứ liệu thực sự cần thiết cho công việc tầm nguyên nhưng ta cũng biết được rằng thư tịch của Trung Quốc từng nói đến nhân vật này, chẳng hạn trong chương thứ tư [第四章], có tên là Mạnh Thường Quân nhập Tần [孟嘗君入秦] của sách Khổ nhục kế [苦肉計], tác giả Trương Anh Tuệ [張英慧], do NXB Viễn lưu [遠流] ấn hành năm 2005 [tr.187]. Cũng cái anh công tử Bột này về sau đã bị Tống Vương [vốn tên là Yển] dùng cung bắn chết cùng với Cảnh Thành và Đái Ô trong cùng một ngày, như có thể thấy tại hồi 94 của Đông Chu liệt quốc chí [東周列國志].

Còn Bột công tử [勃公子] là tên của một con gà trống. Chuyện rằng vào đời Đường, có ba chàng bạn thân là Hàn Uyển, Trương Xương Tông và Vương Bổn Lập cùng theo học ở Thái học. Tại đây, Thái học bác sĩ họ Trương là chú họ của Xương Tông, tinh thông ngũ kinh mà lơ mơ thế sự. Ông ta có nuôi một con gà trống, quý nó như vàng và gọi nó là Bột công tử. Mỗi lần giảng kinh sử, ông ta đều ẵm nó theo rồi thả giữa đám thái học sinh. Tất nhiên là Bột công tử nhà ta đâu có đứng yên một chỗ, hết bươi [bới] chỗ này, lại mổ chỗ khác, còn làm rách cả sách của đám học trò. Nhưng hễ cứ đuổi hoặc hất gà đi thì liền bị Trương bác sĩ quở trách: Gà có năm đức [Kê hữu ngũ đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín], sao lại coi thường nó. Xương Tông từng vì Bột công tử mà bị chú họ đánh đòn. Bổn Lập và Hàn Uyển bất bình nên tìm cớ giết gà. Hằng ngày Trương bác sĩ thường lấy cơm thừa của học sinh cho gà ăn, có khi trò còn đang ăn ông ta cũng lấy. Thấy Vương Bổn Lập là người học giỏi nhất, Trương bác sĩ hỏi thử Bổn Lập xem có thể lấy cơm thừa của học trò cho Bột công tử ăn hay không. Lập đáp: “Được chứ ạ! Nhưng mỗi lần công tử ăn cái gì thì xin thầy ghi chép lại cho rõ”. Được lời như cởi tấm lòng, thế là mỗi lần Bột công tử ăn thứ gì, Trương bác sĩ đều ghi vào giấy. Bấy giờ tại kinh đô Trường An, đã có lệ xử án theo biên bản nên một hôm, nhân Trương bác sĩ vắng mặt, Vương Bổn Lập mới đem “biên bản” ra xử tội để làm thịt Bột công tử. Khi trở lại, không thấy gà cưng, Trương bác sĩ liền lớn tiếng hỏi: “Bột công tử của ta đâu?”. Bổn Lập đáp: “Thưa, con đã giết công tử rồi”. Bác sĩ cả giận quát: “Giết gà, ngươi có chứng cứ gì?”. Bổn Lập đưa “biên bản” ra. Thái học bác sĩ đành chịu nhưng còn gượng hỏi: “Mà có đáng xử tội chết hay không?”. Bổn Lập đáp: “Thưa chỉ đáng phạt trượng chứ không đáng tội chết. Nhưng gà khác người, chỉ mới đánh một trượng đã toi!”.

Cứ như trên thì Trung Quốc có một nhân vật người là công tử Bột đời Xuân thu và một nhân vật gà là Bột công tử đời Đường, như đã được ghi nhận cụ thể trong sử sách.

Tin liên quan

Ý nghĩa của từ Công tử bột là gì:

Công tử bột nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Công tử bột Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Công tử bột mình


1

  0


con trai nhà giàu có chỉ biết chơi bời ăn diện, không làm nên trò trống gì.



>

Đọc khoảng: 3 phút

“Công tử bột” vốn là mấy tiếng dùng để chỉ những người con nhà giàu lêu lổng, vô tích sự. Dần dần, nghĩa của cụm từ này được mở rộng hơn, không chỉ con nhà khá giả mà bất cứ đứa con nào được nuông chiều quá mức đến nỗi chẳng biết làm gì ngoài ăn chơi đều có thể trở thành “công tử bột”. Tuy phổ biến là thế nhưng không phải cũng biết rõ gốc gác của từ này.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan trong chuyên mục “Chữ và nghĩa”, đăng trên báo Ngôn ngữ số 1 năm 1969 đã giải thích rằng cụm từ này vốn bắt nguồn từ một nhân vật có thật tên Nguyễn Đức Quý. Quý vì phải lòng cô đào hát nên bày mưu đánh cắp nhẫn kim cương đem tặng nàng. Không may hắn bị người ta phát hiện rồi bị bắt. Dương Phương Dực, phóng viên đưa tiên về vụ việc này tìm hiểu biết được Quý là con một viên chức khá cao của sở bưu điện nên gọi nhạo hắn là “công tử”. Ngoài ra, ông cũng phiên âm chữ Poste [chỉ bưu điện trong tiếng Pháp] thành “bột” và ghép lại thành “công tử bột”, với nghĩa ngầm chỉ “đứa con trai hư đốn của người làm pốt”.

Cách giải thích trên thoạt nghe thì rất hay nhưng lại có nhiều điểm không ổn. Thứ nhất, các từ tiếng Pháp có âm tiết -s khi phiên âm sang tiếng Việt đều mang thanh sắc, như casque – [mũ] cắt, marxiste – mác-xít, aspirine – át-pi-rin… chứ không mang thanh nặng theo kiểu poste – bột như trên. Thứ hai, cụm từ “công tử bột” đã có từ xa xưa, chứ không phải mới xuất hiện vào thời Pháp thuộc.

Xem thêm: Từ Kép Trong Tiếng Việt

Thực tế, học giả Đỗ Văn Đáp, trong Việt Hán thông thoại tự vị đã chỉ ra rằng: “công tử bột”, hay viết đúng phải là công tử Bột, vốn là nhân vật sống vào thời Xuân Thu. Tên Bột này là con của một vị chư hầu, nổi tiếng vô tích sự, không làm được trò trống gì. Câu chuyện về hắn trở thành nguồn cảm hứng để hình thành nên bài hát Khách [hay hát Bắc] về thằng Bột trong hát bội. Nhân vật này còn xuất hiện trong một bài hát của Kim thạch kỳ duyên. Những câu hát vẫn còn lưu truyền, nêu rõ bản chất ăn chơi, lêu lổng của Bột: Cậu Ái lang chữ đặt, cha tri phủ giàu sang,… Cậu chơi hoài hoài, thiên hoàng thiếu chi hoang, sướng đê sướng đê chi sướng. Tớ trẻ đâu? Điếu đảy đôi ba thằng cho vính cướng, áo quần năm bảy sắc cho xuê xang…” [Bến Nghé Xưa, TPHCM, 1981, trang 39].

Vậy, “công tử Bột” vốn là nhân vật có thật vào thời Xuân Thu, Trung Quốc. Theo thời gian, do sự đồng âm mà người ta hiểu lầm “Bột” ở đây là “bột” trong “bột gạo”, “bột mì”… rồi dẫn đến các cách giải thích sai lầm về nguồn gốc của cụm từ này. Thậm chí có tài liệu còn cho rằng vì các diễn viên đóng vai công tử trong hát bội đều dặm mặt trắng như bột nên mới có cụm từ “công tử bột”[!] Điều này khá vô lý vì ai coi hát bội cũng biết không riêng vai công tử mà hầu như các diễn viên đều dặm mặt trắng như nhau cả!

Xem thêm: Nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ

[Tham khảo Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm – Huệ Thiên]

Thành ngữ về Công tử bột

Không chỉ thời xưa, đến ngay bây giờ nhiều khi chúng ta vẫn nghe thấy ai đó bị gọi là "Công tử bột". Đó là thành ngữ dùng để chỉ những cậu ấm con nhà giàu, béo tốt, trắng trẻo nhưng lại ít am hiểu về xã hội, thường ngờ nghệch, vụng về và đặc biệt là ham chơi, lười nhác.

Đó là những thanh niên mà "nắng không đến mặt, mưa không đến đầu", làm gì cũng cần có người giúp đỡ, chỉ từng ly từng tý một. Đôi khi, đó còn là do sự bao bọc quá kỹ của bậc phụ huynh không muốn con cái mình phải chịu cảnh va vấp cuộc đời từ quá sớm thành ra phản tác dụng.

Ảnh minh họa. Trong phim, Lương Mạnh Hải cũng vào vai 1 nhân vật dạng công tử bột

Ngày nay, "công tử bột" thường được dùng với ý nghĩa châm chọc, mỉa mai, đôi khi có phần đả kích cách sống dựa dẫm nhưng vẫn có chút thương hại chứ không đến độ ghét bỏ, căm thù.

Nhưng nghe nhiều là vậy, nói nhiều là vậy nhưng mấy ai biết được nguồn gốc chính xác của danh xưng này?

Nguồn gốc

1. Lý giải của cụ Nguyễn Công Hoan

Trước đây, nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng từng có những giải thích như sau: "Đây là tiếng chế giễu một học sinh đi ăn cắp. Tên hắn là Nguyễn Đức Quý. Quý sau này làm mật thám cho Pháp, can vào vụ âm mưu bắt cóc cụ Phan Bội Châu ở Thượng Hải năm 1925.

Quý là con một người tòng sự ở Sở bưu điện Hà Nội. Hồi còn đi học, Quý đã mê một người đào hát, tên là Minh ở rạp Quảng Lạc. Quý muốn tặng cho Minh một chiếc nhẫn kim cương, bèn nghĩ cách ăn cắp của cửa hàng Gôđa". Trích Tuyển tập Nguyễn Công Hoan - tập III năm 1986, NXB Văn Học, Hà Nội.

Thế nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các bằng chừng phản bác và tỏ ra không đồng tình với quan điểm này. Cho nên đây có thể coi là 1 trong những phương án mang tính tham khảo mà thôi.

2. Lý giải khác

Nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đã đưa ra bằng chứng khác để quyết tâm tìm được nguồn gốc chính xác. Theo dó, dựa trên sách:"Kể chuyện thành ngữ" tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội chúng tá sẽ có:

"Theo nhiều người kể lại, các công tử bột không phải ai xa lạ mà chính là các công chức ngành dây thép [bưu điện] trong thời Pháp thuộc. Thuở ấy, các công chức này thường ăn diện quần áo trắng tinh, bảnh bao, cứ chạy nhong nhong như cờ lông công trên các đường phố ở thành phố lớn.

Trong mắt người lao động, bọn họ là loại người ăn trắng mặc trơn. Nhưng cớ sao lại gọi họ là công tử bột? Công tử là con quan thì ai cũng hiểu rõ. Nhưng bột là gì?

Ở đây, trong cách hiểu dân gian, dường như có sự trùng âm giữa từ "bột" với nghĩa như trong bột gạo, bột mì, bột sắn, gà bột, phổng bột... Cũng như các thứ đồ chơi cho trẻ, xinh xắn, bụ bẫm....

Và từ bột vốn là cách đọc chệch của âm từ poste trong tiếng Pháp, có nghĩa là bưu điện [dây thép]. Hoá ra, công tử bột là chàng công tử làm nghề bưu điện...".

Hình ảnh minh họa

Trên thực tế, cách giải thích này vẫn còn những điều chưa thỏa đáng. Đầu tiên, thành ngữ về "Công tử bột" không phải để dùng riêng cho càng công chức bưu điện, những người thường chạy rong ngoài đường; mà dùng để chỉ những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu.

Thứ hai, thành ngữ đó dùng để mỉa mai những nam thanh niên suốt ngày ăn chơi không chịu làm lụng, được nuôi theo phong cách gà công nghiệp, khiến họ yếu về thể chất, bạc nhược về tinh thần.

3. Lý giải hợp lý nhất

Thực ra, 2 cách giải thích trên không đúng hoàn toàn mà cũng không sai hoàn toàn. Lời giải thích được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng nhất có lẽ là sự kết hợp của cả 2.

Ban đầu có thể công từ bột là sự đọc chệch đi của của từ poste. Khi có 1 nhà báo thời đó tìm hiểu, điều tra về đứa con hư của viên chức bưu điện cấp cao tên Nguyễn Đức Quý, ông có sử dụng từ công tử bột và ở đây xuất hiện sự chuyển nghĩa ẩn dụ.

Và từ đó, thành ngữ công tử bột thường được người dân sử dụng như 1 cách để mỉa mai những cậu ấm chỉ biết ham chơi, phá phách, đôi lúc có phần ngờ nghệch trẻ con chứ không thích siêng năng làm lụng.

Tham khảo nhiều nguồn

Ném vài hạt chùm ngây vào bình nước bẩn, bạn sẽ thu được 1 điều đáng kinh ngạc

Video liên quan

Chủ Đề