Vì sao chèo mang tính tự do

Cho đến nay, dường như chưa có một công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật chèo khẳng định chính xác là nghệ thuật chèo ở Việt Namon> ra đời từ bao giờ. Giáo sư Hà Văn Cầu, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ thuật chèo của Việt Nam và cũng là người Thái Bình đã cho rằng Hoàng giáp Quách Hữu Nghiêm người làng Phúc Khê [nay thuộc xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình] đã viết lời đề tựa cho Hý phường phả lục. Trong lời tựa có viết: ”Chèo không sinh ra ở một thời, không sinh ra từ một người, từ một địa phương”. Giáo sư Hà Văn Cầu cũng cho biết sách Hý phường phả lục  đã chép về các vị tổ nghề chèo trong đó có Ðào Văn Só, quê ở đất Ðằng châu [nay thuộc vùng đất của các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình], Ðặng Hồng Lân quê ở Ða Cương hương [nay thuộc vùng đất phía bắc tỉnh Thái Bình], Ðào Nương quê ở huyện Thụy Anh [Thái Thụy, Thái Bình]… ba vị này đều là bạn nghề sống vào thời Ðinh [thế kỷ X]. Tục thờ tổ nghề hát vốn xưa có ở một số làng thuộc các huyện Ðông Hưng, Thái Thụy, Hưng Hà. Lệ tế tổ chèo trước đây thường được những người hành nghề chèo duy trì hàng năm. Ðình làng Hoàng Quan nay thuộc xã Ðông Cường thờ Thành hoàng làng là tổ nghề hát, dân làng vẫn gọi là bà Ðầu, bà Ðào hoặc bà Ðào Nương. Làng Ðống nay thuộc xã Ðông Các xưa có gò Con Hát. Làng Thượng  Liệt nay thuộc xã Ðông Tân xưa có đường Con Hát. Sách Tiên Hưng phủ chí do Phạm Nguyên Hợp biên soạn vào năm 1928 đã xếp ca hát [hát chèo và hát ca trù] là một nghề của phủ Tiên Hưng. Ngày nay các làng xã thuộc phủ Tiên Hưng có khá nhiều nghệ sỹ hoạt động chèo nổi danh trong nước, trong tỉnh.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lễ hội truyền thống của hầu hết các làng ở Thái Bình đều có hát chèo. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, trong khi nghệ thuật chèo ở nhiều tỉnh sa sút vì bị các loại hình sân khấu khác như tuồng, cải lương lấn át thì ở Thái Bình các gánh chèo vẫn tồn tại và phát triển. Khi nói đến những tác giả có công đầu trong việc chấn hưng chèo đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu không thể không nhắc đến hai tác giả lớn đã từng cộng tác với nhau là Nguyễn Ðình Nghị [quê Hưng Yên] và Nguyễn Thúc Khiêm [1878 - 1941] quê làng Hoàng Nông, nay thuộc xã Ðiệp Nông huyện Hưng Hà, Thái Bình]. Từ những thành quả điều tra, sưu tầm, nghiên cứu của giới nghiên cứu sân khấu trong, ngoài nước suốt hơn nửa thế kỷ qua về chèo ở Thái Bình và bằng thực tế hoạt động chèo đã và đang tồn tại, phát triển sống động trên đất Thái Bình, bằng quá trình tác động của chèo Thái Bình với sân khấu chèo cả nước trong nhiều thập kỷ qua cho phép chúng ta có đủ căn cứ để khẳng định Thái Bình là đất chèo, là một trong những cái nôi sinh ra nghệ thuật chèo.

Cho đến nay, trong tâm thức của nhiều người dân trong cả nước thì chèo là “đặc sản” của Thái Bình. Chỉ có điều là do phương tiện ghi âm, ghi hình những năm trước đây chưa phổ biến nên những giọng hát, lối hát của các lớp nghệ nhân chèo trước đây thường ít được bảo lưu. Có chăng chỉ được miêu thuật, lưu truyền bằng chữ viết. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng nghệ thuật chèo vốn được phát triển theo hệ thống mở. Mở cả về không gian phát triển và hình thức diễn xướng. Cũng một làn điệu, một tích trò nhưng mỗi vùng, mỗi gánh thậm chí là mỗi nghệ nhân lại có lối hát, lối diễn khác nhau.

Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng [1954], trong số hơn 50 nghệ nhân chèo ở các địa phương được Ban nghiên cứu chèo Trung ương mời lên để ghi âm ghi hình có 20 nghệ nhân chèo ở Thái Bình, chưa kể 5 nghệ nhân đã tham gia Ðoàn chèo Trung ương vào năm 1959. Trong số này, người cao tuổi nhất là nghệ nhân Nguyễn Mầm sinh năm 1895, người ít tuổi nhất là nghệ nhân Vũ Thị Từ [tức Hữu] sinh năm 1921, có những nghệ nhân thực sự đáng tôn vinh là bậc đại thụ của ngành chèo ở thế kỷ XX như Nguyễn Mầm, Nguyễn Tích, Tống Văn Ngũ [tức Năm Ngũ], Trần Văn Linh [tức Hai Sinh], Cao Kim Trạch… Trong danh sách 25 vị nghệ nhân chèo thuở ấy thì nghệ nhân Nguyễn Mầm và nghệ nhân Tống Văn Ngũ [tức Năm Ngũ] đã được Nhà hát chèo Việt Nam đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào trước năm 2000. Nghệ nhân Phạm Văn Ðiền và nghệ nhân Cao Kim Trạch đã được Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Thái Bình và Sở VH-TT-DL tỉnh Thái Bình đề nghị Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào năm 2005 [đây là hai nghệ nhân chèo duy nhất của cả nước được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian].

Năm 1995, Viện Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã phối hợp với Sở VH-TT-DL Thái Bình triển khai Dự án điều tra, sưu tầm khôi phục một số làng chèo cổ truyền của Thái Bình. Kết quả điều tra cho thấy, trước Cách mạng Tháng Tám - 1945, ở Thái Bình ngoài những làng có tổ chức hát chèo, diễn chèo theo lối “cây nhà, lá vườn” không ra ngoài hành nghề kiếm sống thì có tới 46 phường, hội, gánh chèo do các ông trùm đứng ra thành lập, duy trì hoạt động trong và ngoài tỉnh để sinh sống bằng nghề chèo. Mỗi phường, hội, gánh đều có “đất diễn” riêng ở một số hội làng trong và ngoài tỉnh. Nếu nói đến các làng chèo nổi tiếng trên đất chèo Thái Bình, không thể không điểm đến ba làng Hà Xá [Hưng Hà], Khuốc [Ðông Hưng] và Sáo Ðền [Vũ Thư] mà có người vẫn gọi là ba chiếng chèo cổ của Thái Bình. Vào trước Cách mạng Tháng Tám ở làng Khuốc có nhiều gánh chèo trong đó có gánh của nghệ nhân Vũ Văn Ðối tục gọi là Ba Ðối đã từng diễn cho vua Bảo Ðại xem. Bảo Ðại đã thán phục tài nghệ của cụ Trùm Ðối và phong cho danh hiệu Ðệ nhất chánh quản ca hạng Bắc Kỳ rồi tự tay gắn mề đay cho cụ.

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết các gánh chèo không còn điều kiện tồn tại như trước. Trong khí thế xây dựng đời sống mới của những ngày đầu độc lập, nhiều xã đã thành lập được đội văn nghệ diễn cả chèo và tuồng. Kháng chiến chống Pháp ập đến, nhiều nghệ nhân chèo đã tham gia công tác tuyên truyền như nghệ nhân Cao Kim Trạch đã gây dựng đội chèo xã Thái Sơn huyện Thái Thụy. Một số nghệ nhân đã tham gia đoàn văn công quân khu Tả ngạn. Ở vùng giải phóng, các chiến sĩ tuyên truyền vẫn dùng chèo làm phương tiện cổ vũ kháng chiến và làm công tác địch vận. Sân khấu chèo Thái Bình phát triển nở rộ. Hầu như thôn xóm nào cũng có tổ [đội] chèo. Có xã các em thiếu nhi còn nhỏ tuổi đã có thể diễn những vở chèo dài có những điệu hát khó như vở Tấm Cám. Những năm đó, các đoàn chèo chuyên nghiệp diễn ở Thái Bình, trên sàn diễn các diễn viên hát thì ở dưới sàn diễn thiếu nhi và mọi người nhẩm theo.

Năm 1959, Ðoàn chèo chuyên nghiệp của tỉnh Thái Bình được thành lập. Ðoàn đã sớm khẳng định được vị thế. Nếu không kể đến danh tiếng của lớp nghệ nhân tham gia trong những năm đầu khi Ðoàn mới thành lập thì những nghệ sĩ ưu tú của đoàn như Ðăng Tỉnh, Mạnh Tường, Văn Mởn, Thúy Hiền, Thu Hiền, Minh Nhương… cũng đáng được xếp vào hàng có danh vọng trong sân khấu chèo Việt Nam thế kỷ XX. Một số vở chèo cổ mang tính kinh điển chèo đã được Nhà hát chèo Thái Bình dàn dựng, khôi phục khá thành công như Trương Viên, Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Tấm Cám, Tống Trân Cúc Hoa… Từ sau năm 1975, Ðoàn chèo của tỉnh có đất diễn để khẳng định mình, được tỉnh chú trọng đầu tư về mọi mặt, là đoàn chèo mạnh trong sân khấu chèo chuyên nghiệp của cả nước. Năm 2004, Ðoàn được nâng cấp thành Nhà hát. Phong trào hát chèo, diễn chèo trong các tầng lớp nhân dân được phát triển sang một thời kỳ mới. Trong hơn hai thập kỷ qua, ở Thái Bình  có hơn 200 hội làng truyền thống lần lượt được khôi phục và rất ít hội thiếu vắng tiếng trống chèo. Việc dạy hát chèo, diễn chèo được các địa phương trong tỉnh coi là một hoạt động trong công tác xây dựng đời sống văn hóa.

Các đội Thông tin lưu động cấp huyện ra đời đã tạo cho hoạt động chèo có điều kiện phát triển. Nắm bắt nhu cầu sáng tạo và thưởng thức chèo của công chúng, ngành VHTT đã giao cho Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh chỉ đạo hệ thống nhà văn hóa trong tỉnh triển khai các lớp tập huấn cho đội ngũ tác giả, đạo diễn không chuyên, mở các lớp dạy hát chèo cho những người yêu thích chèo trong các thôn làng, tổ chức liên hoan các giọng hát hay, tay đàn giỏi từ cơ sở lên tỉnh. Các đội Thông tin lưu động thường xuyên dàn dựng các hoạt cảnh chèo đi tham dự hội thi, hội diễn trong, ngoài tỉnh và đi diễn ở cơ sở. Trường Cao đẳng VHNT Thái Bình  đã khẳng định được “thương hiệu” đào tạo diễn viên, nhạc công chèo cho cả nước.

Việc mở lớp dạy hát chèo thường xuyên được các địa phương trong tỉnh duy trì vào dịp nông nhàn được đông đảo các lứa tuổi hào hứng tham gia. Câu lạc bộ chèo được thành lập ở nhiều thôn làng. Ðó chính là cơ sở để Thái Bình cung cấp những tài năng chèo cho cả nước. Hiện nay, hầu hết các nhà hát, các đoàn chèo chuyên nghiệp trong nước đều có người Thái Bình. Có không dưới 30 nghệ sĩ chèo của cả nước được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú vốn là người Thái Bình.

Do đặc điểm hình thành đất đai và cư dân, Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cư dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật chèo xưa và nay vẫn sâu rễ, bền gốc ở vùng quê từng được gọi là đất chèo. Ðó là sự đóng góp đáng trân trọng của Thái Bình trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

[Thôn 4, Vũ Quý, Kiến Xương]

Đặc trưng của Chèo, về mặt nội dung, không giống như Tuồng – chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyển quý, Chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn, thể hiện khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công. Nhiều vở Chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vỏ Chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tường sâu sắc. Trong Chèo, cái thiện luôn tháng cái ác,các sĩ tử tốt bụng, hiền lành luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhac từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối Chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc… Ngoài ra, Chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vồ Trương Viên. Chèo thường được phân loại thành Chèo sân đình, Chèo cải lương, Chèo chải hê và Chèo hiện đại. 

Về tính chất, Chèo luôn gắn với chất “trữ tình”, thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương. Các nhân vật trong Chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong Chèo thường không thay đổi vdí chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của Chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề, v.v… Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trỏ thành một nhân vật có cá tính riêng.

Diễn viên đóng Chèo nóí chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường Chèo hay phường Trò… “Hề” là một vai diễn thường có trong các vỏ diễn Chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái giống như những anh hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến, kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm: hề áo dài và hề áo ngan.

Về kỹ thuật kịch, Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ỏ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu vối công chúng và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu Chèo dân gian đơn giản, những danh từ Chèo sân đình, chiếu Chèo cũng phát khỏi từ đó.

Đặc điểm nghệ thuật của Chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ Chèo có những doạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ.

Chèo kbông có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sĩ tham gia diễn Chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vỏ opera buộc các nghệ sĩ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưỏng chỉ huy, nghệ sĩ Chèo được phép tự do bể làn, nắn điệu để thể
hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn diệu Chèo theo ước tính có khoảng trên 200. 

Nhạc cụ trong nghệ thuật Chèo thường bao gồm hai loại nhạc cụ dây là đàn Nguyệt và đàn Nhị, đồng thời, thêm cả Sáo. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trông và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống Cái, trống Con, trống Cơm, Thanh la, Mõ. Trông Con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói “phi trông bất thành Chèo”, chỉ vị trí quan trọng của chiếc
trống trong đêm diễn Chèo. Trong Chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn Thập lục, đàn Tam thập lục, đàn Nguyệt, Tiêu, v.v…

Hát chèo là thành phần cơ bản trong nghệ thuật Chèo, hình thức hát lấy giọng [âm sắc] mùi, chòi, ấm, ồ để phân vào các nhân vật mà không lấy tầm cữ làm chuẩn mực như nhạc kịch châu Âu.

Hát Chèo có hai loại giọng: giọng nữ [kim], giọng nam [thổ] và có mấy đặc điểm sau: hát hơi ngoài, hát giọng thật, không dùng giọng giả; hát phải vang, to, khi lên cao không dùng hơi “mé” [giọng giả]. Vị trí cộng minh [soang vang] có tác dụng “đưa hơi” trên cơ sỏ kết hợp giữa hơi cổ, hơi mũi và hơi miệng [hàm ếch]. Khi ngân rung không chấn động mạnh mà chỉ gợn làn sóng nhỏ, chỉ ngân rung
khi chuyển sang âm đơn [thường là i]. Nhả chữ: khi hát các chữ phải bật ra thật gọn, rõ, khi chuyển sang các nguyên âm mối ngân. Hơi thỏ: hít thật sâu xuống đáy cuống phổi [các nghệ nhân gọi là hơi bụng hay “đan điền”]. Giữ giọng: không gào thét, nói, cười quá mức; không tắm lạnh, lội bùn ao; khi đói không ăn cơm quá nóng, trước khi  biểu diễn không ăn cơm no, uống nước nhiều; có thể ăn chanh chấm muối, uống nước rau má, v.v…Một số vở Chèo tiêu biểu: Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu Sò ốc Hến, Quan âm Thị Kính, Tuần ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên.

Một số trích đoạn tiêu biểu: Thị Mầu lên chùa và Xã trưởng – mẹ Đốp [vở Quan Âm Thị Kính], Súy Vân giả dại [vỏ Kim Nham], Đánh ghen [vỏ Tuần ty Đào Huế], Hồ Nguyệt Cô hóa cáo… Chính vở Tuần ty Đào Huế được trích và phát triển từ vỏ Chu Mãi Thần mà ra. Một số giai điệu chèo cổ: Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đưa, Tò vò, Nhịp đuối, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đường trường trong rừng, Tuyết sương, Quá giang… Ngoài ra, khi nghiên cứu vể chèo, Lương Thế Vinh đã viết nên vỏ Hý phường phổ lục.

Video liên quan

Chủ Đề