Đặc điểm quan hệ pháp luật ngân hàng

Quan hệ pháp luật dân sự mang các đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung. Vậy khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự được hiểu thế nào?

Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự 

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau.

Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà nước…

Do tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham gia vào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng. Các quyền, nghĩa vụ pháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Sự tác động của các quy phạm pháp luật vào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho các quan hệ này mang một hình thức mới “quan hệ pháp luật”. Hậu quả của nó là các quyền và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định.

Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau trong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó [phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt]. Có thể chỉ thể hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ thể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua các quy phạm pháp luật dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.

Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự

Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mang những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng này xuất phát từ bản chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh và những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh.

Chủ thể

Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập với nhau về tổ chức và tài sản. Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân – những quan hệ phát sinh trong đời sống thường nhật của các cá nhân cũng như trong các tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cho nên, cá nhân và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

Trong giao lưu dân sự, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổ chức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó.

Xem thêm: Năng lực chủ thể và hoạt động của pháp nhân theo luật định

Địa vị pháp lí

Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác. Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là các chủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, một bên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau.

Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí của mình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên.

Lợi ích

Lợi ích [trước tiên là lợi ích kinh tế] là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự. Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần.

Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh. Bởi vậy, bồi thường toàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự. Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảo đảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản của mình.

Các biện pháp cưỡng chế

Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự các bên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể về hình thức áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luật dân sự.

Trên đây là nội dung Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự  Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật

Các yếu tố lí lịch của pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Các loại pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Các yếu tố cấu thành [thành phần] quan hệ pháp luật gồm chủ thể quan hệ pháp luật, khách thể quan hệ pháp luật và nội dung quan hệ pháp luật.

..

Những nội dung cùng được tìm kiếm:

..

Mục lục:

1. Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hay chấm dứt trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật

2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Thứ nhất, quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

– Thứ hai, quan hệ pháp luật mang tính ý chí.

Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia QHPL, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.

–  Thứ ba, các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.

– Thứ tư, quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế.

Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.

– Thứ năm, quan hệ pháp luật mang tính cụ thể.

Bởi vì QHPL xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

3. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật

Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm chủ thể của quan hệ pháp luật, khách thể của quan hệ pháp luật và nội dung của quan hệ pháp luật.

3.1. Chủ thể quan hệ pháp luật

3.1.1. Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.

Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.

3.1.2. Các loại chủ thể quan hệ pháp luật

– Cá nhân: Bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch, trong đó công dân là chủ thể phổ biến của hầu hết các quan hệ pháp luật.

– Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:

+ Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh ra và chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thộc vào ý chí của nhà nước.

+ Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định do pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.

Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:

+ Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi nhất định tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.

+ Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Những người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức thì coi là người mất năng lực hành vi.

+ Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản.

3.1.3. Ví dụ về chủ thể quan hệ pháp luật

Ví dụ 1: Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh  doanh. Bà B hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.

=> Chủ thể của quan hệ pháp luật ở đây là bà B và chị T

Bà B: 

  • Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;
  • Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm  thần.

=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ .

Chị T: 

  • Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt  \năng lực pháp luật;
  • Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ  dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.

=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ.

3.2. Khách thể của quan hệ pháp luật

3.2.1. Khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.

Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:

– Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác…;

– Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;

– Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm…

3.2.2. Ví dụ về khách thể của quan hệ pháp luật

Vẫn ở ví dụ 1, khách thể của quan hệ pháp luật trong trường hợp này là khoản tiền vay và lãi.

3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật

3.3.1. Khái niệm nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia.

3.2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm

– Quyền chủ thể

Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân, tổ chức được tiến hành nhằm thỏa mãn quyền lợi của họ.

Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng sau:

+ Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của mình;

+ Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

– Nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia.

Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:

+ Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;

+ Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

3.3.3. Ví dụ về nội dung của quan hệ pháp luật

Vẫn ở ví dụ 1, khách thể của quan hệ pháp luật trong trường hợp này là khoản tiền vay và lãi.

Bà B 

  • Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng;
  • Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi.

Chị T 

  • Quyền: nhận lại khoản tiền;
  • Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi sau thời hạn vay.

Các tìm kiếm liên quan đến ví dụ chủ thể khách thể nội dung của quan hệ pháp luật, ví dụ chủ thể khách thể nội dung của quan hệ pháp luật hành chính, lấy ví dụ quan hệ pháp luật, ví dụ về quan hệ pháp luật hành chính, ví dụ về quan hệ pháp luật hình sự, ví dụ về quan hệ pháp luật hôn nhân, khách thể của quan hệ pháp luật dân sự, bài tập về quan hệ pháp luật, lấy một ví dụ về một quan hệ pháp luật hành chính

Phân loại quan hệ pháp luật?

Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.
– Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các ngành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…– Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tương đối [các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được xác định] và quan hệ pháp luật tuyệt đối [chỉ xác định bên chủ thể mang quyền, còn bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào].– Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ động [nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực, hợp pháp] và quan hệ pháp luật thụ động [nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định].

– Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật điều chỉnh [hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh] và quan hệ pháp luật bảo vệ [hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ].

Video liên quan

Chủ Đề