Daklak khi nào đi học lại 2022-2023

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa, việc ban hành văn bản hướng dẫn là để minh bạch trong quản lý tài chính và bảo đảm việc thu đủ bù chi, phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương. Việc minh bạch trong các khoản thu-chi cũng là để chia sẻ gánh nặng với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19.

Đồng thời, việc này nhằm tránh tình trạng hiệu trưởng các trường học tự ý thu thêm các khoản thu bất hợp lý, gây bức xúc dư luận. Đây cũng là cơ sở để cơ quan quản lý làm căn cứ xem xét, đề nghị xử lý kỷ luật hiệu trưởng các trường học khi xảy ra sai phạm.

Theo quy định, các khoản thu phải dựa trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi và được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện và có sự thống nhất của lãnh đạo cơ sở giáo dục.

Tất cả các khoản thu phải thông qua kế toán và lập sổ thu-chi đúng quy định; tuyệt đối không được dùng các khoản thu của nội dung này để điều chuyển cho nội dung khoản thu khác hoặc chi cho mục đích khác.

Văn bản cũng hướng dẫn chi tiết cho từng khoản thu, kể cả thu hộ; quy định mức chi và khấu trừ đối với các khoản. Nếu thủ trưởng các đơn vị tự ý đặt ra các khoản thu ngoài quy định sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Các khoản thu-chi phải được kế toán lập phiếu và nộp vào tài khoản ngân hàng, không được để tồn quỹ tiền mặt quá mức quy định. Đặc biệt, tuyệt đối không giao cho giáo viên hoặc nhân viên khác trong trường thu tiền của học sinh.

Để giám sát việc thực hiện và có đủ cơ sở xem xét kỷ luật cá nhân, tổ chức vi phạm, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát thu-chi của các đơn vị trực thuộc, nếu xảy ra sai phạm thì sẽ xử lý nghiêm.

Đối với các đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố quản lý, sở sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo quy định nếu xảy ra sai phạm.

Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk đề ra các chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 56% và cuối năm 2023 đạt 58%; tỷ lệ thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo đạt 100%; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 72% vào cuối năm 2022 và đạt 74% vào cuối năm 2023…

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa cho biết thêm, để tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt gánh nặng về chi phí học tập trong năm học mới này, không vì gánh nặng học phí mà để học sinh bỏ học, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 5, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X diễn ra vào ngày 24/8 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết không tăng học phí đối với năm học 2022-2023.

Ngày 29/8, hơn 477 nghìn học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tựu trường bước vào năm học mới 2022-2023 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo”. Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk đề ra các chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 56% và cuối năm 2023 đạt 58%; tỷ lệ thôn, buôn có trường, lớp mẫu giáo đạt 100%; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 72% vào cuối năm 2022 và đạt 74% vào cuối năm 2023…

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Phạm Đăng Khoa nhấn mạnh, trong năm học 2022-2023, toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk tập trung triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học cần thực hiện tinh thần nêu gương trong mọi hoạt động; xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phát huy tinh thần dân chủ; tăng cường công tác chuyển đổi số; tăng cường công tác truyền thông, nhất là truyền thông nội bộ để tạo sự đồng thuận trong toàn ngành …

Đặc biệt, để bảo đảm công tác phân luồng sau trung học cơ sở và hướng nghiệp đạt hiệu quả, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 cấp trung học phổ thông cho tất cả các trường từ năm học 2023-2024. Hiện nay, sở mới chỉ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 đối với 3 trường trung học phổ thông chuyên biệt. Các trường trung học phổ thông còn lại đều tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Đây cũng là giải pháp nhằm bảo đảm các trường trung học phổ thông tuyển sinh tối đa 75-80% học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 trên địa bàn.

17:43, 06/08/2022

Ngày 5/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] có Quyết định số 2159/QĐ-BGDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Tổ chức khai giảng vào ngày 5/9

Theo đó, Lễ khai giảng được tổ chức vào ngày 5/9/2022. Học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng [tức ngày 22/8]; học sinh các lớp còn lại tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng [tức ngày 29/8].

Lễ khai giảng sẽ được tổ chức vào ngày 5/9 [ảnh minh họa]

Học kỳ I kết thúc trước ngày 15/1/2023; hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5/2023; kết thúc năm học trước ngày 31/5/2023. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2023. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2023.

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Kế hoạch thời gian năm học phù hợp với thực tiễn địa phương

Các địa phương xây dựng kế hoạch năm học 2022-2023 theo nguyên tắc Bộ GD-ĐT đề ra.

Cụ thể là bảo đảm số tuần thực học. Theo đó, đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học [học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần]; giáo dục thường xuyên [thực hiện chương trình giáo dục THCS và THPT]. Các lớp 8, lớp 9 [cấp THCS ] và lớp 11, lớp 12 [cấp THPT] có 32 tuần thực học [mỗi học kỳ có 16 tuần]; các lớp  6, lớp 7 [THCS] và lớp 10 [THPT] có 35 tuần thực học [học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần].

Một tiết học của học sinh Trường Mầm non 10-3, TP. Buôn Ma Thuột

Kế hoạch phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học. Các ngày nghỉ lễ, tết thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học.

Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định cho học sinh nghỉ học khi thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên phù hợp với thực tiễn của địa phương. Trong trường hợp ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, thời gian tựu trường và thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày so với quy định để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Các trường hợp đặc biệt phát sinh khác, báo cáo Bộ GD-ĐT trước khi thực hiện.

Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Đăng Khoa kiểm tra công tác tổ chức dạy và học tại Trường THPT Nguyễn Huệ [huyện Krông Năng] năm học 2021-2022.

Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên. Đồng thời, báo cáo về Bộ GD-ĐT tình hình chuẩn bị năm học và tình hình tổ chức khai giảng năm học 2022-2023 trước ngày 10/9/2022; sơ kết học kỳ I trước ngày 31/1/2023; tổng kết năm học [báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thi đua và đề nghị xét khen thưởng] trước ngày 25/6/2023...

Nhật Minh

Video liên quan

Chủ Đề