Danh mục thuốc chủ yếu là gì

Theo đó, thuốc được xem xét lựa chọn vào danh mục thuốc thiết yếu khi đáp ứng các tiêu chíchung: (a) Bảo đảm an toàn, hiệu quả cho người sử dụng; (b) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân; và các Tiêu chí cụ thể như sau:

- Thuốc hóa dược, sinh phẩm: ưu tiên lựa chọn các thuốc đơnthành phần, nếu là đa thành phần phải chứng minh được sự kết hợp đó có lợi hơn khi dùng từng thành phần riêng rẽ về tác dụng và độ an toàn;

- Vắc xin: ưu tiên lựa chọn vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mởrộng; vắc xin mà Việt Nam đã sản xuất được và đã được cấp giấy phép lưu hành; vắc xin dùng cho các dịch lớn; vắc xin dùng để phòng các bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng;

- Thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền), ưu tiên lựa chọn: thuốc được sản xuất tại Việt Nam; Các chế phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và tương đương đã được nghiệm thu và cấp giấy đăng ký lưu hành; Các chế phẩm có xuất xứ từ danh mục bài thuốc cổ truyền đã được Bộ Y tế công nhận;

- Vị thuốc cổtruyền ưu tiên lựa chọn: những vị thuốc chế biến từ dược liệu cótrong Dược điển Việt Nam; những vị thuốc được chế biến từ các dược liệu đặc thù của địa phương, các vị thuốc được chế biến từ dược liệu thuộc danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả năng cung cấp;

- Thuốc dược liệu: ưu tiên lựa chọn các thuốc dược liệu trong thành phần chứa các dược liệu hoặc hỗn hợp các dược liệu có tên trong Danh mục vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu.

Kèm theo thông tư có 3 phụ lục danh mục các thuốc thiết yếu:

- Danh mục thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm thiết yếu với 510 loại

- Danh mục thuốc cổ truyền thiết yếu với 357 loại

- Danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu với 380 loại

Nội dung chi thiết Thông tư số 19/2018/TT-BYT (file đính kèm)