Đặt câu có hình ảnh so sánh về hoạt động

Luyện từ và câu lớp 3 tuần 7 sẽ giúp các em ôn tập lại từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh. Để các em nắm chắc kiến thức cũng như biết cách vận dụng lý thuyết vào bài tập thành thạo, các em hãy cùng tham khảo tổng hợp bài viết dưới đây để học tốt môn Tiếng Việt 3 hơn.

Luyện tập thành thạo từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh môn Tiếng Việt 3

  • Lý thuyết cần nhớ về từ chỉ hoạt động, trạng thái và phép so sánh
    • Định nghĩa về phép so sánh
    • Phân biệt các phép so sánh
    • Phân biệt các kiểu so sánh
    • Đặc điểm từ chỉ hoạt động
    • Đặc điểm từ chỉ trạng thái
  • Các dạng bài tập thực hành từ chỉ đặc điểm, trạng thái và phép so sánh
    • Dạng 1: Xác định các loại so sánh trong câu/đoạn văn sau:
    • Dạng 2: Xác định các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau:
    • Dạng 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Lý thuyết cần nhớ về từ chỉ hoạt động, trạng thái và phép so sánh

Định nghĩa về phép so sánh

  • Biện pháp so sánh là đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó.
  • Biện pháp so sánh làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.
  • Giữa hai vế thường có từ so sánh: như, như là, tựa là, giống như.

Phân biệt các phép so sánh

Trong chương trình Tiếng Việt 3, các con cần chú ý 4 phép so sánh bao gồm: so sánh sự vật với sự vật, so sánh người với sự vật, so sánh âm thanh với âm thanh và so sánh hoạt động với hoạt động.

  • So sánh sự vật với sự vật: Ví dụ: Cánh Diều như dấu "á"
  • So sánh người với sự vật: Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
  • So sánh âm thanh với âm thanh: Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
  • So sánh hoạt động với hoạt động: Ví dụ: Lá cọ xòe như tay vẫy.

Phân biệt các kiểu so sánh

  • So sánh ngang bằng: Dấu hiệu: Trong câu xuất hiện các từ: như, tựa như, chẳng khác gì,....
  • So sánh hơn kém: Dấu hiệu: Trong câu xuất hiện các từ như: hơn, chẳng bằng.

Đặc điểm từ chỉ hoạt động

Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ sự vận động mà nhìn thấy ở bên ngoài, hướng ra bên ngoài [có thể nhìn thấy, nghe thấy, …].

  • Ví dụ: viết, nói, cười,…đều nhìn thấy được, nghe thấy được hay nhận biết bằng các giác quan khác.

Đặc điểm từ chỉ trạng thái

Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ sự vận động không nhìn thấy ở bên ngoài [sự hướng vào bên trong], hoặc là những vận động ta không tự kiểm soát được.

Ví dụ:

  • “yêu, ghét, vui, buồn, lo,…” là những hoạt động diễn ra trong con người mà người khác không thấy được nếu ta không thể hiện ra bằng lời nói, nét mặt,…
  • “rơi, sống, chết,…” là những hoạt động ta không tự kiểm soát được.

Các dạng bài tập thực hành từ chỉ đặc điểm, trạng thái và phép so sánh

Dạng 1: Xác định các loại so sánh trong câu/đoạn văn sau:

a, Cha như một cây sồi vững chãi, bào vệ gia đình.

b, Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm

c, Hai tai mèo như hình tam giác nhỏ

d, Con trâu đen chân đi như đập đất

[Đáp án người – sự vật; âm thanh – âm thanh; sự vật – sự vật; hoạt động – hoạt động]

Dạng 2: Xác định các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau:

“Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi. Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con mổ bắt sâu dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội vàng chạy tới giúp vịt.”

[Đáp án: từ chỉ trạng thái: vui vẻ, vội vàng – Từ chỉ hoạt động: gọi, chơi, rủ, bắt, mổ, bắt sâu, chạy]

Dạng 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trong gia đình em, người em yêu quý nhất là Mẹ. Mẹ có mái tóc đen nhánh như gỗ mun. Làn da mẹ trắng sáng như tuyết. Tuy rất bận rộn nhưng mẹ vẫn luôn dành thời gian học cùng em mỗi tối. Mẹ thật sự là người bạn, người thầy tuyệt vời của em.

1 – Sự vật được so sánh trong câu 1 là:

a, Mái tóc

b, gỗ mun

c, tuyết

d, làn da

2 – Có bao nhiêu phép so sánh trong câu chuyện trên:

a, 1

b, 2

c, 3

d, 4

.....................

Để các em có cơ hội thực hành nhiều dạng bài tập khác, bố mẹ hãy cho các em luyện lại trong SGK Tiếng Việt 3: Luyện từ và câu lớp 3: Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái - So sánh.

Xem thêm:

  • Luyện từ và câu lớp 3 tuần 10: So sánh. Dấu chấm
  • Luyện từ và câu lớp 3 tuần 12: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh

Luyện tập thành thạo từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh là phần Luyện từ và câu lớp 3 chương trình học bám sát chương trình giáo dục phổ thông Tiếng Việt 3, giúp học sinh vững kiến thức cơ bản, chắc phương pháp làm bài, từ đó tự tin đạt điểm cao các bài thi, bài kiểm tra trên lớp. VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Luyện tập thành thạo từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh môn Tiếng Việt 3. Các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ, chuẩn bị cho các bài thi môn Toán lớp 3 cùng môn Tiếng Việt lớp 3 đạt kết quả cao.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3 , VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3 . Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Câu hỏi: Đặt câu có hình ảnh so sánh về cây cối

Trả lời:

-Cây bàng to như một cái ô khổng lồ.

- Những đoá phượng hồng trên cao như những đốm lửa rực rỡ và xinh đẹp.

Các em cùng tìm hiểu thêm về biện pháp nghệ thuật so sánh nhé!

1. Khái niệm

So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

2.Dấu hiệunhận biếtbiện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp so sánh là gì trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua việc xem xét một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu

=> Sự vật được so sánh: Đôi mắt

=> Từ so sánh: như

=> Sự vật được dùng để so sánh: nước mùa thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? – Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau.

3. Viết đoạn văn có sử dụng phép so sánh

Đoạn văn số 1:

Bầu trời buổi sáng sớm thật là trong lành làm sao. Những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Từng chú chim đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả hài hòa và cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật sống động.

Đoạn văn số 2:

Giờ ra chơi, sân trường ồn như vỡ chợ. Vài bạn học sinh nữ tụ tập dưới bóng cây mát rượi của bác bàng, cô phượng; những bạn nam lại ở một bên chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sảng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.

Đoạn văn số 3:

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm thức giấc. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Một cơn gió nhẹ thoáng qua đem theo cả mùi lúa mới, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có mấy bác nông dân đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Có lẽ, năm nay được mùa bội thu.

Đoạn văn số 4:

Từng chùm phượng nở rộ đỏ rực trên những chùm cây báo hiệu một mùa hè nữa đã về. Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng vang dội cả đất trời. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những cô cậu chim thi nhau bay lượn ríu rít gọi bạn. Mùa hè năm nay thật chẳng giống mọi năm, sau khoảng thời gian dài nghỉ học vì dịch bệnh sẽ là thời gian học hành căng thẳng để bắt kịp chương trình học, chuẩn bị cho những bài kiểm tra, thi cuối kì. Một mùa hè thật khác sắp đến với cô cậu học trò.

Đoạn văn số 5:

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, từng đàn én trở về từ phương Nam. Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại từng giọt nước long lanh trong suốt như những viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, những chị hoa cũng thi nhau tỏa hương khoe sắc rực rỡ chào đón mùa xuân. Mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật, điểm tô cho sắc màu cuộc sống.

Đoạn văn số 6

Càng ra xa bến cảng, dòng sông càng thanh bình và êm đềm làm sao. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến tít tận chân trời, tàu thuyền vắng bóng nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Xa xa là những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ, im lìm đậu giữa dòng sông phẳng lặng. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đâu đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, từngvườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Chị gió cũng không khỏi phấn khích lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

Video liên quan

Chủ Đề