Đặt tên con như thế nào cho tốt năm 2024

Việc đặt tên cho con cái thường được cha mẹ dựa trên sở thích, phong thủy, hay là xem cái tên đó có hợp mệnh hay là không hợp mệnh. Nhưng có 1 điều mà các bậc phụ huynh cần nên lưu ý, đó là đặt tên con đúng quy định pháp luật. Vậy thì luật pháp Việt Nam quy định việc đặt tên con như thế nào? Bài viết dưới đây, Apolo Lawyers xin thông tin đến Quý khách hàng cách đặt tên con đúng quy định nhất.

1. Đặt tên con đúng quy định phát sinh quyền đối với họ, tên

Quyền đối với họ, tên là một trong những quyền nhân thân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Tại điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015 quy định cho tiết 1 số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”.

Tuy nhiên việc cha mẹ thỏa thuận đặt tên cho con phải tuân thủ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015.

Đặt tên con như thế nào cho tốt năm 2024
2. Một số lưu ý để đặt tên con đúng quy định

- Nguyên tắc đặt tên: phải đặt bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam

+ Khi đặt tên cho con phải đặt những cái tên thuần Việt. Ví dụ : Sơn, Tùng, Thủy, Hà...

+ Đặt tên theo tiếng dân tộc của người Việt Nam mà có thể phiên âm được. Ví dụ: Siu-Black...

- Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam:

+ Không được đặt tên con bằng tiếng nước ngoài: Ví dụ: đặt tên con bằng tiếng Thái, tiếng Hàn...Bởi vì, không chỉ gây khó khăn trong cách gọi mà còn gây khó khăn cho các cơ quan quản lý hộ tịch

+ Không được đặt tên con bằng số hoặc ký tự căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015. Việc này nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư cũng như đơn giản hóa trong hoạt động quản lý hộ tịch. Vì vậy, không được sử dụng những chữ số, ký tự để đặt tên cho con như là Nguyễn Thị 4, Tạ Thị 7, Đoàn Hữu @...Đây được xem là những con số và ký tự. Thay vào đó có thể phiên âm ra chữ như là Nguyễn Thị Tư, Tạ Thị Bảy... thì sẽ được chấp nhận.

+ Không được đặt tên xâm phạm, xúc phạm tới người khác căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015. Đặt tên cho con không được lựa chọn những cái tên xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Dân sự. Tuy nhiên trường hợp những cái tên cấp đặt ở Việt Nam này còn mang tính chung chung, khái quát chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên không thể rõ được như thế nào mới là xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên các bố, các mẹ cũng nên hết sức lưu tâm đến vấn đề này.

- Quy định đặt tên con bao nhiêu ký tự?

+ Không đặt tên con quá dài quá khó sử dụng được quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015 về việc đăng ký khai sinh, xác định họ, dân tộc đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

+ Hiện tại thì chưa có quy định chi tiết hơn độ dài hay độ ngắn của ký tự trong tên nhưng các bậc cha mẹ nên đặt tên con tối đa 20 ký tự để dễ dàng trong việc gọi cũng như việc làm các giấy tờ hộ tịch tư pháp. Vậy có thể hiểu những cái tên quá dài như Công Tằng Tôn Nữ Tạ Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Long Lanh Lóng Lánh Sương Sớm Ánh Ban Mai... sẽ không được chấp nhận nên các bậc phụ huynh cần lưu ý

- Có được lấy tên danh nhân, vua chúa đặt tên cho con hay không?

Hiện nay không có quy định pháp luật nào cấm việc lấy tên của danh nhân, vua chúa thời đại trước đặt tên cho con. Nên việc đặt tên cho con tên là Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai... đều được và không vi phạm pháp luật.

Khi nào đặt tên cho con? Vấn đề này pháp luật không quy định vì vậy các bậc phụ huynh có thể tự do suy nghĩ ngay cái tên đẹp, đúng luật cho con mình trong tương lai bất cứ lúc nào.

Đặt tên con như thế nào cho tốt năm 2024
Nếu có khó khăn, thắc mắc trong vấn đề đặt tên con đúng quy định cũng như các vấn đề khác liên quan đến Luật Hộ tịch, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi Công ty Luật Apolo Lawyers qua email [email protected] hoặc Hotline - 0903 419 479 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

Có rất nhiều các tiêu chí được mong muốn cần chú ý khi đặt tên cho con, như: cho trẻ thời vận tốt nhất, chọn tên có số vần phù hợp với giới tính (nam: lẻ ( ), nữ: chẵn (-), chọn tên có tam tài tốt, họ, tên lót và tên phối phải tương sinh về ngũ hành, ngũ hành tên phải hợp với ngũ hành năm sinh của trẻ, tên có âm luật dễ nghe, dễ thiện cảm, ý nghĩa tên phải tốt, tên trẻ mang vận bát quái tốt… Nhưng để có được những cái tên đầy đủ các tiêu chí cần có chuyên gia đặt tên tư vấn.

Đặt tên con như thế nào cho tốt năm 2024

Cha mẹ cần tham khảo để đặt cho con cái tên đẹp, có ý nghĩa.

Các thầy phong thủy có nhiều yếu tố nhắc đến khi đặt tên cho con. Theo đó cái tên cũng là ngũ hành, có thể làm giảm, hoặc tăng, hoặc phá cân bằng âm dương. Theo đó, một năm có 4 mùa: Xuân (hành Thủy), Hạ (hành Hỏa), Thu (hành Kim), Đông (hành Thủy). Hành Thổ (một quý 3 tháng thì Thổ vượng ở 15 ngày cuối quý).

Người mệnh Thủy vượng mùa hè, mùa thu. Nhưng nếu sinh lỗi mùa (mùa xuân ẩm ướt, Thủy nhiều nên lạnh lẽo). Mùa thu làm sẽ làm khô ráo tính chất của Thủy. Hoặc sinh mùa hè sẽ giảm bớt tính chất lạnh lẽo của Thủy, tiếp thêm năng lượng.

Nếu mệnh Mộc có thể chọn đặt tên cho con liên quan tới Thủy (nước), Mộc (cây) hay Hỏa (lửa) để đặt tên cho con bởi Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa… Các tuổi khác cũng tương tự, dựa vào Ngũ Hành tương sinh, tránh tương khắc sẽ giúp mọi sự hạnh thông, vạn sự như ý.

Trong các thư viện tên online cũng rất phong phú, được nhiều người ghé thăm để tham khảo để đặt tên cho con.

Theo ông Hà Thanh, Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người, ngày nay người Việt đặt tên con đơn giản hơn. Hiện nay đa số chọn đặt tên con theo vần nằm giữa bảng chữ cái (bắt đầu bằng chữ g, h, l, m, n…) để khi trẻ đi học, bớt được tâm lý lo lắng trong thi cử khi không bị thầy cô gọi lên kiểm tra đầu tiên, cũng không phải chờ lâu khi cả giám khảo lẫn thí sinh đều đã mệt mỏi (do tên ở những vần đầu a, b, c…, hay vần cuối bảng chữ cái x, y…).

Nguyên tắc đặt tên con bất kể tên gì, muốn gửi gắm điều gì thì cha mẹ cũng cần chọn cái tên không gây phản cảm khi gọi, không gây khó cho con khi giao tiếp trong tương lai, lại có nhạc tính, dễ nghe, và dễ đọc, dễ nhớ.

Đơn giản nhất là chọn một cái tên đẹp, có ý nghĩa tốt và sáng sủa là được. Nhưng dù đặt tên cho con theo Phong thủy, Tứ trụ, thuận Thiên Địa Nhân... đều chỉ là “gia vị” bổ sung, nên cũng không cần quá hoàn hảo, nên cứ thỏa sức sáng tạo tên và đặt được những cái tên hay càng tốt.

Đặt tên con như thế nào cho tốt năm 2024

Nhiều kiêng kỵ khi đặt tên cho con

Khi đặt tên con dựa vào ngũ hành để chọn lấy một cái tên hợp vận mệnh (nhưng cần tham khảo kỹ lưỡng). Những tên “quen thuộc”, hay tên “lạ” đều có ưu và nhược điểm. Tên “quen thuộc” thì không sợ lỗi mốt, cũng không gây ngạc nhiên mỗi khi giới thiệu tên, nhưng lại rất dễ bị trùng.

Khi đặt tên cha mẹ lưu ý:

- Tránh các tên húy kỵ, tên thánh thần, tên vua, tên các vĩ nhân… Nên hỏi người lớn tuổi trong tộc họ, hoặc đọc kỹ gia phả để tránh đặt tên con phạm húy với tổ tiên, ông bà, cha mẹ… đã qua đời. Cũng không nên đặt tên cho con trùng tên với vua chúa, hoàng tộc…, đặc biệt với những người có bi kịch, số phận…, vì quan niệm dân gian cho rằng việc trùng có thể sẽ gặp chuyện không may.

- Chọn tên theo âm luật bằng – trắc, đọc lên mới thấy hay. Vần bằng (chữ mang dấu huyền, hoặc không dấu), vần trắc (chữ mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng). Tên nên được kết hợp vần bằng và vần trắc: tên đệm là vần bằng thì tên là vần trắc hoặc ngược lại. Tránh những tên mang toàn vần trắc, hoặc vần bằng sẽ gây cảm giác khó, hoặc nặng nề khi phát âm.

- Tránh đặt tên cho con dễ gây nhầm lẫn trong cách phát âm, hoặc khi nói lái sinh ý nghĩa không hay. Tên dễ đặt nickname bậy, tên dễ bị chế giễu khi nói lái…

Khi chọn tên, cha mẹ cần:

- Không đặt những cái tên hồi bé nghe dễ thương và độc đáo, nhưng lớn lên không thích hợp bởi các ngành nghề cần sự nghiêm túc.

- Thử các trường hợp nói lái của tên để tránh khi trẻ lớn khó bị nói lái hoặc xuyên tạc tên.

- Tránh đặt những cái tên khi ghép các chữ cái đầu tiên của họ, đệm, tên vào lại thành một từ có nghĩa xấu, xui xẻo… khiến trẻ bị trêu chọc. Tránh một số từ ngữ có ý nghĩa không phù hợp.

- Tránh những cái tên khó gọi về ngữ âm, trúc trắc về thanh âm vì khó gọi sau này trẻ sẽ bị gọi không đúng tên.

- Nếu muốn đặt những cái tên cho lạ, khác biệt cho trẻ, cần cân nhắc về chính tả và phát âm kẻo nhiều người không viết chính tả hay phát âm đúng tên sẽ tốn thời gian để sửa chữa (so với chính tả thông thường).

Những cái tên ít phổ biến cũng hạn chế chọn để tránh cho trẻ lớn lên gặp nhiều tình huống khó xử, hoặc bị liên tưởng khác về tên.

Cũng có quan niệm cho rằng tên độc, lạ có thể dẫn đến những tính cách bất thường của trẻ.

Tham khảo những tên nên đặt:

- Chọn những cái tên có nghĩa cao đẹp về đạo đức, tài năng, phú quý, hạnh phúc. Đặt cho con những cái tên có ý nghĩa (có thể là mong muốn của cha mẹ về tính cách, hay tương lai của con sau này), như tên Nguyệt Cát (hạnh phúc cuộc đời con sẽ tròn đầy), tên Yến Oanh (hồn nhiên như con chim nhỏ líu lo)… khi trưởng thành con sẽ thích.

Nên xuất phát từ ý nghĩa của cái tên sẽ dễ chọn lựa hơn. Bắt đầu bằng một số cái tên chỉ sự thông minh tài giỏi như: Anh, Thư, Minh, Uyên, Tuệ, Trí, Khoa…

- Tên chỉ vẻ đẹp như: Diễm, Kiều, Mỹ, Tuấn, Tú, Kiệt, Quang, Minh, Khôi… Trẻ gái thường đặt tên các loài hoa, tên các loài chim đẹp, hay mầu sắc đẹp, các chữ trữ tình, các chữ thể hiện đạo đức của nữ giới (Trinh, Thục, Ái, Mỹ Linh, Khiết Tâm…).

Trẻ trai nên đặt tên thể hiện được sự sáng suốt, cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, đạo đức, hoặc thể hiện phong độ oai phong lẫm liệt, quyết thắng, hoặc khí tiết con người…

– Tên chỉ tài lộc: Ngọc, Bảo, Kim, Loan, Ngân, Tài, Phúc, Phát, Vượng, Quý, Khang, Lộc, Châu, Phú, Trâm, Xuyến, Thanh, Trinh…

– Tên chỉ sức mạnh, hoài bão lớn (cho trẻ trai): Cường, Dũng, Cương, Sơn, Lâm, Hải, Thắng, Hoàng, Phong, Quốc, Việt, Kiệt (tuấn kiệt), Trường, Đăng, Đại, Kiên, Trung…

- Tên chỉ sự nữ tính, vẻ đẹp, sự mềm mại (cho trẻ gái): Thục, Hạnh, Uyển, Quyên, Hương, Trinh, Trang, Như, An, Tú, Hiền, Nhi, Duyên, Hoa, Lan, Diệp, Cúc, Trúc, Chi, Liên, Thảo, Mai…

Những cái tên nên tránh:

- Tên khó phân biệt nam nữ (con gái tên Minh Thắng, con trai tên Xuân Thủy…).

- Tên theo thời cuộc chính trị, mang màu sắc chính trị.

- Tên cầu lợi (như Kim Ngân, Phát Tài…), vì dễ bị hiểu lầm là người đặt nghèo nàn về học vấn.

- Tránh đặt tên tuyệt đối quá (như Trạng Nguyên, Diễm Lệ, Bạch Tuyết…) vì như tạo thành gánh nặng cho cả đời con.

- Không nên đặt những tên có tính chất cực đoan quá (như Vô Địch, Vĩnh Phát…) vì sẽ có ấn tượng không tốt.

- Không đặt tên con theo cảm xúc (ví như đặt tên Vui, khi nhà có chuyện buồn thì cứ phải vật vã kêu sẽ không hợp.

- Tránh tên có nghĩa xấu khác ở tiếng nước ngoài, tên dính đến scandal...

- Đặc biệt chú ý tới hoà hợp của trẻ với tên.

Cha mẹ cần suy nghĩ kỹ với những cái tên khác thường trước khi chọn, bởi rất có thể sau này cái tên khác thường đó sẽ khó gây thiện cảm.

Chọn tên phụ thuộc vào mong muốn của cha mẹ. Nhưng con trẻ mới chính là người sống với cái tên cả đời. Cha mẹ nên chọn đặt tên cho con là những cái tên dễ phát âm và dễ nhớ. Tránh tên lạ và khó phát âm vì dễ gây ra nhiều phiền toái và nảy sinh nhiều vấn đề rắc rối, phức tạp, có thể ảnh thưởng đến số phận trẻ sau này.