Đề thi ngữ văn 9 học kì 1 năm 2015

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 huyện Tứ Kỳ, Hải Dương năm 2015 - 2016

Đề kiểm tra hết học kì 1 môn Văn lớp 9 có đáp án

gồm 3 câu hỏi, kiểm tra kiến thức học kì 1 lớp 9 môn Văn. Đây là tài liệu học tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Văn hiệu quả.

Đề kiểm tra học kì 1 trực tuyến môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2014-2015 Phòng GD và ĐT Thanh Thủy

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Bộ 16 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 

HUYỆN TỨ KỲ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Năm học 2015 - 2016

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

Thời gian làm bài: 90 phút

[Đề này gồm 03 câu, 01 trang]

Câu 1. [2,5 điểm]

Đọc đoạn trích sau:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lừa đàn, nước thẳm buồn xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

[SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD 2010, trang 45]

a] Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b] Đây là lời của nhân vật nào? Nhân vật ấy nói về điều gì?

c] Nghệ thuật đặc sắc được nhà văn sử dụng ở đoạn trên?

d] Nêu ngắn gọn tâm trạng của nhân vật thể hiện qua lời thoại đó?

Câu 2. [2,5 điểm]

Xác đinh và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

[Nguyễn Duy, Ánh trăng]

Câu 3. [5,0 điểm]

Em hãy đóng vai nhân vật ông Hai trong đoạn trích " Làng" của nhà văn Kim Lân kể lại đoạn truyện từ sự việc: Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin ... đến hết đoạn ông trò chuyện với bà Hai.

[SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD]

Câu 1 [2,5đ] 

a] Trích trong tác phẩm:"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ

b] Lời nhân vật Vũ Nương giãi bày lòng mình khi bị chồng nghi oan...

c] Nghệ thuật: thành công ở lối văn biền ngẫu, sử dụng thành ngữ, cách nói ước lệ...

d] Tâm trạng: đau đớn, thất vọng khi tình nghĩa vợ chồng gắn bó nay đã tan vỡ...

Câu 2 [2,5đ]

1. Yêu cầu : Hs viết dưới hình thức đoạn văn, chỉ rõ và phân tích tác dụng của các phép tu từ; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc...

  • Phép tu từ : ẩn dụ, nhân hoá
  • Phân tích ngắn gọn tác dụng:
    • Đoạn thơ là dòng suy ngẫm của nhân vật trữ tình về ý nghĩa của vầng trăng và lay thức ở mỗi người lẽ sống đẹp...
    • Trăng tròn vành vạnh: ẩn dụ: quá khứ nghĩa tình, vẹn nguyên không thay đổi, biểu tượng cho giá trị bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống...
    • ánh trăng im phăng phắc: Trăng nhân hóa như con người lặng im bao dung độ lượng nhưng cũng nghiêm khắc nhắc nhở con người về thái độ vô tình lãng quên trăng, quên quá khứ...
    • Gửi gắm thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ...

2. Chấm điểm

* Mức tối đa: 2.5đ: Đảm bảo tốt các yêu cầu, chỉ rõ phép tu từ, phân tích, cảm nhận sâu sắc...

* Mức chưa tối đa:

  • 1.5đ - 2.25đ: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu, chỉ rõ phép tu từ, phân tích, cảm nhận rõ ý nhưng chưa sâu sắc, còn mắc lỗi diễn đạt
  • 1.0 đ: Đạt được 30% yêu cầu

* Mức không đạt: 0đ: Lạc đề, không làm

Câu 3 [0,5đ]

1. Yêu cầu chung

  • Văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất: lời nhân vật ông Hai: phải đảm bảo bố cục 3 phần. Bài văn tự sự diễn đạt lưu loát, câu văn đúng ngữ pháp...
  • Biết xác định đúng giới đoạn truyện cần kể theo yêu cầu đề
  • Biết kết hợp tốt với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận; kiểu ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm linh hoạt...

2. Yêu cầu cụ thể

a] Mở bài

  • Tạo tình huống giới thiệu nhân vật, sự việc...

b] Thân bài: Hs tập trung kể các sự việc chính sau:

  • Vừa nghe được những tin thắng lợi của kháng chiến...tâm trạng vui vẻ, phấn khởi...
  • Trò chuyện với những người tản cư...nghe tin làng chợ Dầu Việt gian
  • Kể, miêu tả tâm trạng khi nghe tin dữ...
  • Kể đoạn truyện ông về nhà: hành động, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ...tâm trạng...
  • Sự việc đối thoại với bà Hai...diễn biến tâm trạng...

c] Kết bài

  • Kết thúc sự việc, cảm nghĩ...

3. Chấm điểm

  • Mức tối đa: Đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức, kể mạch lạc, sáng tạo...
  • Mức chưa tối đa:
    • Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc sai sót nhỏ...
    • Đạt được cơ bản yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu...
    • Kể sơ sài, còn mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, lời kể chưa sáng tạo...
  • Mức không đạt: Lạc đề, không làm...

* Lưu ý: Gv đánh giá tổng thể bài làm của Hs cả về nội dung và hình thức để cho điểm toàn bài sao cho phù hợp, chính xác.

Khuyến khích bài làm có lời kể tự nhiên, ngôn ngữ trong sáng...

On Th2 8, 2022

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 Phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm học 2015 – 2016. Đề thi nhằm đánh giá năng lực học tập của học sinh, nội dung bám sát kiến thức SGK Ngữ văn lớp 9 học kì 1. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Thuận An, Bình Dương năm 2015 – 2016

Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Ngữ văn – Đề 2

PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9Thời gian làm bài: 90 phút

[Đề bài gồm 01 trang]

Câu 1 [2.0 điểm]

a] Nêu tên các cách phát triển từ vựng tiếng Việt.

b] Cho hai câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Câu 2 [3.0 điểm]

Cho câu thơ: Quê hương anh nước mặn, đồng chua

a] Chép theo trí nhớ sáu câu thơ tiếp theo.

b] Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm nào? Của ai? Bài thơ được sáng tác năm nào?

c] Em hãy giải nghĩa từ đồng chí có trong đoạn thơ? Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng là gì?

Câu 3 [5.0 điểm]

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long [Ngữ văn 9, tập 1]

Câu 1

a] Các cách phát triển từ vựng tiếng Việt:

  • Phát triển nghĩa của từ
  • Phát triển số lượng từ ngữ:
    • Tạo từ ngữ mới
    • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

* Lưu ý: Học sinh trả lời 3 cách như sau cũng cho điểm tối đa:

  • Phát triển nghĩa của từ
  • Tạo từ ngữ mới
  • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

b] Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ, chỉ đứa con

  • Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không
  • Vì: Nghĩa này của từ “mặt trời” chỉ mang tính lâm thời [Nó chỉ có nghĩa ấy trong câu thơ này], chưa được đưa vào từ điển.

Câu 2

a] Chép theo trí nhớ sáu câu thơ tiếp theo:

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

b] Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm: Đồng chí

  • Tác giả: Chính Hữu
  • Bài thơ được sáng tác năm 1948 0.25

c] Đồng chí: Cùng chung chí hướng, mục đích, lí tưởng

  • Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng:
  • Hình thức: Viết thành đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả
  • Nội dung: Học sinh nêu được các ý sau:
    • Cùng chung cảnh ngộ [hoàn cảnh, giai cấp]
    • Cùng chung lí tưởng chiến đấu

Câu 3

* Yêu cầu về kĩ năng:

  • Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một nhân vật văn học.
  • Đối tượng nghị luận: Nhân vật ông anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.
  • Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, biết phân tích, đánh giá để làm nổi bật các đặc điểm của nhân vật, triển khai các luận điểm phù hợp.

* Yêu cầu về kiến thức:

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Giới thiệu chung về nhân vật anh thanh niên
  • [Khuyến khích mở bài theo lối gián tiếp]

2. Thân bài

a. Giới thiệu về tuổi, công việc, hoàn cảnh sống

b. Vẻ đẹp của nhân vật

  • Ý chí, nghị lực vượt qua hoàn cảnh sống và làm việc.
  • Yêu nghề, yêu đời, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc lắm gian khổ.
  • Biết tổ chức cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp.
  • Đời sống tinh thần phong phú
  • Cởi mở, chân thành, mến khách, biết quan tâm tới người khác.
  • Một con người khiêm tốn, biết hy sinh thầm lặng.

c. Đánh giá

  • Nghệ thuật:
    • Cách kể chuyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực, tình huống bất ngờ thú vị, giọng văn đậm chất trữ tình…
    • Nhân vật được nhìn từ nhiều góc độ
  • Nội dung
    • Anh thanh niên tiêu biểu cho người lao động, cho thế hệ trẻ Việt Nam đẹp ở lẽ sống cống hiến, thầm lặng.
    • Từ nhân vật anh thanh niên chúng ta bắt gặp một lẽ sống đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình”.
    • Nhân vật đã góp phần thể hiện rõ nét chủ đề của tác phẩm: ca ngợi những con người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng đát nước.

3. Kết bài

  • Khái quát lại đặc điểm nhân vật
  • Liên hệ bản thân

4. Biểu điểm

  • Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, trình bày sạch đẹp, có thể còn một vài sơ sót nhỏ về diễn đạt.
  • Điểm 3 – 4: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi về diễn đạt nhưng không làm sai lệch ý của người viết.
  • Điểm 2 – 3: Đạt được một nửa các yêu cầu trên, trình bày thiếu ý hoặc đủ ý nhưng quá sơ sài, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
  • Điểm 1: Viết được quá ít, hoặc lạc nhiều sang kể lại nhân vật.
  • Điểm 0: Không làm được gì hoặc sai lạc hoàn toàn.

Next Post

Tài liệu tự học Toán 8 – Nguyễn Chín Em

Leave a comment

Video liên quan

Chủ Đề