Delay bao lâu thì được bồi thường

[PLO]- Với những chuyến bay bị kéo dài muộn hơn 4 giờ, hành khách được quyền yêu cầu hãng hàng không thực hiện các thủ tục bồi thường ngay tại sân bay.

Sáng 15-6, hãng hàng không Vietjet đồng loạt hủy chuyến bay trong nước từ các đầu sân bay Hà Nội, Đà Nẵng, Cam Ranh, Hải Phòng, Tân Sơn Nhất đến các chuyến quốc tế như Đài Bắc, Băng Cốc… Việc Vietjet bất ngờ hoãn và sau đó là hủy hẳn nhiều chuyến bay đã khiến những khách hàng đã trót mua vé bay của hãng này hoang mang.

Trả lời với báo chí, đại diện Vietjet đã cam kết các khách hàng trên các chuyến bay bị ảnh hưởng sẽ được Vietjet hỗ trợ chuyển chuyến bất kỳ trong thời hạn 6 tháng, hoàn tiền vé theo nhu cầu và được bồi thường theo luật định.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra việc các hãng hàng không hoãn, hủy chuyến bay vì nhiều lý do. Tuy nhiên từ vụ việc trên người dân cần trang bị kiến thức cần thiết để tự bảo vệ quyền lợi cho bản thân trong những trường hợp tương tự.

Vậy khi bị hoãn chuyến, hủy chuyến, hành khách được quyền nhận những hỗ trợ nào, bồi thường nào?

Về pháp lý, theo Thông tư 27/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định hãng bay phải có nghĩa vụ thông báo cho hành khách khi chuyến bay bị chậm 15 phút trở lên.


Phiếu yêu cầu bảo lưu, hoàn vé, bồi thường của một hành khách mua vé Vietjet khi bị hủy chuyến bay hôm 15-6. Ảnh: NTT

Đồng thời, phải phục vụ ăn uống cho hành khách trong thời gian chờ đợi tùy theo thời gian chậm, hủy chuyến. Cụ thể, nếu chậm từ 2 giờ phải phục vụ nước uống, chậm từ 3 giờ trở lên phải phục vụ ăn. Trong trường hợp thời gian chậm trễ từ 6 giờ trở lên đối với các chuyến bay từ 7 giờ đến trước 22 giờ và từ 22 giờ hôm trước đến trước 7 giờ sáng hôm sau thì phải bố trí nơi nghỉ phù hợp cho hành khách.

Bên cạnh đó, Thông tư 14/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định hành khách có chuyến bay bị chậm kéo dài muộn hơn 4 giờ so với thời gian dự kiến cất cánh ghi trong lịch bay hoặc bị hủy sẽ được hãng hàng không bồi thường ứng trước không hoàn lại.

Mức bồi thường trong trường hợp chậm chuyến kéo dài, hủy đối với đường bay trong nước là từ 200.000 đồng/người/đường bay dưới 1.000 km và 400.000 đồng/người/đường bay từ 1.000 km. Đối với đường bay quốc tế, mức bồi thường từ 25 USD/người/đường bay dưới 1.000 km và 150 USD/người/đường bay trên 5.000 km.

Như vậy, khi hành khách có chuyến bay bị kéo dài muộn hơn 4 giờ cần đến ngay quầy hỗ trợ trực tuyến của hãng bay để được nhân viên hướng dẫn làm thủ tục bồi thường.

Chị NTT, đại diện một đại lý bán vé máy bay, lưu ý thêm: Tiền bồi thường chỉ được nhận tại sân bay, không nhận tại các đại lý vé máy bay. Trong trường hợp hãng không thể chi trả tiền bồi thường ngay tại sân bay thì hành khách nên để lại số tài khoản ngân hàng của chính bản thân và yêu cầu hãng hàng không viết phiếu yêu cầu bảo lưu, hoàn viết, bồi thường.

TRÚC PHƯƠNG

Đối với người Việt Nam, tết là giây phút đoàn tụ, sum họp bên gia đình. Chính vì vậy nhiều hành khách vì muốn tiết kiệm thời gian đã chọn máy bay là phương tiện di chuyển “về nhà”. Tuy nhiên bên cạnh đó là bao cảnh dở khóc, dở cười về chuyến bay bị trễ, bị hoãn, thậm chí là hủy.

Với 5 lần delay mới đến được nơi, đó là chuyến bay của anh Trần Thành Nhân [32 Tuổi, TP.HCM], ngày 08/02/2013, thời gian khởi hành là 2h25 p.m nhưng sau khi tới sân bay làm thủ tục xong xuôi, anh lại nghe thông tin delay sang 6h40 tối. Và cứ thế chuyên mục delay lại tiếp tục liên tiếp 5 lần cho tới 0h30 anh Nhân mới được lên máy bay. Cuối cùng thì hành trình kinh khủng của anh cũng chấm dứt, 2h30 sáng, anh Nhân đã đến được sân bay Đà Nẵng. Phải chờ đợi quá lâu tại sân bay, biết bao hành khách như anh Nhân phải chịu thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần. Vậy vấn đề đặt ra là trong trường hợp chuyến bay bị trễ, kéo dài hoặc bị hủy thì hành khách có được bồi thường không ? Tất cả vấn đề về bồi thường cho hành khách đối với việc trễ, hoãn, hủy chuyến bay sẽ được giải đáp chi tiết bên dưới:

Đáp: Được. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 TT 14/2015/TT-BGTVT hành khách sẽ được hãng hàng không bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay với mức tiền quy định tại thông tư này trong trường hợp chuyến bay bị trễ, kéo dài hoặc bị hủy, trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường.

Mức bồi thường mới – tết này liệu còn lo chậm, hoãn, huỷ chuyến bay?

Đáp: Hành khách sẽ không nhận được bồi thường trong những trường hợp sau:

  • Hãng hàng không từ chối vận chuyển trong các trường hợp sau: do sức khỏe của hành khách, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, hành khách không chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hàng không, hành khách gây mất trật tự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, vì lý do an ninh, do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu,…
  • Khi hãng hàng không hủy chuyến bay hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài do: điều kiện thời tiết xấu, an ninh chuyến bay không đảm bảo, do yêu cầu của cơ quan nhàn nước có thẩm quyền, tàu bay bị phá hoại, các vấn đề về y tế, do xung đột vũ trang, do sự cố kỹ thuật, các trường hợp bất khả kháng,…
  • Các trường hợp khác:

+ Hãng hàng không đã thông báo bằng lời nói, tin nhắn, thư điện tử cho hành khách về việc hủy chuyến bay, chậm chuyến theo quy định của pháp luật.

+ Hành khách không đăng ký thông tin liên lạc hoặc thông tin liên lạc không thể liên hệ được.

+ Hành khách tự nguyện từ bỏ xác nhận.

+ Hành khách được vận chuyển miễn phí, vận chuyển theo giá giảm áp dụng đối với nhân viên hãng hàng không.

+ Hành khách không có mặt làm thủ tục đúng thời gian và địa điểm theo quy định.

Ngoài những trường hợp kể trên thì tất cả những trường hợp hãng hàng không từ chối vận chuyển hoặc hủy chuyến bay, chuyến bay bị chậm kéo dài đều phải bồi thường cho hành khách. [Điều 5,6,7 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT]

Đáp: Mức bồi thường theo Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT như sau: Đối với chuyến bay nội địa:

  • Độ dài đường bay dưới 500 km: 200.000.VNĐ.
  • Độ dài đường bay từ 500 km đến dưới 1000 km: 300.000 VNĐ.
  • Độ dài đường bay từ 1000km trở lên: 400.000.VNĐ

Đối với chuyến bay quốc tế:

  • Độ dài đường bay dưới 1000km: 25 USD.
  • Độ dài đường bay từ 1000km đến dưới 2500km: 50 USD.
  • Độ dài đường bay từ 2500km đến dưới 5000km: 80 USD.
  • Độ dài đường bay từ 5000km trở lên: 150 USD.

Ngoài ra các hãng hàng không có thể quy định mức bồi thường ứng trước không hoàn lại nhưng không được thấp hơn các mức trên.

Đáp: Hãng hàng không bồi thường cho hành khách bằng các phương thức sau: tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của khách, vé miễn cước, chứng từ bồi hoàn. Luật không quy định về hồ sơ bồi thường mà chỉ quy định các phương thức bồi thường cho từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Trường hợp hành khách bị từ chối vận chuyển do lỗi của hãng hàng không, hãng hàng không phải bồi thường cho hành khách tại: cảng hàng không nơi hành khách bị từ chối vận chuyển; chi nhánh hoặc văn phòng đại diện do hãng hàng không chỉ định theo thỏa thuận với hành khách trong trường hợp hành khách làm thủ tục tại địa điểm khác không phải cảng hàng không; vào tài khoản do hành khách cung cấp.
  • Trường hợp hủy chuyến bay, hãng hàng không bồi thường cho hành khách tại: cảng hàng không nơi chuyến bay bị hủy; tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của hãng hàng không theo thỏa thuận với hành khách trong vòng 14 ngày kể từ ngày hủy chuyến bay; vào tài khoản do khách hàng cung cấp.
  • Trường hợp chuyến bay bị chậm kéo dài, hãng hàng không bồi thường cho khách hàng như sau: cảng hàng không nơi chuyến bay bị hủy; tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của hãng hàng không theo thỏa thuận với hành khách ; vào tài khoản do khách hàng cung cấp.

Những phương thức bối thường này được quy định cụ thể tại Điều 9 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT

Đáp: Cảng vụ Hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện nghĩa vụ của hãng hàng không trong các trường hợp hành khách bị từ chối vận chuyển, chuyến bay bị hủy, chuyến bay bị chậm kéo dài của hãng hàng không theo quy định tại Thông tư 14/2015/TT-BGTVT. Ngay khi tiếp nhận khiếu nại của hành khách và phương án giải quyết của hãng hàng không, Cảng vụ hàng không sẽ xem xét và giải quyết sớm nhất nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Đáp: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 14/2015/TT-BGTVT trong trường hợp hành khách không nhận được khoản bồi thường ứng trước không hoàn lại hoặc mức bồi thường ứng trước không hoàn lại chứ phù hợp với các quy định của Thông tư này thì hành khách gửi văn bản đề nghị đến hãng hàng không trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày chuyến bay dự kiến cất cánh để yêu cầu hãng hàng không bồi thường. Trong vòng 7 ngày, hãng hàng không phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản. Hành khách có thể khởi kiện hãng hàng không về việc bồi thường thiệt hại dân sự nếu không đồng ý với câu trả lời của hãng hàng không.

Đáp: Đối với mỗi mức chậm chuyến bay sẽ có một mức đền bù nhất định theo đúng quy định của pháp luật. Hoặc các hãng hàng không có thể tự quy định mức đền bù nhưng không được thấp hơn mức do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT:

  • Trường hợp chuyến bay chậm từ 2 giờ trở lên hãng hàng không phải thực hiện chuyển đổi hành trình để hành khách tới được điểm cuối của hành trình
  • Trường hợp chậm từ 4 giờ trở lên hành khách sẽ được bồi thường ứng trước không hoàn lại theo quy định tại Thông tư 14/2015/TT-BGTVT
  • Chậm từ 5 giờ trở lên hành khách sẽ được hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách.

Đáp: Trong trường hợp hãng hàng không không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp hoãn, hủy chuyến bay, từ chối vận chuyển bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 22 Nghị định 147/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, mới đây Bộ Giao thông vận tải cũng đã có quyết định xử phạt trường hợp các hãng hàng không hoãn, hủy chuyến bay, từ chối vận chuyển mà không thông báo hoặc thông báo chậm, không đầy đủ tới hành khách.

PHAN LAW VIETNAM

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888

Email:


Video liên quan

Chủ Đề