Điểm chuẩn thường cách điểm sàn bao nhiêu

Người đăng: Nguyễn Trang | 27904 lượt xem

Điểm sàn là gì?  Những thắc mắc này được nhiều thí sinh quan tâm đến. Dưới dây Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn sẽ giải thích rõ cho các thí sinh được hiểu.

Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới nhé!

Điểm sàn là điểm gì?

Điểm sàn là mức điểm được hiểu sẽ là ngưỡng chất lượng đầu vào, ngưỡng tối thiểu mà các trường Đại học/ Cao đẳng lấy làm cơ sở để tiến hành tuyển sinh. Bởi vậy, các trường không được phép tuyển những thí sinh có ngưỡng điểm thấp hơn chất lượng đầu cao.

Điểm chuẩn là điểm gì ?

Điểm chuẩn là mức điểm được đưa ra khi thí sinh đã chốt nguyện vọng [có nghĩa là sau khi hết hạn điều chỉnh nguyện vọng]. Theo đó điểm chuẩn sẽ đưa được công bố chính thức sau khi các thí sinh đã biết điểm. Dựa vào mức điểm chuẩn để các thí sinh có thể biết được mình đỗ hay trượt Đại học, sau khi biết kết quả cần xem xét để đăng ký xét tuyển qua nguyện vọng 2 phù hợp với năng lực của bản thân.

Ngưỡng xét tuyển là gì ?

Ngưỡng xét tuyển: tức có nghĩa là mức điểm các trường Đại học/ Cao đẳng sẽ công số kết quả. Đây là sẽ mức điểm để đánh giá được thí sinh có đủ điều kiện để đăng ký các nguyện vọng vào các trường hay không. Sau đó, sẽ đưa ra được những quyết định nên thay đổi nguyện vọng hay không. Theo đó, ngưỡng điểm xét tuyển sẽ luôn lớn hơn hoặc có thể bằng với mức điểm sàn

Điểm sàn là gì?

Bởi vậy, các thí sinh cần phải thận trọng và tìm hiểu thật kỹ về ngưỡng xét tuyển vào các trường đưa ra, vì cũng có khá nhiều trường đưa ra ngưỡng xét tuyển thấp trong khi mức điểm chuẩn thực tế lại cao hơn. Đặc biệt là đối những trường nằm trong TOP đầu trên cả nước.

Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?

Ngoài thắc mắc: Điểm sàn là gì? thì nhiều thí sinh còn quan tâm đến vấn đề giữa điểm chuẩn và điểm sàn sẽ khác nhau như thế nào? Theo như quy định đưa ra thì các thí sinh phải có mức điểm thi bằng hay cao hơn mức điểm sàn khi đó mới tiến hành xét tuyển Nguyện vọng 1 cũng như nộp hồ sơ để tiến hành sơ tuyển Nguyện vọng 2 & 3.

Mức điểm sẽ giúp các trường đưa ra được định mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu và điểm thi của từng thí sinh. Từ mức điểm sàn quy định trước, bởi vậy mức điểm xét tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn đã đưa ra. Điều này đồng nghĩa với điểm xét tuyển nguyện vọng sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước. Hầu hết các trường Đại học/ Cao đẳng trên cả nước mức điểm xét tuyển sẽ cao hơn mức điểm sàn.

Điểm chuẩn và điểm sàn khác nhau như thế nào?

Điểm chuẩn tức là mức điểm trúng tuyển vào từng trường/ từng ngành trên cả nước. Vì vậy, suy cho cùng thì điểm sàn sẽ được đánh giá là điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển sẽ là điều kiện đủ. Theo quy định thì điểm trúng tuyển không được thấp hơn mức điểm sàn.

Bởi vậy, những thí sinh không trúng tuyển vào trường Đại học này nhưng điểm thi của bạn cao hơn điểm sàn và cao hơn hay bằng điểm của trường, nếu còn chỉ tiêu khi đó các bạn mới tiến hành xét tuyển nguyện vọng 2 và đủ điều kiện để nộp hồ sơ.

Thí sinh chỉ được nộp hồ sơ để xét tuyển nguyện vọng 2 và 3 khi không trúng tuyển nguyện vọng 2 nộp hồ sơ vào những trường đã tuyển nguyện vọng 2 nhưng còn thiếu chỉ tiêu.

Mức độ ảnh hưởng của điểm chuẩn và điểm sàn đối với thí sinh

Trường hợp nếu mức điểm thi của các thí sinh thấp hơn mức điểm chuẩn vào trường khi đó chắc chắn các em sẽ không trúng tuyển vào trường. Khi đó hướng tốt nhất là các thí sinh sẽ phải nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành nghề khác.

Theo đó, lúc này các thí sinh cần phải lưu ý đến điểm sàn, trường hợp điểm thấp hơn điểm sàn Đại học, thì chắc chắn một điều là các bạn không thể nộp tuyển vào hệ Đại học. Nếu như điển số của thí sinh trên điểm thi Đại học, khi đó các bạn sẽ có cơ hội để nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ Đại học. Hình thức xét tuyển này được áp dụng tương đường với hệ Cao đẳng.

Về nguyên tắc xác định điểm sàn phải đảm bảo được tất cả các trường Đại học/ Cao đẳng phải đạt đủ chỉ tiêu cũng như kết quả tuyển không được quá thấp để đảm bảo được chất lượng đầu vào. Ngoài ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng sẽ cân nhắc về số lượng thí sinh trên mức điểm sàn có sự cân đối giữa những loại hình trường đào tạo và giữa những khu vực khác nhau.

Thực hiện theo những nguyên tắc điểm chuẩn, điểm sàn thường thì mức điểm được xác định sao cho phù hợp với nguồn tuyển trung bình ở 4 khối A; B; C; D khoảng ở mức 200%. Đồng nghĩa với việc số thí sinh trên điểm sàn gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

Hy vọng tất cả cả những thông tin cung cấp trên đã giúp các thí sinh hiểu được điểm sàn là điểm gì. Trước khi đăng ký ngành và trường đào tạo các thí sinh cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, có thể hãy tham khảo thêm ý kiến của những người đi trước để đưa ra được quyết định đúng đắn.

Xem thêm:

 

Thí sinh “loay hoay” khi biết điểm sàn

Nguyễn Hữu Phúc [Hà Nội] chia sẻ đang rất bối rối không biết nên điều chỉnh nguyện vọng thế nào để tăng thêm cơ hội đỗ đại học. Phúc thi khối C, được 23 điểm, trước đó đã đăng ký 6 nguyện vọng thuộc các nhóm ngành trường khác nhau. 

“Nguyện vọng 1 của em là Học viện Biên phòng, nguyện vọng 2 vào khoa Quản trị khách sạn Trường Đại học KHXHNV [Đại học Quốc gia Hà Nội]… Những trường này đã công bố điểm nhận hồ sơ vào trường ở mức 19, 20 điểm. Em rất muốn điều chỉnh nguyện vọng, vì số điểm 23 của em còn thấp hơn điểm chuẩn năm 2016 của Học viện Biên Phòng, nhưng thực sự bối rối không biết chọn trường nào. Nhiều bạn bè của em cũng có chung tâm trạng, càng hoang mang hơn khi thấy các trường đồng loạt công bố điểm nhận hồ sơ chỉ bằng  ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GDĐT “ – Phúc tâm sự.

Hiện hàng loạt trường đại học top trên như ĐH Y Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Y Thái Bình, ĐH Quốc gia TP TPHCM… thông báo nhận hồ sơ xét tuyển từ 15,5 điểm, trong khi đó điểm chuẩn vào các trường này năm 2016 đều trên 20 điểm, những ngành hot lên đến 27 điểm.

Các trường khối công an cũng công bố ngưỡng sàn chung là 15,5 điểm, trong đó các môn ở tổ hợp xét tuyển không dưới 5 điểm. Điểm chuẩn năm 2016 của trường khối công an đều ở mức 25 điểm trở lên, thậm chí với nữ là 29 điểm.

Các trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân , Học viện Ngân hàng… đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ ngưỡng 18 điểm, nhưng mức điểm này vẫn thấp hơn mức điểm chuẩn hàng năm của trường khoảng 4 điểm. Trong khi phổ điểm năm nay cao hơn mọi năm, đồng nghĩa với việc điểm chuẩn cũng sẽ cao hơn.

Việc các trường top trên công bố điểm xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GDĐT được xem là giải pháp an toàn để đảm bảo đủ chỉ tiêu, bởi dù là trường top trên nhưng cũng có một số ngành kém hấp dẫn, tuyển sinh khó. Nhưng việc này có thể gây khó cho thí sinh trong việc đưa ra quyết định điều chỉnh nguyện vọng. 

“Các trường top trên nên đưa điểm sàn sát với điểm chuẩn hoặc phân theo nhóm ngành chứ không nên cào bằng như hiện nay. Nếu các trường càng đưa ra mức điểm sàn sát điểm chuẩn bao nhiêu thì càng thuận lợi cho thí sinh xác định khả năng trúng tuyển của mình. Chứ như hiện nay, điểm sàn cũng chỉ để tham khảo, không cẩn thận còn “bẫy” thí sinh nếu em đó không tìm hiểu kỹ thông tin” – một chuyên gia giáo dục cảnh báo.

Giữa “ma trận” điểm sàn, thí sinh nên lựa chọn thế nào?

So với các năm trước, điểm mới trong kỳ xét tuyển đại học năm nay là thí sinh không bị giới hạn nguyện vọng, được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất sau khi đã biết điểm thi và điểm sàn của Bộ GDĐT cũng như các trường đại học.

Theo thống kê của Bộ GDĐT đã có hơn 35.000 thí sinh tiến hành điều chỉnh nguyện vọng trong ngày 15.7. Hiện không ít thí sinh đang băn khoăn, tìm trường để điểu chỉnh, với mong muốn tăng cơ hội trúng tuyển ở ngay nguyện vọng 1.

Trước tình trạng nhiều trường cào bằng mức điểm nhận hồ sơ như hiện nay, theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh chỉ nên xem điểm nhận hồ sơ là điều kiện cần,  quan trọng là phải so sánh điểm của mình với điểm chuẩn các năm trước của ngành, trường đó.

Chẳng hạn, thí sinh có mức điểm cao hơn điểm chuẩn năm 2016 từ 1 - 2 điểm trở lên thì có cơ hội trúng tuyển cao. Ngược lại, nếu điểm thi bằng với điểm chuẩn năm 2016, nên tìm cơ hội ở những trường top dưới để có cơ hội học ngành mình thích.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cũng khuyên thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định điều chỉnh nguyện vọng. Vì đối với những trường top đầu, số điểm trúng tuyển năm nay sẽ nhích lên do kỳ thi năm 2017 có nhiều em đạt điểm cao. Còn các trường top giữa và top dưới, dự báo điểm chuẩn không chênh lệch so với năm 2016.  Nếu thí sinh muốn thay đổi nguyện vọng,  phải nghiên cứu đề án tuyển sinh của các trường và xem xét kỹ 2 năm trước điểm trúng tuyển ra sao để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Từ ngày 15 – 23.7, thí sinh bắt đầu thực hiện điều chỉnh nguyện vọng của mình theo mẫu nếu có thay đổi so với nguyện vọng đã đăng ký trước đó.

Nếu điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến: Thí sinh dùng số chứng minh nhân dân của mình cùng mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi để truy cập vào hệ thống [//thisinh.thithptquocgia.edu.vn], sau đó chọn chức năng “Thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển”.

Lưu ý, thời gian đăng ký trực tuyến chỉ từ 15.7 đến 17h ngày 21.7; với phương thức này, thí sinh không được tăng số nguyện vọng so với đăng ký ban đầu và không thay đổi được chế độ ưu tiên.

Nếu điều chỉnh nguyện vọng tại điểm đăng ký dự thi [thay đổi NV bằng Phiếu]: Thí sinh điền thông tin vào Phiếu điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT. Sau đó, nộp Phiếu này tại điểm đăng ký dự thi và ký xác nhận sau khi rà soát kỹ thông tin ĐKXT của mình đã được nhập vào máy tính. Thời gian điều chỉnh bằng Phiếu từ 15.7 đến hết ngày 23.7; Phương thức điều chỉnh này chỉ thực hiện đối với các thí sinh tăng số lượng nguyện vọng so với đăng ký trước đây hoặc thí sinh có nguyện vọng điều chỉnh chế độ ưu tiên.

BÍCH HÀ

//laodong.com.vn/giao-duc/thi-sinh-can-tinh-tao-tranh-sap-bay-diem-san-683764.bld

Page 2

Hướng dẫn nhập học tại ĐẠI HỌC DUY TÂN cho Tân sinh viên Khóa 2022 [K28]

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quý phụ huynh và thí sinh khi đến làm thủ tục nhập học trực tiếp tại trường, Đại học Duy Tân thông tin quy trình nhập học chi tiết như sau:

I. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC TRỰC TIẾP

Địa điểm và thời gian nhập học:

+ Địa điểm: Trường Đại học Duy Tân, số 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.

+ Buổi sáng: từ 07g00 - 11g00 [từ Thứ 2 đến Chủ Nhật]

+ Buổi chiều: từ 13g00 - 17g00 [từ Thứ 2 đến Chủ Nhật]

>> Khi đến làm thủ tục nhập học, phụ huynh và tân sinh viên chuẩn bị hồ sơ nhập học và học phí như sau:

1. Học phí Học kỳ I năm học 2022 - 2023 và các khoản thu khác [như trong giấy báo nhập học]

Quý Phụ huynh/ Sinh viên có thể nộp học phí theo một trong hai cách:

Cách 1: Đóng qua Tài khoản Ngân hàng NN&PTNT [Agribank] theo 2 cách sau:

1. Nộp tiền mặt tại các Quầy Giao Dịch của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT [Agribank]

2. Chuyển khoản cùng hệ thống Agribank

- Đơn vị thụ hưởng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

- Số tài khoản: 2007 2010 04621

- Tại ngân hàng Nông nghiệp & PTNT [Agribank] CN. Ông Ích Khiêm–Nam Đà Nẵng

- Nội dung: “Nộp tiền học phí Học kỳ I cho [Họ tên sinh viên], Mã hồ sơ: [Mã ghi trên giấy báo trúng tuyển]

Ví dụ: Nộp tiền học phí Học kỳ I cho Nguyễn Văn A, Mã số hồ sơ 009999

Lưu ý:  Khi đến làm thủ tục nhập học tại Trường, Quý Phụ huynh/ Sinh viên cần mang theo Chứng từ nộp tiền qua ngân hàng và đến nhận Biên lai thu học phí tại Phòng Kế hoạch tài chính Trường Đại học Duy Tân, địa chỉ 137 Nguyễn Văn Linh, Tp. Đà Nẵng.

Cách 2: Đóng bằng tiền mặt tại Trường khi đến làm thủ tục nhập học

 2. Hồ sơ nhập học:

+ Các loại hồ sơ cần nộp ngay khi làm thủ tục nhập học:

  • Bản chính Giấy báo Trúng tuyển nhập học [do Trường cấp];
  • 01 Bản sao công chứng Học bạ THPT;
  • 01 Bản gốc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc 01 Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT [nếu đã tốt nghiệp trước năm 2022];
  • Bản sao các giấy tờ xác nhận đối tượng và khu vực ưu tiên [nếu có] như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của cha mẹ, giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên khác...;

+ Các loại hồ sơ có thể nộp ngay hoặc bổ sung sau [chậm nhất là ngày 31/10/2022]:

  • 01 bản sao hợp lệ Giấy khai sinh;
  • Giấy giới thiệu di chuyển Nghĩa vụ Quân sự đối với Nam giới còn trong độ tuổi do cơ quan quân sự tại địa phương cấp [nếu có];
  • Sổ Đoàn viên [nếu có].

Lưu ý:

1. Thời gian Nhập học dự kiến bắt đầu từ ngày 03/08/2022, trên Giấy báo Trúng tuyển của thí sinh có ghi rõ thời gian nhập học, hồ sơ kèm theo, học phí, lệ phí. Thí sinh chuẩn bị đầy đủ để làm thủ tục nhập học.

2. Để thuận tiện cho việc làm thủ tục nhập học tại Trường, thí sinh vui lòng tải Mẫu đơn Lý lịch để điền trước thông tin và mang theo khi nhập học [Áp dụng đối với hình thức Nhập học Trực tiếp]. [Tải mẫu đơn TẠI ĐÂY]

II. HƯỚNG DẪN NHẬP HỌC ONLINE

Bước 1: Thí sinh đăng nhập địa chỉ NHẬP HỌC ONLINE:

    //nhaphoc.duytan.edu.vn

Bước 2: Thí sinh nhập các thông tin theo yêu cầu

Bước 3: Nộp học phí và các khoản lệ phí khác bằng chuyển khoản qua ngân hàng [xem hướng dẫn ở trên].

Lưu ý:

  • Nếu nộp học phí bằng chuyển khoản qua Ngân hàng [Internet Banking] thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại màn hình giao dịch chuyển tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.
  • Nếu nộp học phí tại quầy giao dịch ngân hàng thì phụ huynh/ sinh viên chụp lại chứng từ nộp tiền để đính kèm khi làm thủ tục nhập học.

Bước 4: Nhà trường sẽ thông báo lịch học qua email hoặc thí sinh sẽ được Khoa chủ quản liên lạc, hướng dẫn, và cung cấp lịch học.

Mọi thắc mắc, Thí sinh và Quý Phụ huynh vui lòng liên hệ:

1900.2252 - 0905.294. 390 - 0905.294.391 - [0236] 3650403 - 3653561 để được hướng dẫn.


Video liên quan

Chủ Đề