Định hải thần châm là gì

Trong Tây du ký, chắc hẳn khán giả ai cũng ấn tượng với những pháp khí cao siêu. Có thể kể đến như Khánh vàng và Túi nhân chủng của Đức Di Lặc, bát vàng Đại thiên am của Phật Thích Ca, Quạt ba tiêu của Thiết Phiến Công Chúa… nhưng để lại ấn tượng nhất vẫn phải kể đến gậy Như ý của Tôn Ngộ Không.

Định hải thần châm là gì

Tôn Ngộ Không hội ngộ gậy Như ý ở Long cung.

Gậy Như ý lần đầu tiên xuất hiện trong chương thứ 3 của Tây du ký. Khi đó Tôn Ngộ Không xuống dưới thủy cung của Đông hải long vương Ngao Quảng để tìm kiếm một thứ vũ khí phù hợp với sức mạnh của Ngộ Không. Sau khi tất cả mọi thứ khí thần thông như kiếm, giáo và kích nặng hàng ngàn cân không thể làm thỏa mãn Hầu vương.

Thấy vậy, Đông hải long vương vốn định chỉ cho Hầu vương thấy thần châm quá nặng, thấy khó mà lui. Nào ngờ, pháp bảo ngàn năm gặp Tôn Ngộ Không như gặp được chủ nhân thực sự, thu nhỏ thành gậy Như ý cho Ngộ Không tùy ý sử dụng. Với vũ khí mới này, Tôn Ngộ Không tung hoành ngang dọc, thậm chí còn đại náo thiên cung, khiến cho thiên đình trời nghiêng đất ngả.

Nói về gậy Như ý trong truyện viết rằng chiếc gậy vốn là khối thần thiết vạn năm được Thái Thượng Lão Quân 9 lần nấu luyện. Gậy Như ý có tên đầy đủ là Như ý kim cô bổng (Kim cô bổng), nhũ danh là Linh dương bổng, biệt danh là Định hải thần châm.

Gậy Như ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ: "Như ý kim cô bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân". Những dòng chữ cho thấy rằng cây gậy này tuân theo lệnh của chủ nhân sở hữu nó, có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.

Định hải thần châm là gì

Gọi là gậy Như ý, chính là hàm ý tùy tâm sử dụng, muốn lớn thì sẽ lớn, muốn nhỏ thì sẽ nhỏ, đại biểu cho chí khí của con người.

Lúc thiên hạ hồng thủy phiếm lạm, Đại Vũ đã đem Như ý kim cô bổng đi trị thủy, sau đó ném vào Đông hải, từ đó có tên gọi là Định hải thần châm (hay Định hải thần châm thiếc).

Còn vì sao gọi là Định hải thần châm, ý chính là tâm người định thì biển lặng trời yên, tâm bất định ắt sẽ là cuồng phong bão tố.

Trong Tây du ký, chiếc gậy Như ý được Tôn Ngộ Không biến hóa thành nhỏ như cây kim và cất giấu ở tai, khi chưa được lệnh của Tôn Ngộ Không, cây gậy không bao giờ tự ý rời khỏi chỗ của mình, cũng không bị rơi ra ngoài. Sở dĩ Ngộ Không có thể chọc trời khuấy nước, náo loạn thiên địa cũng một phần là nhờ có gậy Như ý.

Không phải bảo vật mạnh nhất Lục giới, Định Hải Thần Châm Kim Cô Bổng của Tôn Ngộ Không chưa thấm vào đâu so với 10 thần khí thượng cổ.

Bạn đang xem: Định hải thần châm

Định Hải Thần Châm Kim Cô Bổng

Kim Cô Bổng có tên đầy đủ là "Như Ý Kim Cô Bổng", nhũ danh là "Linh Dương Bổng", biệt danh là "Định Hải Thần Trân thiết" được đích thân Thái Thượng Lão Quân luyện trong lò.

Gậy Như Ý có hai đầu bịt vàng, ở giữa là đoạn ô thiết có khắc hàng chữ "Như Ý Kim Cô Bổng, một vạn ba ngàn năm trăm cân" có thể tùy tâm dài ngắn, biến hóa vi châm, lại có thể đỉnh thiên lập địa, chống trời chống đất, nhập giang hà hồ biển, khi lũ lụt lại có thể bình định về sau.

Lúc thiên hạ hồng thủy phiếm lạm, Đại Vũ đã đem Kim Cô Bổng đi trị thủy, sau đó ném vào Đông Hải.

Về sau Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng Kim Cô Bổng để đo biển và trời lấy ý Hải Hà vĩnh viễn cố, từ đó có tên gọi là Định Hải Thần Châm thiết.

Mặc dù có xuất xứ phi phàm và uy lực vô song, song Kim Cô Bổng của Tôn Ngộ Không chưa là gì khi đối diện với vũ khí thượng cổ.

Đá Nữ Oa

Nữ Oa là một trong số thượng cổ thần nổi tiếng của thần thoại Trung Hoa .

Nữ Oa (thuộc Yêu tộc) vốn là đệ tử của Hồng Quân lão tổ ở hàng Thánh Nhân. Bà là bạn đồng môn với Thái Thượng Lão Quân (người sáng lập ra Đạo giáo), Nguyên Thủy Thiên Tôn (Xiển Giáo, Nho giáo), Thông Thiên Giáo Chủ (Triệt Giáo), Chuẩn Đề (Tây Phương Giáo, Phật Giáo), Tiếp Dẫn (Phật Giáo).

Định hải thần châm là gì

Tương truyền, sau cuộc chiến long trời lở đất giữa thủy thần Cộng Công và hỏa thần Chúc Dung, núi Bất Chu Sơn bị húc đổ làm nước thiên hà rơi xuống trần gian.

Để tránh cảnh lầm than cho dân chúng, Nữ Oa đã luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc để vá trời, nhưng lại chỉ sử dụng 36500 viên. Viên đá ngũ sắc còn lại mang linh lực của Nữ Oa nên trở thành thần khí, được xem là linh thạch.

Và bất ngờ hơn, viên đá thác sinh ra Tôn Ngộ Không được cho là mảnh còn sót lại của đá ngũ sắc.

Phục Hi cầm

Phục Hi lấy Nữ Oa, sinh 4 người con. Bốn người con này là bốn vị thần quản lý 4 mùa 4 phương.

Mùa Xuân do anh cả (lão Đại) gọi là Thanh Kiền, làm chủ Đông phương, mùa hạ do người anh thứ hai (lão Nhị) gọi là Chu Tứ Đan làm chủ Nam phương, mùa Thu do người anh thứ 3 (lão Tam) gọi là Hoàng Nan làm chủ Tây phương, mùa Đông do em út (lão Tứ) tên là Huề Mặc Kiền làm chủ Bắc phương.

Tứ Thần mở rộng trời đất thống trị, quản lý sao tinh, khiến trời đất biến đổi, bốn mùa và sao tinh xoay chuyển.

Xem thêm:

Nhắc đến thần khí của Nữ Oa thì không thể bỏ qua thần khí của chồng bà – đàn Phục Hi.

Định hải thần châm là gì

Đích thân thượng thần Phục Hi đã lấy Hổ Phách ngọc thạch, thêm Tinh Thần Thiên tia để chế ra nhạc cụ. Phục Hi cầm có trình đàm hồng nhạt, có ánh sáng trắng nhu hòa phát ra hào quang.

Khi tiếng đàn cất lên thì tâm tư người nghe đều an yên, tự tại. Theo truyền thuyết, tiếng đàn có thể chi phối tâm linh vạn vật, mang sức mạnh kinh tâm động phách, khiến cho bất cứ địch nhân nào, đều sẽ bởi vì tinh thần sụp đổ, đại não kịch liệt đau nhức mà chết.

Đây là thần khí chi nhất trong 10 cổ thần khí, nếu có được Phục Hi cầm có thể có lực lượng thần khí chi phối tâm linh vạn vật.

Đối với Phục Hi Cầm đến nói, nó không thể giống Hiên Viên Kiếm như thế hung hãn vô địch, có thể trảm vạn yêu đồ cuồng ma. Cũng không thể giống như là Đông Hoàng Chuông như thế rung động thiên địa.

Đại chiến Ma tộc, Phục Hi cầm tự hủy đứt cung và biến mất từ mấy trăm vạn năm. Từ ngày đó, nhiều yêu ma và cả thánh nhân pháp lực cao cường từng muốn đúc lại chiếc đàn thần mà không một ai thành công.

Chuông Đông Hoàng

Đông Hoàng Chuông chính là món thần khí tiên thiên chí bảo, nguyên danh là Hỗn Độn Chuông. Nó là thần khí của Đông Hoàng Thái Nhất, thường được nhắc đến trong các truyền thuyết về đại chiến Vu-Yêu.

Định hải thần châm là gì

Đông Hoàng Thái Nhất là một trong hai người cai quản Thiên đình thượng cổ, tức Thiên đình của yêu tộc do người anh trai là Đế Tuấn lập ra.

Nguyên thân của Thái Nhất là tam túc kim ô (quạ vàng 3 mắt) sinh ra từ nguyên khí của mặt trời, lại mang chân hỏa của mặt trời nên trở thành nguồn gốc sản sinh ra mọi loại lửa. Mười mặt trời hay mười kim ô trong truyền thuyết Hậu Nghệ chính là mười người con của Đế Tuấn.

Trong trận Tử Vong Chi Hải, Thái Nhất bị phong ấn trong Chuông Đông Hoàng, nhưng Thái Nhất có thể mượn Đông Hoàng Chuông để thi triển bản thể.

Trong Tam sinh tam thế thập lý đào hoa, khi Dực quân khơi mào chiến tranh, giải phóng Kình Thương, thượng thần Mặc Uyên đã phải lấy thân tế chuông Đông Hoàng mới phong ấn được Kình Thương, giúp Thiên tộc thắng trận.

Bàn Cổ phù

Bàn Cổ phù (bùa Bàn Cổ) là thần khí thuộc về Bàn Cổ - tức thượng cổ thần khai thiên lập địa.

Định hải thần châm là gì

Bàn Cổ được sinh ra khi thế giới còn trong cảnh hỗn mang. Nhờ có bùa, sau khi thức tỉnh, Bàn Cổ phân ra thiên địa, để vật chất nặng nề dơ bẩn lắng thành đất còn vật chất nhẹ nhàng thanh sạch thì hóa thành trời.

Sự phân chia này cần nhiều sức lực nên sau khi hoàn thành, Bàn Cổ chết đi. Thân thể của Bàn Cổ hóa thành núi đồi, máu thành sông ngòi biển cả, lông tóc thành cây cỏ và rốn thành Huyết Hải.