Giám đốc Nhà hát Quân đội Hà Nội

Huyền Sâm, nữ diễn viên đóng vai mẹ Tuệ Nhi trong '11 tháng 5 ngày' hiện là đại úy, có chồng là diễn viên kiêm Phó Giám đốc Nhà hát kịch nói Quân đội.

Tôi may mắn không bị so sánh với NSND Thu Hà

- Liên tục góp mặt trong các phim hot như 'Hướng dương ngược nắng', '11 tháng 5 ngày' nhưng chỉ là những vai phụ, có khi nào chị chạnh lòng vì mình không được quan tâm như các diễn viên đóng vai khác?

Đối với tôi, vai dài hay ngắn cũng không quan trọng lắm nên không thấy chạnh lòng. Là diễn viên ai cũng mong muốn được đóng vai chính, có nhiều đất diễn và dài hơi. Nhưng thực ra tôi cũng rất mừng vì vai diễn của mình tuy ngắn nhưng lại nhận được sự quan tâm rất lớn của khán giả.

Huyền Sâm và Khả Ngân ở hậu trường phim '11 tháng 5 ngày'.

- Hiệu ứng đến từ những vai diễn này có nằm ngoài sự mong đợi trước đó của chị?

Có chứ! Nhiều lúc tôi cũng nói chuyện với chị tổ chức sản xuất của Hướng dương ngược nắng rằng thực ra phim này mang lại cho tôi quá nhiều thứ. Khi nhận vai tôi cũng không nghĩ sẽ được quan tâm như vậy cho đến khi phim phát sóng.

Trước đó tôi cũng từng đóng khá nhiều phim của VTV [Sinh tử, Gia phả của đất, Sóng ngầm... ] với không ít vai dài hơi nhưng mọi người không để ý và không nhận ra tôi cho đến khi tôi đóng Hướng dương ngược nắng. Mọi người chia sẻ ảnh và so sánh cho rằng không chỉ có ngoại hình giống NSND Thu Hà mà cách diễn của tôi cũng khá giống với cô. Hiệu ứng từ vai diễn thực sự là quá mong đợi.

- Chị có bị khán giả so sánh với nhan sắc và diễn xuất của NSND Thu Hà quá xuất sắc trong phim này hoặc gặp phiền toái từ vai diễn thời trẻ trong 'Hướng dương ngược nắng'?

Không hề! May mắn là tôi chưa bao giờ bị khán giả hay mọi người xung quanh xem phim chê bai hay so sánh với diễn xuất sau này của NSND Thu Hà. Hay là tôi chưa đọc được comment như vậy? Đa phần là những bình luận khen ngợi và cho rằng có sự hòa hợp về ngoại hình giữa nhân vật Bạch Cúc thời trẻ và già.

Nếu để so sánh thì tôi không bao giờ đẹp được như cô Hà. Trong nét diễn và nét mặt chỉ có nét tương đồng để khán giả tin rằng đó là thời trẻ của Bạch Cúc. Đạo diễn Vũ Trường Khoa khi dựng những tập đầu của phim và phần sau này có NSND Thu Hà chia sẻ rằng công nhận là cách diễn của tôi giống cô Hà bởi trước đó tôi và cô quay độc lập với nhau và tôi cũng chưa được xem cô diễn ra sao cho đến khi phim phát sóng.

Vai mẹ Tuệ Nhi trong '11 tháng 5 ngày' là nhân vật tôi tiếc nhất

- Trở lại với '11 tháng 5 ngày', trong phim này chị đóng vai mẹ của Tuệ Nhi. Có khi nào chị buồn vì vai của mình ít đất diễn và cũng không được quan tâm như những vai khác trong phim?

Đó thực sự là vai diễn tôi tiếc nhất vì nếu phát triển tôi sẽ có đất diễn hơn. Tuy nhiên đây vốn là vai diễn hồi tưởng của Tuệ Nhi nên không thể xuất hiện quá nhiều được. Điều đó tôi cũng biết khi nhận vai. Khi được mời tôi cũng suy nghĩ vì những vai trước của tôi cũng khá nhiều vai hồi tưởng nên sợ khán giả sẽ so sánh nên cũng phân vân không biết có nên nhận hay không. Tuy nhiên lúc đó tôi lại nghĩ vai nào với mình cũng quan trọng bởi tôi chưa phải gương mặt quá quen thuộc với khán giả truyền hình để được phép lựa chọn. Nên cứ được làm nghề là thích và mình cố gắng làm hết sức. Cũng may là các vai diễn dù ngắn nhưng cũng được khán giả quan tâm.

Huyền Sâm trong 'Hướng dương ngược nắng' và '11 tháng 5 ngày'

- Ông xã của chị cũng là một diễn viên khá quen thuộc [Đới Anh Quân], Phó giám đốc Nhà hát Quân đội, vậy hai người có nhiều thời gian cho nhau?

Tôi và anh Quân cũng may cùng làm nghệ thuật nhưng lại cùng cơ quan, cơ quan lại rất gần nhà nên hàng ngày chúng tôi chỉ cần đi bộ sang. Khi vợ có tập vở thì chồng có thể tranh thủ về nhà trông con và cho con ăn. Ngược lại nếu anh Quân bận thì tôi vẫn có thể quán xuyến việc nhà bởi không mất nhiều thời gian di chuyển lên cơ quan hay ở nhà hát cả ngày để chờ đến lượt mình diễn.

Anh Quân là người vững về chuyên môn nên cũng góp ý cho tôi nhiều về diễn xuất. Khi nhận vai tôi cũng tâm sự với anh và được anh ủng hộ cũng như góp ý thêm. Trong việc gia đình anh ấy cũng đỡ đần tôi nhiều. Đi ra ngoài có thể là phó giám đốc nhà hát nhưng về đến nhà nếu vợ mệt thì chồng đi nấu cơm. Mọi người hay nói đùa rằng anh Quân ở nhà hát trên 90 người nhưng về đến nhà thì vẫn phải dưới vợ [cười]. Hai vợ chồng cùng nghề có cái lợi là quá hiểu về công việc của nhau nên không hề có sự ghen tuông, thoát vai diễn thì cũng thoát mọi cảm xúc nên hai vợ chồng không bao giờ gặp khúc mắc.

- Nghe nói chuyện tình của Huyền Sâm và Anh Quân cũng khá thú vị và hai người quen nhau khi làm cùng nhà hát?

Đúng vậy! Tôi mới về nhà hát được 8 năm, về nhà hát một thời gian ngắn tôi quen anh Quân, sau đó tìm hiểu nhau, yêu nhau được mấy năm thì về chung nhà. Anh ấy chinh phục tôi bằng sự hài hước như trong các vai diễn. Nhiều khi tôi yêu anh chính vì nét duyên đó nên anh Quân chỉ mất 6 tháng chinh phục tôi.

Huyền Sâm cùng ông xã Anh Quân và hai con trai.

- Các diễn viên ở Nhà hát công an và quân đội khi đóng phim ở ngoài có phải tuân theo quy định nào khắt khe?

Tôi ở đoàn kịch công an hai năm thực tập rồi sau đó về đoàn kịch quân đội. Hai bên đều luôn có quy định khắt khe. Ai làm gì đều phải báo cáo rất sớm để nhà hát sắp xếp công việc, nếu được phép thì mới được đi. Sau đó chúng tôi phải trình kịch bản lên lãnh đạo nhà hát xem có vấn đề ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị hay không thì mới được phép làm.

Chúng tôi phải đảm bảo nhân vật mình nhận không ảnh hưởng gì đến hình ảnh của quân đội hay công an, nếu xảy ra vấn đề gì phải chịu trách nhiệm. Nếu phim có cảnh nhạy cảm thì cũng phải xin với đạo diễn bớt đi. Tuy nhiên bù lại làm việc ở nhà hát chúng tôi được yên tâm về đời sống đầy đủ không bị thiếu thốn gì cả nên ra ngoài sẽ yên tâm và chọn lựa kỹ càng hơn.

- Sau '11 tháng 5 ngày', sắp tới chị có góp mặt trong bộ phim nào dài hơi hơn?

Sắp tới tôi sẽ góp mặt trong phim Phố trong làng với vai chị của nhân vật nam chính nhưng phân cảnh xuất hiện cũng không nhiều. Đạo diễn Phố trong làng chính là đạo diễn phim Sinh tử mà tôi lại rất quý anh ấy nên ngay khi NSƯT Mai Hiền mở lời tôi đã nói: Với phim của anh, dù chỉ 1 phân đoạn em cũng tham gia. Tôi cũng vừa hoàn thành một vai trong phim Mặt nạ gương.

Link bài gốc:

//vietnamnet.vn/vn/giai-tri/phim/dieu-it-biet-ve-dai-uy-quan-doi-dong-me-kha-ngan-trong-11-thang-5-ngay-788854.html

Theo Quỳnh An/Báo Vietnamnet

Nhà hát Chèo Quân đội là đơn vị hoạt động nghệ thuật sân khấu chèo chuyên nghiệp, trực thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhà hát được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần từ năm 2010. Nhà hát Chèo Quân đội có trụ sở tại Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.[1][2] Đây là 1 trong 3 đơn vị nghệ thuật lớn nhất trên tổng số 13 đoàn nghệ thuật thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.[3]

Nhà hát Chèo Quân độiĐịa chỉKhánh thành
Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội
Hà Nội
Việt Nam
1954

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
  • 2 Thành tích
    • 2.1 Cuộc thi chèo
    • 2.2 Thành tích khác
  • 3 Lãnh đạo hiện nay
  • 4 Chú thích

Lịch sử hình thànhSửa đổi

Nghệ thuật chèo truyền thống của Việt Nam chủ yếu xuất phát ở tứ chiếng chèo nổi tiếng của vùng châu thổ sông Hồng: Chiếng Bắc, chiếng Nam, chiếng Đông và chiếng Đoài. Kể từ ngày 1-10-1954, tại thủ đô kháng chiến Thái Nguyên - với sự ra đời của Đoàn văn công Tổng cục cung cấp, sau này đổi tên thành Đoàn văn công Tổng cục Hậu cần rồi Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần và hiện nay là Nhà hát chèo Quân đội, ngành chèo Việt Nam có thêm một đơn vị hoạt động trên địa bàn rộng.[4]

Trong kháng chiến chống Mỹ, lính chèo có mặt hầu khắp các binh trạm Trường Sơn, phục vụ bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... trên nhiều chiến trường, nhiều hướng chiến dịch. Những làn điệu chèo, trích đoạn chèo truyền thống của Đoàn được biểu diễn trực tiếp trên mặt trận và được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam như: Trần Quốc Toản ra quân, Nguyễn Viết Xuân, Đường về trận địa, Lá thư tiền tuyến, Chuyến đò sông Mã, Anh lái xe và cô chống lầy...

Thời kỳ đổi mới, Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần vẫn đứng vững trong cơ chế thị trường và kiên định phát triển nghệ thuật chèo truyền thống. Đặc biệt, bộ ba tác phẩm chèo Bài ca giữ nước của Đoàn trở thành một hiện tượng của sân khấu Việt Nam những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Nhiều cuộc hội thảo khoa học về bộ tác phẩm này đã được tổ chức và khẳng định: Bài ca giữ nước là mẫu mực của phương hướng cách tân, đổi mới chèo truyền thống, là bộ tác phẩm kinh điển của sân khấu chèo đương đại.

Những năm gần đây, Nhà hát Chèo Quân đội vẫn tiếp tục phát huy tốt truyền thống của đơn vị nghệ thuật hàng đầu, phát triển nghệ thuật chèo truyền thống, tổ chức dàn dựng được nhiều tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật cao như: Lý trưởng, mẹ mõ, Thị Mầu lên chùa, Súy Vân giả dại, Phù thủy sợ ma, Tuần Ty đào Huế... Nhiều tác phẩm vang bóng một thời của đoàn cũng được tái dựng thành công, như: Anh lái xe và cô chống lầy, Đôi mắt, Người năm ấy... Đồng thời, Đoàn đã cộng tác với các tác giả kịch bản và đạo diễn trong và ngoài quân đội; tổ chức tọa đàm, đi thực tế, đặt hàng, thẩm định... để xây dựng nhiều vở diễn mới được dư luận đánh giá cao, như: Dòng chảy thần kỳ, Ánh sao đầu núi, Vụ án sau 20 năm, Đã một lần, Chuyện người xưa, Trạng Quỳnh, Đêm trắng...

Ngoài ra, hằng năm Đoàn đều tổ chức từ một đến hai đợt hành quân dã ngoại biểu diễn phục vụ khán giả quân dân Trường Sa, Tây Bắc, Việt Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ... và nước bạn Lào, khẳng định uy tín của thương hiệu "Chiếng chèo bộ đội" trong tình cảm của khán giả quân-dân Việt Nam.

Tiếp sau những tên tuổi như: Tào Mạt, Nguyễn Thành, Nguyễn Thế Phiệt, Xuân Theo, Ngọc Viễn... thế hệ hiện nay của Đoàn như: Đào Lê, Thanh Hải, Quốc Trượng, Trung Sinh, Minh Tiến, Phương Thúy, Tự Long, Hiền Lương, Kim Liên, Thùy Linh, v.v. đang tiếp nối xứng đáng truyền thống của thế hệ cha anh. "Chiếng chèo bộ đội" có nhiều tên tuổi thuộc hàng ngôi sao, trong đó có 13 Nghệ sĩ ưu tú. Đoàn đã được Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.

Thành tíchSửa đổi

Cuộc thi chèoSửa đổi

  • Năm 2020, Tại Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên Chèo toàn quốc năm 2020 đã diễn ra tại Hà Nam, Nhà hát Chèo Quân Đội đã xuất sắc giành 1 huy chương vàng [Nguyễn Thị Huyền], 3 huy chương bạc [Trọng Thế, Hương Giang, Hà Thị Nga] và 3 giải triển vọng khác, xếp thứ tư các đoàn tham gia theo thành tích huy chương.
  • Năm 2019, Tại Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc diễn ra tại Bắc Giang, chèo Quân đội đã xuất sắc giành huy chương vàng cho vở diễn "Công lý không gục ngã"; giành 4 huy chương vàng cá nhân [Xuân Dương, Quỳnh Sen, Đình Óng, Văn Cường] và 6 huy chương bạc, xếp thứ 2/16 đơn vị tham gia theo thành tích huy chương.
  • Năm 2017, Cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc diễn ra ở Thanh Hóa, Chèo Quân đội xếp thứ nhì với 2 HCV của Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo và 1 HCB của Nông Quỳnh Sen.
  • Năm 2016, Tại cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc diễn ra ở Ninh Bình, Chèo Quân đội giành huy chương vàng với vở diễn "Đời luận anh hùng" và nhiều giải thưởng khác, xếp hạng nhì theo thành tích huy chương.
  • Năm 2013, Tại cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013 diễn ra ở Hải Phòng[5] Nhà hát Chèo Quân đội giành Huy chương vàng vở diễn "Người thầy của muôn đời". Giải cá nhân có 06 Huy chương vàng [NSƯT Tự Long, NSƯT Minh Tiến, Thanh Tuyết, Duy Từ, Thùy Linh, Thúy Nga] và 07 Huy chương bạc [Hiền Lương, Xuân Nghĩa, Ngọc Sơn, Đình Óng, Thu Hải, Đức Hải, Thanh Huấn]. Cơ cấu giải cuộc thi có 03 vở diễn đạt HCV và 06 vở diễn đạt HCB, 42 HCV cá nhân, 68 HCB cá nhân. Xếp thứ 2/17 đoàn tham dự theo thành tích huy chương.
  • Năm 2011, Tại Liên hoan Sân khấu Chèo về đề tài hiện đại – 2011 diễn ra ở Thái Bình,[6] Chèo Quân đội giành Huy chương bạc vở diễn "Bến nước đời người". Giải cá nhân có 03 Huy chương vàng [Thảo Quyên, Thùy Linh, NSƯT. Minh Tiến] và 07 Huy chương bạc [Đình Óng, Duy Từ, NSƯT. Phương Thúy, Ngọc Sơn, Thu Hải, Thanh Huấn, Xuân Nghĩa]. Giải Dàn nhạc xuất sắc với vở "Bến nước đời người". Cơ cấu giải thưởng cuộc thi có tổng 03 vở diễn đạt HCV và 03 vở diễn đạt HCB, 27 HCV cá nhân, 50 HCB cá nhân. Xếp hạng 4/13 đoàn tham dự theo thành tích huy chương.
  • Năm 2009, Tại Hội diễn sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc - 2009 diễn ra ở Quảng Ninh[7] Nhà hát Chèo Quân đội [Đoàn nghệ thuật Tổng cục Hậu cần] giành Huy chương bạc vở diễn "Hùng ca Bạch Đằng Giang" [Cơ cấu giải hội diễn có 02 vở diễn đạt Huy chương vàng và 05 vở diễn đạt Huy chương bạc]. Giải cá nhân có 02 Huy chương vàng [Tự Long, NSƯT Minh Tiến] và 05 Huy chương bạc [NSƯT Quốc Trượng, Hiền Lương, Thanh Tuyết, Anh Tuấn, Duy Từ].Và Giải thưởng Nhạc sĩ xuất sắc: Nhạc sĩ Hạnh Nhân - trong vở Hùng ca Bạch Đằng Giang. Xếp thứ 5/17 đoàn tham dự về số lượng huy chương.
  • Tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2008, Đoàn giành một loạt giải thưởng: Huy chương vàng cho vở diễn; Bằng khen của Tổng cục chính trị và Giải thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dành cho tác phẩm xuất sắc về đề tài Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; 03 Huy chương vàng và 05 Huy chương bạc cho 8 diễn viên thể hiện thành công các vai diễn; 02 giải thưởng xuất sắc của Hội nghệ sĩ sân khấu dành cho Nghệ sĩ nhân dân Đào Lê chỉ đạo nghệ thuật vở diễn và nghệ sĩ trẻ Ngọc Cao.

Thành tích khácSửa đổi

Đến năm 2016, Nhà hát Chèo Quân đội đã có các thành tích sau:[8]

  • Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
  • 3 Huân chương Chiến công
  • Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba
  • 1 Huân chương Quân công hạng Ba
  • 1 Huân chương Lao động hạng Nhì
  • 50 Huy chương vàng, 75 Huy chương bạc qua các kỳ hội diễn.

Năm 2019, tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống [1-10-1954 / 1-10-2019]:

  • Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.[9]

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

Giám đốc: Đại tá, NSND Nguyễn Quốc Trượng

Phó Giám đốc: Đại tá, NSND Vũ Tự Long

Chú thíchSửa đổi

  • "Chiếu chèo chiến sĩ": Nhiều "sao" nhưng không có "bệnh ngôi sao"

  1. ^ “Nhà hát Chèo Quân đội kỉ niệm 60 năm ngày truyền thống”.
  2. ^ “Nhà hát Chèo Quân đội đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”.
  3. ^ Các thiết chế văn hóa trong quân đội
  4. ^ Nhà hát Chèo Quân đội đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì
  5. ^ “Kết quả giải thưởng tại cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ “Về việc tặng giải thưởng tại "Liên hoan Sân khấu Chèo về đề tài hiện đại - 2011"”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2016.
  7. ^ “Quyết định số 4916/QĐ-BVHTTDL ngày 25/12/2009 Về việc Khen thưỏng "Hội diễn sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc - 2009"”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2016.
  8. ^ Nhà hát Chèo Quân đội 60 năm xây dựng và trưởng thành
  9. ^ Nhà hát Chèo Quân đội đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề