Giaos hoàng nhật bản cúi đầu xin lỗi năm 2024

Thủ tướng Shinzo Abe xin lỗi giữa lúc tỷ lệ ủng hộ ông giảm mạnh vì bê bối đất công liên quan tới đệ nhất phu nhân Nhật.

Giaos hoàng nhật bản cúi đầu xin lỗi năm 2024

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xin lỗi vì gây ra tình trạng suy giảm niềm tin vào chính phủ. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Abe hôm nay cúi đầu xin lỗi tại một hội nghị thường niên của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền vì gây ra tình trạng lo âu và mất niềm tin vào chính phủ do ông đứng đầu, Reuters đưa tin. Ông Abe đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ thời điểm lên nắm quyền hồi tháng 12/2012 liên quan đến lùm xùm về việc một khu đất công được chuyển nhượng với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường cho một người ủng hộ có mối liên hệ với vợ ông.

"Vấn đề này đã gây ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào chính quyền", Thủ tướng Abe phát biểu trước hội nghị. "Với tư cách người đứng đầu chính phủ, tôi xin chân thành nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi sâu sắc tới toàn thể người dân".

Thủ tướng Nhật Bản cam kết sẽ điều tra làm rõ vụ bê bối và có các biện pháp ngăn ngừa những vụ tương tự tái diễn, tuy nhiên, ông không đề cập tới khả năng từ nhiệm.

Thủ tướng Abe khẳng định ông không làm gì sai trái và từng tuyên bố sẽ từ chức nếu bị phát hiện có liên quan trong thỏa thuận bán đất. Kết quả một khảo sát công bố ngày 12/3 trên Yomiuri Shimbun cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Abe giảm 6% so với tháng hai, xuống còn 48%. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ ủng hộ Abe rớt xuống dưới 50% từ thời điểm ông tái đắc cử hồi tháng 10/2017.

Hành xử lịch thiệp đã in sâu vào văn hóa của con người Nhật Bản. Thái độ lịch sự và sự tôn trọng là một vài trong số những nguyên tắc mà người Nhật theo đuổi. Cách cư xử với người khác được giảng dạy ở trường học.

Có người cho rằng hành động cúi đầu là một hình thức chào hỏi mà không cần phải động chạm. Trong trường hợp phải chạm tay thì sẽ dễ lây bệnh hơn. Hơn nữa, trước đây, Nhật Bản cũng như một số quốc gia phương Đông khác khá bảo thủ trước hành động chạm tay giữa người khác giới mà không có quan hệ gì. Vậy họ còn cách nào để thể hiện sự tôn trọng của mình mà không bắt tay?

Đối với văn hóa phương Tây, cúi chào là một là một hình thức hạ mình trước một người ở vị trí cao hơn, ví dụ như Hoàng gia. Trong khi đó, ở Nhật Bản, cúi đầu là một phần của cuộc sống thường nhật.

Giaos hoàng nhật bản cúi đầu xin lỗi năm 2024

Cúi đầu chào là một nguyên tắc quan trọng trong đời sống của người Nhật. Ảnh: motivistjapan

Cách cúi chào của người Nhật rất đơn giản, nhưng đằng sau đó ẩn chứa rất nhiều nét tinh tế. Khi cúi đầu, điều quan trọng là không được rũ người xuống và cong lưng; tư thế thẳng, đẹp cho thấy bạn đang cố gắng hết sức vì người kia.

Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới không được di chuyển và phải giữ vuông góc với mặt đất, như thể bạn đang đứng thẳng, mắt nhìn xuống phía dưới.

Nam giới hai tay đặt dọc theo thân, còn nữ giới thì đặt hai tay ở vạt áo trước.

Ở Nhật có nhiều kiểu cúi chào nhằm thể hiện sự tôn trọng dưới nhiều hình thức khác nhau. Góc độ cúi thể hiện mức độ tôn trọng mà một người dành cho người đối diện. Kiểu cúi chào đơn giản, gập người khoảng 5 độ thường được sử dụng trong các buổi họp mặt thân mật giữa bạn bè và gia đình. Ngoài ra còn có một số kiểu cúi chào khác như eshaku (会 釈), keirei (敬礼) và saikeirei (最 敬礼).

Giaos hoàng nhật bản cúi đầu xin lỗi năm 2024

Một số kiểu cúi đầu chào thông dụng ở Nhật Bản. Ảnh: Yabai

Eshaku là cách cúi gập người khoảng 15 độ, dùng để chào hỏi người quen hoặc nói lời cảm ơn.

Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Đây là kiểu chào cúi gập người khoảng 30 độ, dùng trong các tình huống như chào hỏi đối tác kinh doanh, khách hàng tiềm năng, hoặc để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị cao hơn.

Saikeirei là cách cúi đầu trang trọng nhất, dùng để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị rất cao như hoàng đế, hoặc để xin lỗi hay bày tỏ cảm giác tội lỗi mạnh mẽ.

Cách cúi đầu ít được dùng nhất là dogeza (土 下座). Cách này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng như khi phạm sai lầm chết người. Người đang cúi đầu quỳ gối và dập mặt xuống đất, thể hiện sự cầu xin và hối lỗi ở mức cao nhất.

Khi chào hỏi cũng như khi bày tỏ sự biết ơn và xin lỗi của mình,người Nhật thường hay cúi người xuống. Hành động này tiếng Nhật gọi là Ojigi.

Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước.Cách hành lễ ngồi xuống và cúi người được xem là cách hành lễ cơ bản nhưng ngày nay người ta cứ đứng và cúi người nhiều hơn

Ojigi ở mỗi góc độ khác nhau có ý nghĩa khác nhau,vì thế người ta chia ojigi ra làm nhiều loại tuỳ vào thời điểm và trường hợp.Ví dụ khi muốn cảm tạ sâu sắc hay chân thành xin lỗi từ tận đáy lòng,người ta cúi đầu thật thấp,hành lễ ojigi một cách lịch sự nhất.Cách hành lễ ojigi đẹp nhất là đổ người về phía trước nhưng lưng và đầu gối không được cong lại,sau đó từ từ,lịch sự thẳng người lên.

Trong cuộc sống hằng ngày có 3 kiểu ojigi sau:

1.chào hỏi xã giao hàng ngày như [konnichiwa].Cúi người khoảng 15độ.

2.Chào hỏi có phần trang trọng như [hajimemashite,yoroshiku onegaishimasu].Cúi người khoảng 30 độ.

3.khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó.Cúi người khoảng 45 độ

Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tuỳ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Từ những quy tắc, quy định trong cách chào hỏi, xưng hô đến những cách ứng xử cụ thể trong gia đình thể hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên…

Người Nhật sử dụng 3 kiểu cúi chào sau: kiểu saikeirei, cúi chào bình thường, khẽ cúi chào.

+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20 cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15 cm.

+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.

Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.