Hiv giai đoạn 3 sống được bao lâu

Nơi dừng chân của bệnh nhân HIV giai đoạn cuối

Vào những năm 2000s, nạn dịch HIV/AIDS bùng nổ mạnh mẽ, trở thành nguồn cơn cho nỗi bất hạnh của vô số người trong xã hội. Rất nhiều nạn nhân của căn bệnh thế kỷ đã phải trở thành người neo đơn, hứng chịu sự xa lánh của gia đình lẫn cộng đồng. Những mảnh đời đó không chỉ vật lộn hằng ngày với cơn đau thể xác mà có khi đến những ngày cuối đời họ vẫn chưa thể nguôi ngoai những khổ cực đã phải nếm chịu. Chính vì thế vào năm 2007, các tu sĩ Camillo cùng các cộng tác viên đã thành lập Mái ấm Naza với mục đích chăm sóc những bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối không nơi nương tựa, cho họ tìm được bình an trong những ngày còn lại. Ít ai ngờ rằng, chốn nhỏ bé này đã cưu mang và tiễn đưa hơn 500 người bệnh.    

Chăm lo thể chất, chữa lành tinh thần cho người nhiễm HIV

Những ngày còn lại của các bệnh nhân HIV/AIDS nếu không phải đi khám chữa thì chỉ quanh quẩn bên trong khuôn viên mái ấm. Thế nhưng tất cả người bệnh đều an phận với cuộc sống đó tại Naza vì chính nơi đây họ tìm được sự bình yên bấy lâu đã thiếu vắng trong tâm hồn.

Sinh nhật của một thành viên tại Mái ấm Naza

Tại Mái ấm Naza, các bệnh nhân được đón nhận và chăm sóc tận tình. Bệnh nhân giai đoạn cuối được chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV, tham vấn và cung cấp kiến thức ngăn ngừa lây truyền bệnh và lây nhiễm chéo, tất cả đều thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hầu hết các bệnh nhân khi đến với mái ấm đều đã rơi vào giai đoạn cuối và thường ra đi chỉ sau 1 - 2 tháng. Với những trường hợp bệnh nặng cần can thiệp sâu, họ sẽ được chuyển đến các điểm điều trị uy tín để điều trị. Cũng chính vì sự khó lường của các biến chứng HIV/AIDS thời kỳ cuối nên mái ấm đã tiến hành mua Bảo hiểm y tế cho tất cả người nhiễm, chi trả toàn bộ số tiền mua cũng như tiền chạy chữa cho họ nếu có phát sinh bệnh tình. Ngoài ra, các bệnh nhân còn được tình nguyện viên hướng dẫn tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ họ trong sinh hoạt hằng ngày như tắm rửa, vệ sinh thân thể cho các bệnh nhân yếu.

Ngoài việc dùng thuốc, nghỉ ngơi hoặc đi điều trị, các bệnh nhân tại Mái ấm Naza cũng thường xuyên được nhân viên và thiện nguyện viên thăm hỏi, tư vấn và động viên tinh thần. Với những người nhiễm HIV/AIDS, không chỉ nỗi đau thể xác mà vết thương tâm lý từ quá khứ cũng là điều khiến họ đau đớn mỗi ngày. Việc động viên tinh thần cho bệnh nhân vì thế là điều hết sức cần thiết mái ấm thường xuyên làm để phần nào giúp họ chữa lành nội tâm, mở đầu cho những việc chữa lành khác.

Các thành viên của Mái ấm Naza tham gia sinh hoạt tâm linh 

Vực dậy niềm tin, khơi gợi động lực sống

Vào những lúc rảnh rỗi, bệnh nhân được tham gia các hoạt động do mái ấm tổ chức như làm thiệp, móc khóa, tràng hạt, thêu tranh, văn nghệ để tạo không khí vui tươi, thư giãn. Ngoài ra họ cũng được tham gia thánh lễ, cầu nguyện để giúp họ tìm lại được bình an, niềm tin với bản thân và cuộc sống. Anh T. - một bệnh nhân đã tái hòa nhập cộng đồng nay quay về giúp đỡ mái ấm - cho biết rằng liều thuốc quan trọng nhất tại Naza chính là nụ cười, chỉ có cách sống tích cực và lạc quan thì những nỗi đau trước đây mới có thể được lành.

 

Tang lễ của một bệnh nhân nhiễm HIV

Mái ấm Naza còn tạo điều kiện tái hòa nhập với cộng đồng cho bệnh nhân nếu có tiến triển tốt sau quá trình điều trị. Mái ấm cung cấp thông tin, kiến thức cho bệnh nhân và người thân nhằm tăng cường sự cảm thông, xóa bỏ thái độ kì thị đối với người đang sống cùng HIV/AIDS. Mái ấm cũng nhiệt tình hỗ trợ bệnh nhân trong những bước đầu quay về với xã hội như giúp họ tìm nơi ở, hỗ trợ tiền trọ, v.v… Đến nay, có khoảng 600 bệnh nhân đã rời khỏi mái ấm và sống như những người bình thường, có công ăn việc làm ổn định.

Mang ý nghĩa còn hơn cả một gia đình, Mái ấm Naza là nơi để những số phận cùng cực nhất đến và tìm lại niềm tin ở cuộc đời. Còn những ai phải ra đi vì bệnh nặng, họ sẽ có được những ngày tháng yên bình trên chặng đường còn lại của mình.

Người nhiễm HIV sống được bao lâu và điều trị HIV như thế nào là thắc mắc của nhiều người, bài viết sau đây Phòng khám đa khoa Biển Việt sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.

Người nhiễm HIV sống được bao lâu?

HIV là một loại virus lây truyền qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Virus HIV tấn công hệ miễn dịch và hiện chưa có cách chữa khỏi. Nếu không được điều trị, virus HIV sẽ phá hủy hoàn toàn hệ miễn dịch. Nhiễm HIV mà không được điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn cuối, có thể trở thành AIDS.

Cách đây chục năm, những người có HIV dương tính có tuổi thọ ngắn hơn so với những năm gần đây vì thuốc và hệ miễn dịch suy yếu khiến người sống chung với HIV rất dễ bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong.

Chia sẻ trên báo Dân trí, TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào năm 1990, là một phụ nữ và hiện tại vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh.

Người phụ nữ này đã lây nhiễm từ chồng sắp cưới khi 30 tuổi và đến nay, ở tuổi 58 bà vẫn khỏe mạnh và duy trì thuốc điều trị đều đặn.

TS. Cảnh cho hay, nhiễm HIV cũng giống như mắc một bệnh mãn tính thông thường [như viêm gan B, tăng huyết áp,…] và có thể sống thọ tới 50 năm nếu tuân thủ điều trị. Vì vậy, nhiễm HIV không phải là dấu chấm hết.

2. Điều trị HIV như thế nào để người nhiễm khỏe mạnh bình thường?

Tổ chức Y tế thế giới cho biết, hiện nay, thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi hoàn toàn HIV nên điều trị bằng thuốc kháng HIV [thuốc ARV] được coi là điều trị đặc hiệu và hiệu quả nhất hiện nay. Điều trị bằng ARV làm ức chế sự nhân lên của virus nên duy trì được lượng virus thấp nhất trong máu và duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chưa bị suy giảm, người nhiễm không có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ.

Đối với trường hợp hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị suy giảm, ARV giúp kiềm chế sự nhân lên của HIV, hệ miễn dịch được phục hồi trở lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV. Từ đó, giúp người nhiễm HIV tiếp tục sống khỏe mạnh, lâu dài như mọi người.

Trong mọi trường hợp, ngay sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV, người nhiễm cần được tiếp cận với thuốc ARV.

Điều trị ARV là điều trị ngoại trú và điều trị suốt đời, người điều trị phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng kháng thuốc.

Trên báo Tri thức trực tuyến, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết thêm, trước đây, HIV được gọi là “căn bệnh thế kỷ”, nếu nhiễm HIV thì coi như “mang án tử” nhưng với việc điều trị ARV, HIV không còn là “án tử mà hoàn toàn có thể có cuộc sống như bình thường.

Trường hợp người nhiễm HIV được xác định sớm và đi điều trị ngay, điều trị đúng phác đồ bằng thuốc ARV, sau 3 tháng tuân thủ điều trị, nồng độ virus HIV trong máu sẽ giảm mạnh, người nhiễm sẽ khỏe mạnh trở lại gần như bình thường, khả năng lây nhiễm HIV cho người khác rất thấp.

Sau khi điều trị bằng thuốc ARV từ 6 tháng đến 1 năm, HIV sẽ bị ức chế và nồng độ HIV trong máu sẽ giảm và đến lúc người nhiễm làm xét nghiệm đo tải lượng HIV không còn phát hiện. Vì vậy, người có H cần tuân thủ uống thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

3. Phòng khám đa khoa Biển Việt - Cơ sở tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV hiệu quả, an toàn, bảo mật tại Hà Nội

Với những nỗ lực trong nhiều năm liền của các tổ chức trong và ngoài nước, Việt Nam đang dần xóa bỏ những hiểu lầm về HIV và những định kiến xung quanh người sống chung với H,  giúp nhiều người có H dễ dàng tiếp cận với các chương trình y tế, khám và điều trị ARV để có được sức khỏe tốt.

Dịch vụ điều trị HIV nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và bảo mật tại Phòng khám đa khoa Biển Việt đã và đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người.

Phòng khám đa khoa Biển Việt cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong công tác phòng chống HIV tại Việt Nam.

Song song với việc tư vấn, xét nghiệm, điều trị HIV Phòng khám đa khoa Biển Việt còn phối hợp với Tổ chức PATH triển khai chương trình cấp phát MIỄN PHÍ PrEP [thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV] và Oraquick Test [Bộ xét nghiệm HIV tại nhà bằng dịch miệng].

Qua những chương trình trên, Biển Việt đã và đang hỗ trợ cho hàng nghìn người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao tại các tỉnh, thành phố.

Dịch vụ tư vấn HIV, xét nghiệm HIV và điều trị HIV tại Phòng khám đa khoa Biển Việt được tuân thủ nghiêm ngặt theo 5 nguyên tắc sau: đồng thuận, bảo mật, tư vấn, chính xác, điều trị.

  • Đồng thuận: Phải có sự đồng ý của khách hàng sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm HIV. Khách hàng có quyền từ chối xét nghiệm.
  • Bảo mật: Đảm bảo tính bí mật thông tin của khách hàng khi đăng ký tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV tại phòng khám. Mọi thông tin đều được bảo mật tuyệt đối theo quy định của pháp luật và trên hết tại Biển Việt, chữ Tâm luôn được đặt lên hàng đầu;
  • Tư vấn: Tư vấn xét nghiệm, giải đáp thắc mắc về HIV miễn phí, kịp thời, chu đáo với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp;Tất cả khách hàng làm xét nghiệm HIV đều được cung cấp thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.
  • Chính xác: Các xét nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia.
  • Điều trị: Tại phòng khám đa khoa Biển Việt chúng tôi áp dụng phương pháp điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV mới nhất, hiệu quả nhất.

Chú ý: Khách hàng cần tư vấn xử trí phơi nhiễm HIV trong 72 giờ đầu, hoặc điều trị HIV bằng thuốc ARV, xin mời liên hệ phòng khám đa khoa Biển Việt theo số Hotline: 0812217575/ 0912075641

Tư vấn miễn phí online, trực tiếp tại phòng khám. Cam kết mọi thông tin của khách hàng được bảo mật tuyệt đối.

Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội [Cuối đường Chiến Thắng – Hà Đông]

Video liên quan

Chủ Đề