Ho là dấu hiệu của bệnh gì

Ho là dấu hiệu của bệnh gì
THS. BS. TRẦN THỊ THÚY TƯỜNG
Giảng viên phân môn Hô Hấp ĐHYD TPHCM
Phòng khám Đa Khoa Ngọc Minh

I. Ho kéo dài là gì ?
Tất cả mọi người chúng ta điều từng ho, ho không phải lúc nào cũng có hại mà nó còn là phản xạ quan trọng giúp loại bỏ các chất nhày, chất độc hại, cũng như các dị vật và nhiễm khuẩn từ đường thở. Khi ho kéo dài là biểu hiện của bệnh lý nhưng không phải chỉ tại cơ quan hô hấp mà có thể do nhiều cơ quan khác gây ra

Vì vậy điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây ho, sử dụng thuốc ho không đúng sẽ kéo dài thời gian bệnh hơn và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ho cấp tính thường kéo dài tối đa không quá 3 tuần, bán cấp từ 3-8 tuần, được gọi là kéo dài khi ho trên 8 tuần.

Sau đây tôi sẽ trình bày một số nguyên nhân phổ biến gây ho kéo dài tại Việt Nam.

II. Các nguyên nhân phổ biến của ho kéo dài

1. Lao phổi: đây là nguyên nhân khá phổ biến tại Việt Nam, nhiều khi chỉ xuất hiện với triệu chứng ho đơn độc.

Gợi ý nhiễm lao khi: – Ho khan hoặc có đàm trên 2 tuần – Sốt nhẹ về chiều – Đổ mồ hôi đêm – Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân

– Có thể kèm ho ra máu

2. Hội chứng ho đường hô hấp trên hay hội chứng chảy nước mũi sau

Ở các nước Tây Âu đây là nguyên nhân hàng đầu gây ho kéo dài Gợi ý bệnh khi: người bệnh thường xuyên phải đằng hắng để làm sạch chất tiết ở mũi họng, có thể làm thay đổi giọng nói, gây khàn giọng do nghẹt mũi và sung huyết mũi, đôi lúc bệnh nhân không có dấu hiệu gì ngoài ho. Xác định khi loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nguyên nhân của chảy nước mũi sau thường do dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi xoang mạn.

3. Trào ngược dạ dày thực quản:

Đây là bệnh lý của đường tiêu hóa nhưng lại biểu hiện bằng triệu chứng của đường hô hấp, nên thường dễ bị bỏ sót.
Ngoài ho có thể có một số dấu hiệu kèm theo như: nóng rát sau xương ức, có vị chua ở miệng, ợ chua, ợ nóng, đau ngực, có thể khàn giọng, thay đổi giọng nói, đau họng, do viêm dây thanh âm sau, ho thường xuất hiện nhiều về đêm. Tuy nhiên khoảng 40% số người mắc bệnh không có các triệu chứng trên.

4. Hen phế quản

Đây là nguyên nhân thường gặp tiếp theo của ho mạn, ngoài ho kéo dài còn có các triệu chứng kèm theo như: khò khè, khó thở, nặng ngực triệu chứng xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm. Hen nên xem xét ở những bệnh nhân có tiền căn dị ứng hoặc gia đình có người bị hen. Ho liên quan đến hen thường theo mùa, hoặc khi tiếp xúc với lạnh, bụi, nấm mốc, không khí khô, nước hoa, phấn hoa…

Để giúp hổ trợ chẩn đoán bệnh nhân nên được đo hô hấp ký và FNO.

5. Ho sau nhiễm trùng

Đây là nguyên nhân phổ biến trong ho bán cấp, chiếm khoảng 11%-25% ho mạn. Ho dai dẵng chiếm khoảng 25%-50% sau nhiễm Mycoplasma pneumonia, Chlamydophila pneumoniae, Bordetella pertussis. Ho có thể kéo dài vài tuần, đến vài tháng dù đã hết nhiễm trùng.

6. Thuốc điều trị tăng huyết áp (Nhóm thuốc ức chế men chuyển)

Đây là nhóm thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý tim mạch, tỉ lệ ho chiếm khoảng 2-33% trong số các bệnh nhân dùng thuốc. Thường xuất hiện sau một tuần điều trị, có khi sau vài giờ, một số bệnh nhân có thể khởi phát trễ hơn đến 6 tháng sau sử dụng thuốc. Ho khan, kèm cảm giác ngứa ở cổ họng

Thường hết triệu chứng sau khi ngưng thuốc 4 ngày, có thể đến 4 tuần

7. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân có hút thuốc lá, chỉ có một số ít do phơi nhiễm với các chất gây viêm mạn đường thở như khói và bụi. Có thể ho khan hoặc ho đàm, đàm trong COPD thường trắng trong, đổi màu khi có nhiễm trùng kèm theo.
Hô hấp ký giúp chẩn đoán xác định tình trạng tắc nghẽn đường thở trong ho mạn.

8. Dãn phế quản

Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ho đàm mạn tính, số lượng đàm thường nhiều, có thể kèm ho ra máu, khó thở. Tại Việt Nam bệnh thường là di chứng của lao phổi đã điều trị khỏi trước đó.
XQ phổi và CT ngực giúp xác định bệnh này

9. Ung thư phổi

Ung thư phế quản chỉ chiếm khoảng 2% trong các nguyên nhân ho mạn Ung thư phế quản nên được xem xét ở những bệnh nhân đang hút hoặc đã ngưng hút có các triệu chứng nghi nghờ sau đây: – Ho mới xuất hiện hay thay đổi tình trạng ho mạn do hút thuốc lá gần đây – Ho trên một tháng khi đã ngừng hút thuốc lá

– Ho ra máu.

III. KẾT LUẬN

Ho kéo dài là một triệu chứng phổ biến trong cộng đồng, đây là biểu hiện bệnh lý không chỉ của riêng đường thở. Nên bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân, không nên chủ quan mua thuốc ho ở tiệm thuốc, để bệnh kéo dài không có lợi cho việc điều trị sau này.

Để tư vấn thêm hay đặt lịch khám gặp tác giả xin vui lòng gọi số 08 62643637.

Điều trị theo nguyên nhân.

Có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc chống ho hoặc thuốc long đờm. Ho là một cơ chế quan trọng để làm sạch các chất bài tiết từ đường thở và có thể hỗ trợ phục hồi sau nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, mặc dù bệnh nhân thường mong muốn hoặc yêu cầu dùng các thuốc giảm ho, nhưng cần thận trọng và chỉ dùng đối với bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp trên, bệnh nhân đã được điều trị theo nguyên nhân nhưng vẫn ho quá nhiều, gây khó chịu cho người bệnh. Thuốc chống ho có thể chỉ định cho một số bệnh nhân ho mạn tính do phản xạ hoặc do yếu tố tâm lý hoặc những bệnh nhân ho nhiều gây thương tổn niêm mạc phế quản.

Thuốc giảm ho gây ức chế trung tâm ho ở hành não (dextromethorphan và codeine) hoặc gây tê các thụ thể bề mặt của các sợi thần kinh trong phế quản và phế nang (benzonatat). Dextromethorphan, một dẫn chất opioid levorphanol, dạng viên hoặc xi rô có hiệu quả giảm ho với liều 15 đến 30 mg uống 1 đến 4 lần/ngày đối với người lớn hoặc 0,25 mg/kg uống 4 lần/ngày đối với trẻ em. Codeine có tác dụng giảm ho, giảm đau và an thần, nhưng tiềm ẩn nguy cơ phụ thuộc codein, và buồn nôn, nôn mửa, táo bón và nhờn thuốc là những tác dụng không mong muốn thường gặp. Liều thông thường đối với người lớn: 10-20mg/lần, uống mỗi 4-6h khi cần và liều đối với trẻ em 0,25-0,5 mg/kg, uống 4 lần/ngày. Các opioid khác (hydrocodone, hydromorphone, methadone, morphine) có đặc tính chống ho nhưng tránh dùng vì có nguy cơ cao gây lạm dụng và phụ thuộc thuốc. Benzonatat, một tiền chất tetracaine có sẵn trong viên nang chứa chất lỏng, có hiệu quả ở liều 100-200 mg uống 3 lần mỗi ngày.

Thuốc long đờm được cho là làm giảm độ quánh của đờm và tạo thuận lợi cho bệnh nhân khạc đờm (ho khạc), mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên thuốc long đờm mang lại lợi ích trong hầu hết các trường hợp. Guaifenesin (dạng xi-rô hoặc dạng viên 200 đến 400 mg uống mỗi 4 giờ) thường được sử dụng do không có tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng có nhiều thuốc long đờm, bao gồm bromhexine, ipecac và dung dịch bão hòa kali iodide (SSKI). Các thuốc long đờm dạng khí dung như N-acetylcystein, DNase và dung dịch muối ưu trương thường được dùng để điều trị ho ở bệnh nhân ở bệnh nhân giãn phế quản hoặc bệnh xơ nang. Đảm bảo cơ thể người bệnh đủ nước và làm ẩm khí thở sẽ giúp bệnh nhân ho khạc đờm dễ dàng hơn, mặc dù không có kỹ thuật nào được kiểm tra nghiêm ngặt.

Điều trị tại chỗ, chẳng hạn như thảo dược từ cây keo, cam thảo, glycerin, mật ong, dung dịch ho hoặc xi-rô cherry (demulcents), có thể làm dịu cơn ho, nhưng không có bằng khoa học.

Thuốc kích thích ho (Protussives), được chỉ định trong bệnh xơ nang và giãn phế quản, đối với những bệnh nhân này có rất nhiều đờm và việc kích thích ho đờm có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm sạch đường thở và bảo tồn chức năng phổi. DNase hoặc nước muối ưu trương kết hợp với liệu pháp vật lý trị liệu và dẫn lưu tư thế để thúc đẩy ho khạc dẫn lưu đờm đễ dàng. Cách tiếp cận này giúp ích cho bệnh nhân xơ nang nhưng không áp dụng được với hầu hết các nguyên nhân khác của ho mạn tính.

Thuốc giãn phế quản, albuterol và ipratropium hoặc corticosteroid hít, có thể có hiệu quả cho bệnh nhân ho sau nhiễm trùng hô hấp trên và hen phế quản thể ho.

Rất nhiều bệnh nhân xem nhẹ bệnh ho dai dẳng, nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng bạn có biết rằng đây có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh nguy hiểm.

Ho dai dẳng là như thế nào?

Ho là phản xạ sinh lí tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy chất dịch, đờm do phế quản, nội tiết hoặc dị vật ra khỏi cơ thể đánh gây tắc đường thở. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Ho dai dẳng là ho nhiều ngày không khỏi, khiến người bệnh khó chịu và khổ sở cần được điều trị kịp thời.

Ho dai dẳng biểu hiện một số bệnh nguy hiểm

Ban ngày bệnh nhân chỉ ho húng hắng và không có dấu hiệu cúm hoặc viêm họng nhưng khi ngủ trưa, ban đêm thì ho kéo dài kèm theo ngứa họng, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh. Ho dai dẳng lâu ngày có thể là triệu chứng của một số bệnh:

Ho là dấu hiệu của bệnh gì

Ho dai dẳng có thể là biểu hiện của các bệnh liên quan đến hô hấp, đặc biệt là ung thư họng

Do hen suyễn

Khi bị hen suyễn thì đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải vấn đề hô hấp. Dấu hiệu hen suyễn là bệnh nhân bị ho, thở rít, triệu chứng tái đi tái lại, bệnh nặng về đêm. Khi nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp gây bùng phát hen suyễn.

Viêm xoang

Ho dai dẳng cũng có thể là do viêm xoang, xong bị viêm bị tắc, ngạt mũi và chất nhầy chảy xuống mặt sau của cổ họng. Ban ngày dịch nhầy được bệnh nhân xì ra hoặc trôi xuống theo đường tiêu hóa. Còn ban đêm dịch ư ở cổ họng gây ho. Vì thế nghẹt mũi do viêm xoang người bệnh khi ngủ phải thở bằng miệng, dễ ho, rát về đêm.

Trào ngược axit

Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) gây ho. Nằm xuống bạn có triệu chứng ợ nóng, dạ dày dễ trôi ngược lên phổi, dẫn đến ho.

Nếu đúng là ho dai dẳng về đêm do trào ngược axit thì nên ăn ít vào bữa tối, khi ngủ nên kê gối cao đầu sẽ giảm trào ngược axit và giảm ho nhanh.

“Bắt bệnh” qua các cơn ho khác nhau

Ho thành từng cơn

Nếu ho nhiều lần kế tiếp nhau trong thời gian ngắn, điển hình là ho gà. Bệnh nhân ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho. Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà; người bệnh ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa.

Những cơn ho kéo dài, làm tăng áp lực trong lồng ngực, ứ huyết tĩnh mạch chủ khiến bệnh nhân đỏ mặt, tĩnh mạch cổ phồng lên. Cơn ho có thể làm chảy nước mắt, gây phản xạ nôn. Bệnh nhân đau ê ẩm ngực, lưng, bụng bởi cơ hô hấp bị co bóp quá mức.

Ho khan kéo dài

Là tình trạng ho không khạc ra đờm bệnh nhân ho nhiều. Người bệnh dễ nuốt đờm vì không muốn khạc đờm ra ngoài. Khi họ khan kéo dàu chú ý đến bệnh thanh quản, viêm tai và viêm xương chũm mạn tính.

Ho là dấu hiệu của bệnh gì

Trường hợ ho tức ngực, cảm giác như nghẹt thở, khó thở kéo dài có thể biểu hiện của bệnh ung thư thực quản, khí quản

Ho có đờm

Đây là tình trạng bệnh nhân bị ho, cảm thấy nặng ngực, ho khạc thường chất nhầy, đờm. Bệnh nhân cảm giác bị nghẹt thở, khó thở, mệt lả. Triệu chứng này thường tăng lên khi đi bộ. Ho khạc có đờm nhiều có thể kèm theo bội nhiễm, đây có thể là do ung thư họng, thanh quản, thực quản, khí quản.

Ho ra máu

Ho dai dẳng kéo dài kèm theo hiện tượng ho ra máu, có nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ. Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp, mãn tính hoặc ung thư phổi.

Ho ra máu đột ngột khi bệnh nhân vẫn khỏe mạnh hoặc sau khi hoạt động mạnh. Đây có thể do bệnh lao đang tiến triển (nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Ho ra máu có chút ít lẫn trong đờm, tái phát mà không có sốt hoặc sút cân thì tiềm ẩn nguy cơ bạn mắc bệnh lao.

Làm gì khi bị ho dai dẳng?

Ho có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lí nghiêm trọng đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi.

Ho kéo dài có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài suy kiệt thì phải đi xét nghiệm. Bị ho trên 5 ngày thì cần phải đi khám ngay. Họ kéo dài hơn 3 tuần mà dùng thuốc không giảm, cùng với đó là triệu chứng sốt, ho có đờm, nâu gỉ và vàng, ho ra máu, thở nông, đau ngực thì cần đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh.

Ho có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày bị sụt cân thì phải tìm đến bác sĩ để điều trị tận gốc như hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi...

Nếu đã từng bị ho dai dẳng thì nên phòng bệnh đặc biệt vào ngày lạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lí để tạo môi trường lành mạnh, phòng bệnh lâu dài.

Để được tư vấn và khám ho dai dẳng tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, liên hệ ngay tổng đài 1900 599 858.

Tìm hiểu thêm:

Đau dạ dày vị trí nào?

Các triệu chứng của bệnh đau ruột thừa

Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng