Khả năng học ngoại ngữ của con người

Gần như ai cũng đều học một ngoại ngữ nào đó ở trường, học thêm được một số lượng từ mới và sau đó thì quên gần hết. Đối với học ngoại ngữ, không có thời điểm nào là quá muộn, nhưng các chuyên gia đã chứng minh rằng học càng sớm thì càng hiệu quả và lợi ích càng nhiều.

Dưới đây là 12 lợi ích to lớn khi trẻ em học ngoại ngữ:

1. Kết quả học tập chung tốt hơn

Khi học ngoại ngữ, khả năng đọc của trẻ sẽ được tốt hơn, và kết quả trong các môn học khác cũng vậy. Kết quả các bài kiểm tra chuẩn cho thấy những học sinh biết nhiều ngôn ngữ có điểm số các môn toán học, xã hội học cao hơn so với những học sinh chỉ biết một ngôn ngữ.

2. Não bộ phát triển

Trẻ sẽ phát triển khả năng nhận thức. Học ngoại ngữ phát triển sự sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đọc và kỹ năng giải quyết vấn đề. Không chỉ giúp não bộ phát triển, nghiên cứu cũng cho thấy học ngoại ngữ còn ngăn chặn được những bệnh như mất trí hoặc Alzheimer.

3. Trẻ dễ tiếp thu ngoại ngữ dễ hơn người lớn

Bạn có khi nào tự thấy học ngoại ngữ bây giờ khó hơn rất nhiều so với trước kia. Nghiên cứu cho thấy não bộ của trẻ từ 2-6 tuổi có nhiều thụ quan tiếp thu để tiếp nhận ngôn ngữ. Những thụ quan tiếp thu này sẽ mất đi khi lớn lên khiến việc học khó khăn hơn. Khi còn nhỏ, trẻ rất háo hức đối với việc học hỏi nên việc học ngoại ngữ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

4. Học ngoại ngữ cải thiện tiếng mẹ đẻ

Một lợi ích khác khi học ngoại ngữ là tự nhiên tiếng mẹ đẻ của trẻ cũng sẽ tốt hơn vì trẻ hiểu ngôn ngữ một cách tổng thể và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ tốt hơn.    

Tiến sĩ Matt Leonard trong nghiên cứu - Ảnh: Susan Merrell

Tiến sĩ Matt Leonard, chuyên ngành phẫu thuật thần kinh tại Đại học California [Mỹ], cùng nhóm nghiên cứu đã xem xét vỏ não của một số tình nguyện viên mắc bệnh động kinh, những người có đặt điện cực trong não để hỗ trợ điều trị. Nhóm nghiên cứu được họ cho phép quan sát các tín hiệu từ những điện cực này.

Kế đó, tiến sĩ Matt Leonard cùng các cộng sự cho các tình nguyện viên có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh làm quen với tiếng Hoa. Họ được yêu cầu phân biệt một số thanh âm trong một vài từ vựng lần đầu tiên nghe thấy.

Lúc đầu, hầu hết các tình nguyện viên đều vượt qua thử thách xác định đúng các âm mới. Tuy nhiên độ chính xác không tăng lên theo thời gian, ngược lại dao động thất thường.

Xem xét các tín hiệu vỏ não, nhóm nghiên cứu nhận thấy có những khu vực tế bào thần kinh hào hứng tiếp nhận thông tin mới khi học ngôn ngữ, trái lại một số vùng hầu như không có động tĩnh gì. Mức độ đối lập của hai trạng thái càng ít, khả năng nhanh nhạy trong các bài tập thí nghiệm càng cao.

Màu xanh là những vùng "hào hứng" với những thông tin ngoại ngữ mới, trái với sự tĩnh lặng của vùng đỏ - Ảnh: Susan Merrell

Điều này phần nào lý giải tại sao một số người tiếp thu âm thanh ngôn ngữ mới dễ dàng hơn nhiều so với những người khác. Tiến sĩ Matt Leonard giải thích: hoạt động của tế bào não có thể được chia thành hai đặc tính: tính mềm dẻo và tính ổn định. 

Tính mềm dẻo thể hiện khả năng thay đổi của não bộ, khi thu được thông tin mới, chúng sẽ hình thành các kết nối mới giữa các nơron. Ngược lại, tính ổn định giúp não cứ giữ lấy những gì đã học, đã biết.

Trẻ nhỏ thường có tính mềm dẻo cao, giúp hình thành các kết nối thần kinh khi học những điều mới mẻ. Khi một người càng lớn, những kết nối mới giữa các nơron sẽ giảm, vì vậy tính mềm dẻo của não cũng bớt đáng kể.

Học ngoại ngữ luôn là thách thức với nhiều người, đặc biệt khi lớn tuổi - Ảnh: GETTY IMAGES

Matt Leonard cho rằng theo thời gian, bộ não sẽ ưu tiên tính ổn định. Về cơ bản, bộ não có xu hướng giữ lại những thứ quan trọng đã nằm trong túi hiểu biết của chúng ta hơn là tiếp nhận những thứ mới.

Tương tự với khi học ngôn ngữ, não thường chuộng giữ lại tiếng mẹ đẻ thay vì dung nạp thêm những loại ngôn ngữ mới. Càng già đi, xu hướng này càng gia tăng.

Vì vậy, theo tiến sĩ Matt Leonard, nỗ lực là điều cần thiết. Ngoài ra, những người có mong muốn học thêm một ngoại ngữ cần biết cách tạo môi trường để có thể tiếp xúc với những thứ tiếng mới thường xuyên, từ đó vượt qua được tính ổn định sẵn có ở não bộ.

Nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ [PNAS].

HOÀNG THI

Mỗi trẻ có một khả năng học ngoại ngữ khác nhau. Thậm chí là còn có những phong cách học ngoại ngữ khác nhau nữa cơ. Có bao giờ ba mẹ thắc mắc rằng, có phải tất cả trẻ em đều có khả năng học ngoại ngữ? Nếu như vậy thì chẳng có những người không giỏi tiếng ngoài đâu nhỉ? Hãy cùng Eflita khám phá điều này nhé!

Khám phá khả năng học ngoại ngữ của trẻ

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Harvard chỉ ra khả năng sáng tạo và sự linh hoạt được nâng cao đáng kể nếu trẻ học ngôn ngữ thứ hai khi còn nhỏ, đặc biệt là trong 3 năm đầu đời.

Từ khi sinh ra, con người học hỏi kiến thức theo 6 phương pháp, cụ thể là nghe, nhìn, chạm, nếm, ngửi, làm. Dựa trên thông tin thu được trong những năm đầu tiên, kiến thức và kỹ năng sống của con người sẽ được phát triển trong nhiều năm sau.

Nghiên cứu cho thấy 50% khả năng học hỏi của con người được phát triển khi lên 3-4 tuổi và 30% phát triển khi lên 8. Đó là lý do các nhà khoa học khuyên phụ huynh nên cho trẻ 3 tuổi học ngôn ngữ thứ 2.

Các nhà nghiên cứu của ĐH Harvard nhận định, 0-3 tuổi được cho là giai đoạn quan trọng của trẻ. Đây là thời điểm để đặt nền tảng tư duy, thái độ học tập, giúp trẻ phát huy khả năng học hỏi tự nhiên. Đặc biệt, trong thời gian này, việc học ngôn ngữ thứ 2 sẽ thuận lợi như học tiếng mẹ đẻ. 

Học ngoại ngữ sớm là một lợi thế

Hiểu được những lợi ích khi cho trẻ học ngoại ngữ sớm để phát triển tương lai của con, hẳn các bậc cha mẹ ngày nay đều mong muốn nuôi dưỡng ngoại ngữ cho con từ bé để ươm mầm tương lai của con được tốt nhất. Với nhiều lợi ích được nếu trong bài viết này hẳn sẽ khiến nhiều cha mẹ phấn khích hơn để nuôi dạy con tốt nhất tại thời điểm vàng của con…

Trẻ có nhiều cơ hội và thời gian để học tập hơn

Nếu con bạn bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 1 thì khi đến lớp 12 con mình đã có 12 năm học tiếng Anh rồi. Nếu theo kiến thức hiện tại là lên lớp 6 con mới bắt đầu học tiếng Anh như ở trường, thì chắc chắn là thời gian sẽ ít hơn và vốn hiểu biết ít hơn rồi, đây là sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên tiếng Anh cơ bản ở trường lớp được dạy từ các giảng viên sư phạm, kinh nghiệm có thể không đủ để dạy con tốt hơn.

Vậy nên hầu như các cha mẹ đều cho con đi học ở trung tâm Anh ngữ với các giảng viên nước ngoài và chuyên môn cao để trẻ phát âm chuẩn. Khi về nhà cha mẹ hỗ trợ thêm nữa về không gian, thời gian, điều kiện là con sẽ giỏi hơn. Nếu không đi học thì do cha mẹ tự dạy con tại nhà với mọi điều kiện có thể.

Trẻ phản xạ tự nhiên và phát âm giống người nước ngoài hơn

Do đặc điểm phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ nhỏ nên các bé có khả năng bắt chước ngôn ngữ từ phát âm cho đến ngữ điệu một cách kì diệu khá là tốt và sẵn sàng luyện tập để được phản xạ một cách tự nhiên nhất. Ngay từ nhỏ trẻ rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp sẽ lắng nghe, lưu lại, nhớ lại, đọc lại nhiều lần. Khi nghe ai đó nói trẻ sẽ học theo và dần hình thành vốn hiểu biết trong mình, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Khi giao tiếp, sẽ hình thành nên phản xạ ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ.

Trẻ có chỉ số thông minh [IQ] và giao tiếp [EQ] cao hơn

Năm 2004, Tạp chí Nature [tạp chí khoa học danh tiếng của Mỹ] đăng một nghiên cứu có tính đột phá trong lĩnh vực ngôn ngữ, chỉ ra rằng những trẻ biết ngoại ngữ sớm có mật độ chất xám trong não cao hơn so với những trẻ không được học ngoại ngữ.

Tiến sỹ Ellen Bialystok của trường đại học York Toronto – Canada [người đã đoạt giải Killam về khoa học xã hội năm 2010] trả lời thời báo NewYork số ngày 30/05/2011, ông cũng khẳng định các trẻ được học ngoại ngữ sớm có khả năng giải quyết các tình huống phức tạp nhanh hơn và tốt hơn các trẻ không được học ngoại ngữ.

Bên cạnh đó như đã nói về các yếu tố lợi ích ở trên thì ngoài việc trẻ thông minh [IQ] hơn khi học tiếng Anh mà còn tăng cường khả năng giao tiếp, các chỉ số cảm xúc [EQ] cho trẻ tốt hơn, lạc quan hơn nhiều.

Liệu tất cả trẻ em đều có khả năng học ngoại ngữ?

Nghiên cứu cho thấy rằng: trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có khả năng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như định nghĩa được những điều cơ bản trong môn học này. Ví dụ: trẻ nhỏ có thể hiểu được những khái niệm về danh từ, tính từ trong tiếng Anh hoặc có thể nói được một câu đơn giản như “how are you?”. Điều này chỉ ra rằng, đa phần trẻ nhỏ đều có khả năng nhận biết một ngoại ngữ mới ngay từ khi còn bé [trừ những trường hợp đặc biệt]. 

Thực tế, các nghiên cứu còn phát hiện rằng: trẻ nhỏ thường cởi mở hơn với việc học khi trẻ lên 5 hay 6 tuổi, đây là độ tuổi vàng trong cuộc đời để chúng ta dạy trẻ Anh văn thiếu nhi và điều này sẽ là nền tảng để phát triển các kỹ ngoại ngữ sau này của trẻ.

Với những điều vừa được nêu ra ở trên, vô hình chung có một câu hỏi được đặt ra là: Vậy tại sao tất cả trẻ em không học tiếng Anh mà chỉ có một số trẻ yêu thích điều này? Nếu nói rằng mỗi đứa trẻ đều có sự tò mò bẩm sinh và có khả năng ngôn ngữ, vậy những đứa trẻ không thích học tiếng Anh có phải là do môi trường hay do giáo viên dạy trẻ hay không? Đứng trước những câu hỏi này, nền giáo dục luôn phải đối mặt với những rào cản trong lĩnh vực ngôn ngữ. 

Làm thế nào để trẻ có hứng thú học ngoại ngữ

Để dạy cho trẻ một ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ, chắc chắn một điều giáo viên phải thành thạo về ngôn ngữ này. Nhưng liệu giáo viên có tự tin vào những gì họ đang dạy và trẻ có cảm thấy thích thú trong việc học? Người ta cho rằng cách dạy hiệu quả nhất là dạy các khái niệm ngoại ngữ riêng lẻ một cách chi tiết, để trẻ thực sự hiểu các khái niệm thay vì chỉ học vẹt. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ mới này theo nhiều cách khác nhau thay vì chỉ theo cách giáo viên đã dạy. 

Chúng ta có thể thấy, trẻ nhỏ rất sáng tạo và chúng thích tự mình vận dụng những điều đã học vào thực tế và tư duy của trẻ đôi khi mang lại những đóng góp tích cực trong nền giáo dục chung. Đặc biệt, những đứa trẻ có “tư duy tăng tiến” tin rằng mình có thể thực hiện được mọi việc. Những đứa bé này có nhiều khả năng thành công hơn so với những trẻ có “tư duy cố định” luôn tin rằng khả năng của mình sẽ không thể đi xa hơn nữa.  

Sự phát triển của những tư duy này xảy ra theo thời gian và xuất phát từ kinh nghiệm. Nếu trẻ thường xuyên đối mặt với những vấn đề mà trẻ có thể giải quyết, nhưng giáo viên hoặc phụ huynh lại không muốn trẻ thực hiện điều này, trẻ sẽ cho rằng mình không có khả năng trong lĩnh vực đó. Khi điều này áp dụng cho các bài tập tiếng Anh hoặc toán học, các em bắt đầu tin rằng đây không phải là môn học dành cho mình. Và đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không thích học ngoại ngữ hay khám phá những điều mới mẻ.

Eflita tin rằng với những bài học về giao tiếp ngôn ngữ nguyên mảng. Cũng như những hướng dẫn cách tạo hứng thú học cho con. Ba mẹ sẽ dễ dàng đồng hành cùng con học tiếng Anh tại nhà. Bởi lẽ, không người thầy nào có thể dạy con, có thể hiểu con bằng ba mẹ được. 

Để được tư vấn và đăng ký về chương trình học tại Eflita, cả nhà hãy liên hệ đến:

Hotline: 0862.28.58.68

Website tài liệu và các khóa học của Eflita:

//eflita.com/

Link đặt sách Cha mẹ đồng hành – Tiếng Anh chuyện nhỏ tại TiKi:

//tiki.vn/cha-me-dong-hanh-tieng-anh-chuyen-nho-p76585385.html?src=ss-organic

Video liên quan

Chủ Đề