Khách hàng đi vay tại ngân hàng Thương mại là

Tín dụng ngân hàng giúp cá nhân, doanh nghiệp tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng là gì? Hoạt động tín dụng cần đảm bảo nguyên tắc để là nguồn vay hợp lý, không bị lạm dụng. 

Khái niệm

Tín dụng là quan hệ vay và cho vay giữa tổ chức tín dụng và các chủ thể khác trong nền kinh tế dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

Như vậy, tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này; người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng; các tổ chức tín dụng, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân [bên đi vay]; trong đó các tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận; và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán.

Trong nền kinh tế; ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian; vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân; ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.

Với tư cách là người đi vay ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Về cơ bản, trong các Ngân hàng nhà nước hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính:

+ Tín dụng cá nhân: Phục vụ đời sống như: Vay mua nhà; mua ôtô; du học; kinh doanh; phục vụ đời sống cá nhân…

+ Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp; nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: Thanh toán công nợ khác [trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác]; cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản…

Đặc điểm tín dụng

Tín dụng ngân hàng được thực hiện bằng hình thức cho vay tiền tệ, loại hình phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.

Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.

Có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.

Thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.

Bên cạnh đó thì tín dụng ngân hàng còn có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

Phân loại tín dụng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

– Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn không quá 12 tháng.

– Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

– Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.

Căn cứ vào đối tượng tín dụng

– Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh

– Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

– Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa:

+ Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.

– Tín dụng tiêu dùng:

+ Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm; xây dựng nhà cửa; xe cộ

Nguyên tắc

– Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu; kế hoạch sản xuất kinh doanh của người vay vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước; và phải có hiệu quả [phương án sản xuất kinh doanh khả thi].

– Hoàn trả gốc và lãi.

– Cho vay có giá trị tương đương làm bảo đảm. Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật lưu thông tiền tệ; đòi hỏi các ngân hàng khi cấp tín dụng; phải dựa trên cơ sở tài sản thế chấp hợp pháp; và có các vật tư có giá trị tương đương. Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là tài sản cố định; vật tư hàng hóa trong kho hay đang trên đường vận chuyển; các giấy tờ có giá; các quyền về tài sản…

>> Xem thêm: Vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư ra nước ngoài

Trên đây là tư vấn về Nguyên tắc của hoạt động tín dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

ĐỐI TƯỢNG NÀO ĐƯỢC VAY VỐN NGÂN HÀNG THEO QUY ĐỊNH MỚI…?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân. Do đó, từ ngày 15/3/2017, các tổ chức tín dụng bắt đầu thực hiện quy chế cho vay mới. Cùng thời điểm, khuôn khổ pháp lý về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng có hiệu lực. Những cơ chế mới này được tạo lập bởi hai văn bản Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành: Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Điểm mới đáng chú ý là quy định về đối tượng khách hàng vay vốn.

Theo đó, khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân. Như vậy, các đối tượng không phải là pháp nhân [ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh, xí nghiệp…không có tư cách pháp nhân] thì không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại tổ chức tín dụng.

Đồng thời, Thông tư 43 cũng quy định cho phép cá nhân vay vốn tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và gia đình của cá nhân vay vốn. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể khái niệm về cho vay tiêu dùng, theo đó hoạt động cho vay của công ty tài chính được xác định là cho vay tiêu dùng khi: hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam; khách hàng vay vốn là cá nhân; mục đích vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó, bao gồm nhu cầu mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở.

Đáng chú ý, theo quy định tại Thông tư 43, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính được giới hạn không vượt quá 100 triệu đồng [trừ trường hợp cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật].

Thông tin này đáng khiến nhiều người lo ngại vì cho rằng với quy định này, việc vay vốn từ ngân hàng sẽ khó khăn hơn. Như vậy, để vay vốn, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, chi nhánh… phải chuyển đổi thành doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc chủ hộ, chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự đứng tên vay với tư cách cá nhân. Nói cách khác, việc vay vốn sẽ tiến hành bằng danh nghĩa cá nhân, cá nhân tự chịu trách nhiệm trả nợ, chứ không phải với danh nghĩa hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, chi nhánh…

Ta có thể thấy rằng hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác là một trong những chủ thể của quan hệ trong Bộ luật Dân sự trước đây [năm 2005]. Tuy nhiên, nó đã tạo ra vô vàn rắc rối pháp lý trong thực tế cuộc sống, vì tuy có quy định nhưng lại gần như không thể xác định được nếu dựa trên cơ sở pháp lý. Việc điều chỉnh này là cần thiết. Bởi nếu cứ cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác… vay như trước đây, khi xảy ra vấn đề về tín dụng, nợ xấu, không lẽ phải yêu cầu tất cả những người trong gia đình, tổ hợp tác chịu trách nhiệm về khoản vay ?. Việc thay đổi đối tượng vay làm rõ tư cách pháp lý và quy rõ trách nhiệm cụ thể đối với khoản vay tín dụng ngân hàng. Điều này cũng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Thời gian tới, không chỉ hợp đồng vay vốn mà tất cả hợp đồng dân sự tới đây đều không còn chủ thể giao dịch là “hộ”. Các hợp đồng dân sự [ví dụ hợp đồng mua bán tài sản] nếu ký với hộ sẽ trở thành vô hiệu, vì chủ thể này không được Bộ luật Dân sự 2015 công nhận. Trong lĩnh vực ngân hàng, các tổ chức tín dụng ký hợp đồng cho vay với các hộ kinh doanh và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vì có thể bị tuyên vô hiệu hợp đồng.

Các hộ kinh doanh này, khi mà tới đây họ buộc phải đi vay với tư cách là thể nhân và không còn được hưởng các quy định ưu đãi về lãi suất nữa. Một chính sách thay đổi như vậy có phần đột ngột nên hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể… cần phẩn cân nhắc trong quá trình vay vốn kinh doanh của mình. Họ sẽ phải điều chỉnh, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, họ sẽ không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, khuyến khích với tư cách của hộ kinh doanh mà chỉ được tham gia với tư cách là một cá nhân đứng ra vay ngân hàng.

Bài viết có giá trị tham khảo *

HÃNG LUẬT ANH BẰNG, hãng luật chuyên sâu tư vấn về đầu tư, tín dụng ngân hàng, bảo lãnh, thế chấp…; giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan đến tín dụng ngân hàng.

Trân trọng.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007
Thương hiệu mạnh về dịch vụ Tư vấn Đầu tư, Thương mại tại Hà Nội
VPGD: P.1503, tòa nhà HH, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 – 0243.7.675.594 – Fax: 043.7.675.594
Hotline tư vấn đầu tư, thương mại: 0913 092 912 – Luật sư, Ths Minh Bằng
Web: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn – hangluatanhbang.vn
Email: –

Video liên quan

Chủ Đề