Lệ phí xét tuyển đại học 2022 là bao nhiêu

Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT yêu cầu thí sinh xét tuyển đại học [ĐH] phải thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển. Thời gian thanh toán thực hiện từ 24/8 đến 31/8, trên 15 kênh thanh toán trực tuyến đã được Bộ thông báo.

Để giảm tải cho hệ thống, Bộ GD&ĐT đã chia thành 6 vùng tương ứng với 6 mốc thời gian thanh toán.

Theo phân luồng của Bộ GD&ĐT, thí sinh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau sẽ nộp lệ phí xét tuyển đến 17h00 hôm nay [ngày 31/8].

Việc nộp lệ phí xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT chỉ áp dụng với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Các nguyện vọng đăng ký theo phương thức xét tuyển khác phải nộp lệ phí theo quy định của trường ĐH.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, từ ngày 1 – 17/9, các cơ sở đào tạo tải dữ liệu từ Hệ thống để xét tuyển và phối hợp xử lý nguyện vọng, lọc ảo cùng với Bộ GD&ĐT. Trước 17h00 ngày 17/9, các cơ sở đào tạo công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Trước 17h00 ngày 30/9, các thí sinh trúng tuyển tiến hành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.

Từ tháng 10 đến tháng 12, các cơ sở đào tạo có thể tổ chức tuyển sinh các đợt bổ sung. Các thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung vào các cơ sở đào tạo sẽ thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các cơ sở này.

Năm 2022 là năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai hình thức thanh toán trực tuyến đồng loạt đối với tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Hệ thống thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến được thực hiện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và kết nối với 15 kênh thanh toán trực tuyến chính của cả nước.

Bộ GD&ĐT cho biết trong những ngày đầu tiên thực hiện thanh toán trực tuyến, hệ thống kết nối các nền tảng có một số thời điểm chưa ổn định, thí sinh phải truy cập lại nhiều lần.

Việc thanh toán trực tuyến lần đầu tiên được thực hiện cũng bỡ ngỡ đối với một số thí sinh và phụ huynh khi lần đầu tham gia hình thức này. Bộ phận kỹ thuật của 15 ngân hàng và Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã thường trực hỗ trợ 24/7 để đảm bảo kết nối thông suốt và hỗ trợ thí sinh kịp thời.

Hiện nay, hệ thống kết nối thanh toán trực tuyến đã hoạt động ổn định, thời điểm cao nhất, trong 1 giờ hệ thống thực hiện thành công gần 10.000 giao dịch thanh toán.

Một số thí sinh có phản ánh đã thực hiện giao dịch nhưng chưa được ghi nhận thành công hay thực hiện thanh toán 2 lần… Những vấn đề này sẽ được hỗ trợ để đảm bảo tất cả thí sinh tham gia thanh toán trực tuyến đều hoàn thành và được ghi nhận giao dịch trên hệ thống. Các trường hợp thí sinh thanh toán 2 lần trở lên sẽ được hệ thống đối soát và hoàn trả tiền sau ngày 31/8.

Bộ GD&ĐT cũng cho biết sau hơn 2 ngày mở cổng thanh toán, đã có trên 1/3 thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến thành công.

Sau khi lùi lịch thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học 3 ngày, từ ngày 24/8, thí sinh bắt đầu có thể thực hiện thanh toán để hoàn thành bước cuối cùng của quy trình đăng ký nguyện vọng.

Để thuận tiện cho thí sinh thanh toán trực tuyến, Bộ GD&ĐT phân 6 luồng thời gian thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên Hệ thống tuyển sinh như sau:

- Từ 00h00 ngày 24/8 đến 17h00 ngày 26/8, thí sinh tại các địa phương là Thành phố Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái thanh toán lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến.

- Từ 00h00 ngày 25/8 đến 17h00 ngày 27/8, thí sinh tại các địa phương Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Thành phố Hải Phòng có thể thanh toán trực tuyến.

- Từ 00h00 ngày 26/8 đến 17h00 ngày 28/8, hệ thống thanh toán trực tuyến sẽ mở đối với các thí sinh đến từ các địa phương: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Từ 00h00 ngày 27/8 đến 17h00 ngày 29/8, thí sinh đến từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum có thể thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến.

- Từ 00h00 ngày 28/8 đến 17h00 ngày 30/8, thí sinh tại các địa phương gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh có thể thanh toán lệ phí xét tuyển

- Từ 00h00 ngày 29/8 đến 17h00 ngày 31/8, hệ thống thanh toán trực tuyến sẽ mở để thí sinh các địa phương: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau có thể nộp lệ phí xét tuyển đại học.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kết thúc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến, số nguyện vọng đã thực hiện thủ tục thanh toán trực tuyến đạt 97% tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học.

Trên cơ sở dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh trên hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT, từ ngày 4/9/2022, các cơ sở đào tạo đã tải dữ liệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển [bao gồm cả các thí sinh đã nộp lệ phí xét tuyển và các thí sinh chưa nộp lệ phí đăng ký xét tuyển] để tiếp tục thực hiện quy trình xét tuyển theo kế hoạch.

Bộ GD-ĐT cho biết, do năm đầu tiên thí sinh còn có bỡ ngỡ với phương thức thanh toán trực tuyến, vì vậy đối với các thí sinh chưa nộp lệ phí xét tuyển, Bộ GD-ĐT sẽ có phương án để tạo điều kiện cho thí sinh tiếp tục hoàn thành trách nhiệm về lệ phí tuyển sinh theo quy định, không để thí sinh mất cơ hội xét tuyển.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Thanh Hùng

Trước đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, mặc dù đến 17h ngày 31/8/2022 là hạn cuối thanh toán trực tuyến, nhưng Hệ thống đã kéo dài thời gian mở đến 17h ngày 4/9/2022. 

Đối với những thí sinh chưa thực hiện thanh toán trực tuyến, trước ngày kết thúc, Bộ GD-ĐT đã gửi đồng loạt tin nhắn để nhắc nhở thí sinh thực hiện. Ngoài ra, trước và trong quá trình tổ chức thanh toán lệ phí trực tuyến, các kênh truyền thông của Bộ GD-ĐT [Cổng Thông tin điện tử, Fanpage] đã cập nhật liên tục các thông tin về thời gian để thí sinh nắm biết và thực hiện.

>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2022

Bộ GD-ĐT vừa phân tích dữ liệu, lý giải về số lượng hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2022.

Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian mở lại Hệ thống hỗ trợ thí sinh đăng ký nguyện vọng, đã có thêm gần 4.000 em đăng ký nguyện vọng và khoảng 75.000 em điều chỉnh nguyện vọng.

Từ ngày 21 đến ngày 31/8/2022, sau khi hoàn thành đăng ký nguyện vọng đại học, cao đẳng, thí sinh sẽ phải truy cập vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] tại địa chỉ //thisinh.thithptquocgia.edu.vn để nộp lệ phí xét tuyển cho các nguyện vọng đã đăng ký. 

Đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT triển khai nộp lệ phí xét tuyển đại học, cao đẳng hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến. Chỉ thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí.

Để đảm bảo giao dịch thông suốt, tránh quá tải cho hệ thống, trước đó Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn thanh toán lệ phí xét tuyển trực tuyến với 15 phương thức bao gồm ngân hàng, ví điện tử.

Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tính đến 17h ngày 29/8, đã có 342.000 thí sinh [chiếm 80% lượng đăng ký] hoàn thành việc nộp lệ phí trực tuyến. Trong đó, hơn một nửa số giao dịch thanh toán lệ phí xét tuyển được thực hiện bằng hình thức quét mã QR qua ví MoMo, tương đương hơn 172.000 giao dịch.

Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai nộp lệ phí xét tuyển đại học, cao đẳng hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến. [Ảnh minh họa]

Theo đánh giá từ giới chuyên môn, việc tổ chức xét tuyển và nộp lệ phí trực tuyến không chỉ giúp giảm thiểu chi phí xã hội mà còn là dịp để người dân làm quen với phương thức thanh toán mới, góp phần tạo chuyển biến về nhận thức và kỹ năng số, thúc đẩy thanh toán trực tuyến trong xã hội.

Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số [Bộ Công Thương] cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã gia tăng cả về số lượng [69%] và giá trị [27,5%]. 

Theo số liệu của NAPAS, tính đến hết năm 2021, đã có 120 triệu thẻ ngân hàng được phát hành tại Việt Nam. Trong đó 1,3 triệu thẻ được mở mới qua hình thức eKYC [xác thực điện tử]. Hiện Việt Nam có hơn 40 đơn vị, tổ chức trung gian thanh toán được cấp phép với khoảng 20 triệu tài khoản ví điện tử đang hoạt động. 

Một vài thống kê về tốc độ tăng trưởng thanh toán số tại Việt Nam. [Ảnh: Trọng Đạt]

Tính đến hết tháng 4/2022, thanh toán di động tại Việt Nam đã tăng 97,7% về số lượng giao dịch và 86,7% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước. Số lượng giao dịch thanh toán qua hình thức quét mã QR cũng tăng tới 56,6% về số lượng giao dịch và 111,6% về giá trị giao dịch.

Trong 3 năm đại dịch, hành vi của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Thanh toán không tiền mặt giờ đây xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống của người dân. Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho điều này. Thứ nhất do quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ; thứ hai là tác động đa chiều của đại dịch Covid-19 đã biến thanh toán số trở thành xu hướng tất yếu. 

Trọng Đạt

Video liên quan

Chủ Đề