theo em chăn nuôi gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Hiện nay tại khu vực nơi em đang sinh sống có nhiều hộ dân chăn nuôi, nhưng lại không biết giữ vệ sinh gây ô nhiễm môi trường. Có quy định nào quy định cụ thể việc xử lý vi phạm hành chính hành vi trên không?

Theo Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về các loại quy mô chăn nuôi như sau:

"Điều 52. Quy mô chăn nuôi
1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a] Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b] Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Bên cạnh đó tại Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn về cách xác định quy mô chăn nuôi như sau:

"Điều 21. Quy mô chăn nuôi
1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a] Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b] Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c] Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a] Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b] Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c] Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d] Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
......"

Hộ gia đình thực hiện hoạt động chăn nuôi có những quyền và nghĩa vụ nào?

Căn cứ theo Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi như sau:

"Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi
1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
a] Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
b] Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
c] Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
d] Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
đ] Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a] Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
b] Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
c] Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d] Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật."

Hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường thì theo quy định của pháp luật sẽ xử lý như thế nào?

Hộ gia đình chăn nuôi

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo đó:

"Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a] Cảnh cáo;
b] Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức."

Nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả sau theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP như sau:

"Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a] Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;...
c] Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;...
l] Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;"

Như vậy, ngoài việc xử phạt hành chính hành vi trên thì pháp luật còn quy đình về khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu các hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hộ chăn nuôi

Hộ chăn nuôi
Ô nhiễm môi trường
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hộ chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.

  • Phát triển bền vững

Thứ tư, 29/12/2021 11:00 [GMT+7]

Chăn nuôi bền vững để bảo vệ môi trường

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi là sự ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường, sức khỏe, đời sống của con người. Để chăn nuôi phát triển bền vững thì công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để.

Chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính

Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài.

Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao... Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh.

Ô nhiễm môi trường tại nhiều trang trại chăn nuôi. [Ảnh minh họa]

Vì vậy, WHO khuyến cáo phải có các giải pháp tăng cường việc làm trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe các đàn giống. Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường do vi sinh vật [các mầm bệnh truyền nhiễm] là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh các loại dịch bệnh như tiêu chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1...

Theo tính toán thì lượng chất thải rắn mà các vật nuôi có thể thải ra [kg/con/ngày] là: Bò 10, trâu 15, lợn 2, gia cầm 0.2. Do vậy hàng năm, đàn vật nuôi Việt Nam thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn [phân khô, thức ăn thừa] và 25-30 triệu khối chất thải lỏng [phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại].

Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn [36,5 triệu tấn], 80% chất thải lỏng [20-24 triệu m3] xả thẳng ra môi trường, hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ước tính một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng như hiện nay sẽ phát thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với tổng khối chất thải nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52 triệu tấn CO2. Các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng chăn nuôi gây ra 18% khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên [biến đổi khí hậu toàn cầu], lớn hơn cả phần do giao thông vận tải gây ra.

Một số biện pháp nhằm xử lý môi trường trong chăn nuôi

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu ích đối với chăn nuôi nông hộ. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại, sử dụng phân từ phụ phẩm khí sinh học thay thế phân bón hóa học.

Nhờ có công trình khí sinh học mà lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông hộ được xử lý góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý đến quy mô, diện tích trang trại để quyết định lựa chọn công nghệ hầm xây hoặc hầm nhựa hoặc hồ phủ bạt HDPE cho phù hợp.

Sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm. [Ảnh minh họa]

Hiện nay, người chăn nuôi đã sử dụng men vi sinh để xử lý ô nhiễm môi trường. Có một số loại men được sử dụng để trộn vào thức ăn, nước uống vừa làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, vừa giảm mùi hôi thối trong phân và nước tiểu hoặc có loại được dùng để phun, rắc vào nền chuồng hoặc nước thải để giảm ô nhiễm môi trường.

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học: Nguyên liệu gồm mùn cưa, trấu, phoi bào trộn với men vi sinh để phân hủy phân, nước tiểu, giảm khí độc và mùi hôi chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm. Phương thức chăn nuôi này hiện đang được khuyến khích áp dụng đối với chăn nuôi gà. Công nghệ chăn nuôi trên đệm lót sinh học là hướng đi mới và thu được những kết quả tốt.

Nguyên liệu ủ phân gồm phế phụ phẩm trồng trọt, phân động vật để làm phân bón cho cho cây trồng. Phân sau khi ủ hảo khí trở lên tơi xốp và không có mùi hôi thối; Các loại vi sinh vật có gây bệnh bị tiêu tiệt bởi nhiệt độ đống ủ. Đây được coi là một trong những hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp hữu cơ.

Đây là công nghệ xử lý phân hiện đại dựa trên nguyên tắc “lưới lọc”. Khi hỗn hợp chất thải đi vào máy ép qua lưới lọc thì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý, còn lượng nước theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc cho xuống bể khí sinh học để xử lý tiếp. Độ ẩm của phân khô có thể được điều chỉnh tùy theo mục đích sử dụng. Máy ép có thể tách các tạp chất rất nhỏ trong chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp.

Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay.

Một số biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi khác như: Xử lý nước thải sau biogas bằng hệ thống tưới; Xử lý chất thải chăn nuôi bằng biện pháp nuôi giun quế; Xử lý nước thải bằng biện pháp sục khí… cũng cho kết quả tốt và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Như vậy, để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái người chăn nuôi cần lựa chọn giải pháp xử lý môi trường phù hợp, góp phần làm giảm phát sinh dịch bệnh, nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, trồng trọt và góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nguyễn Linh [T/h]

  • Hướng đi mới quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi
  • Phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm
  • Phát triển bền vững thị trường chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm Tết

Bạn đang đọc bài viết Chăn nuôi bền vững để bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • chăn nuôi bền vững
  • bảo vệ môi trường
  • chăn nuôi
  • đời sống
  • nông thôn mới
  • chất thải chăn nuôi

Video liên quan

Chủ Đề