Logic khách quan là gì cho vì dụ

NỘI DUNG

I. Đối tượng của Lôgíc hình thức

1. Định nghĩa Lôgíc học

- Thuật ngữ lôgíc có nguồn gốc từ tiếng Hylạp cổ là logos, có nghĩa là lời nói, ý nghĩ, lý lẽ, lập luận, trí tuệ, từ.

- Ngày nay, thuật ngữ Lôgíc được hiểu theo hai khía cạnh:

+ Thuật ngữ Lôgíc chỉ những mối liện hệ tất yếu, có tính quy luật của các SVHT của thế giới quan [lôgíc khách quan].

Ví dụ: Quy luật của vạn vật: Sinh ra -> Phát triển ->Mất đi [để chuyển hóa sang dạng khác]; Đối với con người: Sinh -> Lão -> Bệnh -> Tử

+ Những quy tắc bắt buộc của quá trình t­ư duy, những mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các ý nghĩa, tư t­ưởng trong t­ư duy, lập luận [lôgíc chủ quan]

Ví dụ: Quy luật nhận thức của con người: TTSĐ -> TDTT -> TT

V.I.Lênin:  Lôgíc học chính là khoa học nghiên cứu về tư duy trong tính tất yếu của nó

=> Lôgíc học là khoa học n.cứu hình thức và quy luật của tư duy chính xác.

2. Chức năng của lôgíc học

- Nhận thức: Làm rõ những điều kiện để đạt tới sự hiểu biết đúng đắn, vạch ra bộ máy lôgíc và ph­ương pháp đúng đắn của nhận thức giúp con người hiểu biết đầy đủ, chính xác về SVHT.

- Thế giới quan: Góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, là mối quan hệ giữa t­ư duy và tồn tại, hay mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, hình thành nên thế giới quan khoa học cho mọi ng­ười.

- Phương pháp luận: Ph­ương pháp lôgíc loại bỏ cái gì là ngẫu nhiên, không bản chất, không điển hình để nắm lấy cái chủ yếu, bản chất, tất nhiên của sự vật và xu h­ướng phát triển của nó. Là ph­ương tiện của nhận thức, tìm tòi, phát hiện chân lý.

3. Tư duy và tư duy lôgíc

a. Tư duy

* Tư duy: Sự phản ánh HTKQ vào não người một cách khái quát và gián tiếp.

- Tư duy là một thuộc tính đặc biệt của một dạng vật chất được có tổ chức cao nhất, hoàn thiện nhất đó là não người.

- Giúp con người hiểu biết các SVHT của TGQ một cách khái quát và gián tiếp -> góp phần chỉ đạo họat động thực tiễn của con người.

   * Kết cấu của tư duy:

- Thế giới hiện thực: Đối tượng phản ánh của tư duy

- Họat động của não người: Cơ quan phản ánh của tư duy

- Họat động thực tiễn: Phương thức hình thành tư duy

- Ngôn ngữ: Phương tiện, vật chất thể hiện tư duy

- Hệ thống ảnh lý tính: Tư duy trìu tượng

* Một số khoa học nghiên cứu về tư duy:

- Triết học: nghiên cứu quan hệ của con người, tư duy con người với thế giới xung quanh

- Tâm lý học: Nghiên cứu tư duy như một trong các quá trình tâm lý như c.giác, t.giác...

- Ngôn ngữ học: Chỉ ra MLQ chặt chẽ giữa tư duy và ngôn ngữ     ...

- Lôgíc học: Nghiên cứu hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn dẫn đến chân lý.

+ N.cứu nó trong sự vận động, biến đổi, phát triển: n/vụ của Lôgíc học biện chứng.

+ Nghiên cứu nó đã được định hình ở một phẩm chất xác định, trong quan hệ xác định, thời gian, không gian xác định [trạng thái tĩnh] là nhiệm vụ của Lôgíc hình thức.

b. Tư duy lôgíc:

Là tư duy một cách có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác.

- Tính hệ thống: các tư tưởng được sắp xếp theo một trình tự nhất định, một kiểu cấu trúc chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn. Từ đó có thể thấy được chỉnh thể của đối tượng.

- Tính tất yếu: để đảm bảo tính chân lý của nhận thức, tư duy phải diễn ra như thế này chứ không thể như thế khác được.

- Tính chặt chẽ: quá trình tư duy dựa trên những nguyên tắc nhất định, với những lý do đầy đủ, có cơ sở khoa học, nhờ đó mà tư duy đạt độ chính xác.

- Tính chính xác: tư duy năm bắt , phản ánh nội dung bản chất của SVHT, xác định được giá trị chân thực của các tư tưởng trong quá trình phản ánh hiện thực thông qua: phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ.

4. Đối tượng nghiên cứu của lôgíc hình thức

Đối tượng n.cứu của lôgíc hình thức là hình thức lôgíc của tư duy: là cách thức tổ chức hay phương thức liên kết các bộ phận cấu thành nội dung của tư tưởng, phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định.

- Bất kỳ một tư tưởng nào cũng gồm 4 yếu tố cơ bản:

   + Đối tượng phản ánh.

   + Nội dung phản ánh.

   + Ngôn ngữ thể hiện

   + Hình thức lôgíc [Lôgíc hình thức trìu tượng 3 yếu tố đầu, chỉ tập trung nghiên cứu cách thức tổ chức].

- Nghiên cứu cách thức tổ chức nhưng không có nghĩa là đứng trên, đứng ngoài nội dung, mà hình thức góp phần cấu tạo nội dung, góp phần quy định tính chân thực hay giả dối của một tư tưởng.

- Khái niệm, phán đoán, suy luận là 3 hình thức cơ bản của tư duy

5. Sự hình thành và phát triển của lôgíc học

* Lôgíc học ra đời:

- Lôgíc học ra đời ở Hylạp, La mã cổ đại, TK VI - V, TCN    

- Hêraclit [540-480, TCN], Đêmôcrit [460-370, TCN] là những người đầu tiên nghiên cứu vấn đề của lôgíc học.

* Người sáng lập ra lôgíc học: [Cha đẻ của lôgíc học]

Triết gia lớn của Hylạp cổ đại, nhà học giả bách khoa Aritôt [348-322, TCN].

- Sử dụng những kiến giải cuả Đêmôcrit

- Tạo nên một lọat các công trình về lôgíc học được gọi tên là Organon: bộ công cụ, sâu sắc và cẩn thận vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay [gọi là Lôgíc học truyền thống].

* Thời trung cổ:

Lôgíc bị tách khỏi cơ sở khách quan và phục vụ lợi ích tôn giáo và nhà thờ. Cùng với Triết học, lôgíc học trở thành cây thánh giá bằng vàng, ngự trên lâu đài của nhận thức.

          * Thời phục hưng:

- Lôgíc học rơi vào khủng hoảng

          - Từ TK XVII đến sau này: F.Bêcơn [1561-1626] cho ra đời lôgíc học quy nạp và được phát triển do công của DMill [1806-1873], nhà triết học Anh.

* Đóng góp của các tác gia:

- R.Đêcat [1596-1656]: cho ra đời lôgíc học diễn dịch.

- Can tơ: sáng lập ra Lôgíc học tiên nghiệm [có trước kinh nghiệm]

- Hêghen [1770-1831]: khám phá ra mâu thuẫn nền tảng của lý thuyết lôgíc hiện có với thực tiễn hiện thực của tư duy, tìm ra cách thức giải quyết các mâu thuẫn ấy.

- Các Mác và Ănghen: giải quyết khoa học vấn đề của Lôgíc biện chứng, mối liện hệ với lôgíc hình thức.

- V.I. Lênin: đưa Lôgíc học biện chứng phát triển lên tầm cao mới.

        + Chỉ ra sự khác biệt giữa Lôgíc biện chứng và Lôgíc hình thức

        + Lần đầu tiên đưa ra các nguyên tắc cơ bản mang ý nghĩa phương pháp luận; xem xét các SVHT một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển và thực tiễn.

* Giai đoạn sau Lênin đến nay:

Lôgíc học đã có những bước tiến dài, xuất hiện Lôgíc toán và việc ứng dụng rộng rãi vào tin học và khoa học công nghệ.

II. Phương pháp của Lôgíc hình thức và vai trò đối với đời sống và họat động thực tiễn

1. Phương pháp trong nghiên cứu Lôgíc hình thức

Phương pháp cơ bản sử dung là Hình thức hóa

- Định nghĩa: Hình thức hóa là phương pháp để vạch ra những MLH vững chắc, có tính quy luật giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng và cụ thể hóa nó thành những quy tắc, công thức, những sơ đồ lôgíc nhằm đảm bảo tính cân đối, liên tục, chính xác của tư duy [thông qua các kí hiệu để chỉ ra các thành phần, các hiểu biết của tư tưởng,...]

- Cơ sở: Trừu tượng hóa nội dung tư tưởng, tách hình thức ra khỏi nội dung, nghiên cứu, tìm ra, ghi lại cơ cấu lôgíc, hình thức lôgíc của tư tưởng.

Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác: Phân tích, khái quát hóa, trìu tượng hóa...

2. Vai trò của Lôgíc hình thức đối với đời sống và họat động thực tiễn

- Nghiên cứu lôgíc hình thức giúp nâng cao trình độ tư duy, rèn luyện tư duy lôgíc cho mỗi người đảm bảo 4 đặc điểm của nó.

- Hỗ trợ cho học tập, nghiên cứu các môn khoa học khác. Biết đánh giá, phân tích, chứng minh, bác bỏ, đảm bảo tính chặt chẽ, có tính thuyết phục.

- Trau dồi công cụ sắc bén của tư duy trong tranh luận, đấu tranh tư tưởng, bảo vệ tư tưởng đúng, bác bỏ tư tưởng sai, tư duy ngụy biện.

- Tư duy lôgíc cần thiết trong các lĩnh vực, hoạt động xã hội nói chung và hoạt động thực tiễn chuyên môn nói riêng.

Kết luận:

Lôgíc học cần thiết cho hoạt động sống của con người. Chỉ khi nào nắm vững tri thức lôgíc học thì chúng ta mới áp dụng một cách tự giác các tri thức ấy vào quá trình rèn luyện, phát triển tư duy lôgíc. Đặc biệt trong đời sống thực tiễn việc nắm vững logic giúp chúng ta phát triển tư duy lôgíc, phản ánh chính xác đối tượng không phạm lỗi lôgíc, có sức thuyết phục đối. Chống lại các quan điểm, tư tưởng nguỵ biện, sai trái, vi phạm pháp luật.

Câu hỏi ôn tập

1. Hãy phân tích làm rõ đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của lôgíc học?

2. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của lôgíc học?

3. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập lôgíc học?

Video liên quan

Chủ Đề