Lỗi không thể tải phần mềm git gui năm 2024

Git hiện nay đang là 1 hệ thống quản lí phiên bản phân tán (DVCS - Distributed Version Control System) phổ biến nhất hiện nay.DVCS là hệ thống lưu trữ các tập tin ( file, thư mục, …) theo thời gian, tương ứng với nhiều phiên bản khác nhau của các tập tin đó, và bạn hoàn toàn có thể quay lại 1 phiên bản xác định nào đó sau này, xem lại các thay đổi thực hiện theo thời gian hay làm việc trên nhiều nhánh khác nhau của 1 dự án.

Hướng dẫn bạn cách cài đặt git

Git có thể được cài đặt trên hầu hết hệ điều hành như Windows, Mac và Linux. Trên thực tế, Git được cài đặt sẵn trên hầu hết Mac và Linux.

Lỗi không thể tải phần mềm git gui năm 2024
Để biết liệu Git đã được cài đặt hay chưa, mở terminal của bạn, gõ

$ git init

3. Kết quả hiện ra sẽ cho bạn biết phiên bản mà Git được cài đặt, hoặc nếu chưa, nó sẽ báo

$ git init

4. Nếu chưa được cài đặt, xem ngay cách cài đặt theo hướng dẫn sau:

Cài đặt Git trên Windows

  • Đi đến trình cài đặt Git dành cho Windows và tải xuống phiên bản mới nhất.
  • Khi trình cài đặt đã bắt đầu, hãy làm theo các hướng dẫn được cung cấp trong màn hình hướng dẫn Cài đặt Git cho đến khi quá trình cài đặt hoàn tất.
  • Mở command prompt (hoặc Git Bash) rồi gõ $ git init 3 để xác định Git đã được cài đặt thành công cùng phiên bản của nó.

Cài đặt Git trên Mac

Hầu hết các phiên bản của MacOS đã cài đặt

$ git init

6 , và bạn có thể kích hoạt thông qua Terminal với

$ git init

3. Tuy nhiên, nếu Git chưa được cài đặt vì một lý do nào đó, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Đi đến trình cài đặt Git dành cho Macs và tải xuống phiên bản mới nhất.
  • Thực hiện việc cài đặt theo hướng dẫn
  • Mở terminal, rồi gõ $ git init 3 để kiểm tra

Trên Linux (Ubuntu)

  • Mở command promt và chạy dòng lệnh $ git init 9 để chắc chắn rằng mọi thứ đều được cập nhật.
  • Sau đó, để cài đặt Git, chạy dòng lệnh: $ touch newfile.txt

    $ ls newfile.txt

    0
  • $ git init 3 để kiểm tra Sau đó, bạn tạo một tài khoản Github tại đây nhé.

Tạo một kho chứa git tại máy của bạn (local git repository)

Để bắt đầu, mở terminal và di chuyển tới nơi mà bạn muốn tạo project của mình với dòng lệnh

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

2 (viết tắt của change directory). Ví dụ, bạn có một project là "myproject" tại desktop:

$ cd ~/Desktop $ mkdir myproject $ cd myproject/

(mkdir myproject: tạo folder tên là myproject) Để khởi tạo kho chứa git (git repo) ở thư mục gốc, sử dụng câu lệnh

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

3:

$ git init

Tạo file mới vào git repo, git add

Bạn có thể tạo thủ công một file mới rồi save, hoặc sử dụng lệnh

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

4. Ví dụ

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

5 sẽ tạo và lưu một file rỗng có tên là newfile.txt. Khi bạn thêm hoặc chỉnh sửa một file trong thư mục chứa git repo, file đấy sẽ tồn tại trong git repo. Nhưng git sẽ không theo dõi file nếu bạn không yêu cầu cụ thể. Git chỉ lưu hay quản lý những thay đổi đối với những file mà nó theo dõi, vì vậy chúng ta cần có dòng lệnh yêu cầu Git làm điều đấy.

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

Sau khi tạo file, sử dụng git status để xem file nào mà git biết nó tồn tại:

$ git status On branch master Initial commit Untracked files: (use "git add ..." to include in what will be committed) newfile.txt nothing added to commit but untracked files present (use "git add" to track)

Untracked files: những file chưa được theo dõi bởi git. Ta cần sử dụng

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

6 để đưa những file mình muốn git theo dõi vào vùng theo dõi, bằng cách sử dụng câu lệnh

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

7

$ git add new.txt $ git status On branch master No commits yet Changes to be committed: (use "git rm --cached ..." to unstage)

    new file:   new.txt

Nếu có nhiều file bạn muốn add, thay vì chỉ định file_name bạn có thể sử dụng

$ touch newfile.txt $ ls newfile.txt

8 để đưa tất cả các file vào vùng theo dõi. Sau khi sử dụng git add, bạn thấy rằng git đã add các file vào vùng theo dõi, sẵn sàng để commit.

Tạo một commit

Đây là thời điểm để tạo commit đầu tiên của bạn. Sử dụng câu lệnh git commit -m"Your message about the commit"

$ git commit -m"This is my first commit" [master (root-commit) d1f07b8] This is my first commit 1 file changed, 0 insertions(+), 0 deletions(-) create mode 100644 new.txt

Message ở cuối commit nên liên quan đến những cái mà bạn đã làm, thay vì chỉ nguệch ngoạc vài cái kiểu "mdsfdsf" hay "dejavu", để sau này khi tìm lại code, bạn sẽ biết được commit này mình đã làm gì. Để xem các commit của mình, sử dụng git log để xem chi tiết, git log --oneline để xem các commit mà mỗi commit chỉ hiển thị trên 1 dòng.

$ git log commit d1f07b8b892e9b6a6a2e151727a8b30e9cd6200d (HEAD -> master) Author: thaidoandat Date: Wed Aug 11 23:18:32 2021 +0700

This is my first commit

$ git log --oneline d1f07b8 (HEAD -> master) This is my first commit

Tạo một branch mới

Bạn muốn làm một chức năng nhưng lại lo rằng sẽ thay đổi main project trong khi đang phát triển tính năng. Đây là lúc git branch lên ngôi. Nghĩa là bạn sẽ tạo một nhánh mới, sẽ chứa các phần của nhánh hiện tại nơi mà bạn đang đứng để tạo ra nhánh đó, và việc thay đổi trên nhánh này sẽ không ảnh hướng gì đến luồng chạy chính của project. Và sau khi bạn thấy code trên nhánh này hoạt động tốt rồi, bạn có thể merge hoặc rebase để gộp nó vào nhánh chính. Để tạo nhánh mới, sử dụng câu lệnh git checkout -b

$ git checkout -b new_branch Switched to a new branch 'new_branch'

Sử dụng git branch để kiểm tra các nhánh hiện có:

`$ git branch master

  • new_branch `

Dấu * để chỉ rõ hiện tại mình đang ở nhánh nào. Ở đây, mặc định, branch đầu tiên của mọi git repo đều có tên là master (một số nhóm người có thể sử dụng tên thay thế như main, primary). Nhưng bất kể tên gì, bạn nên để nhánh master làm luồng chạy chính cho chương trình của mình, coi như phiên bản chính thức của project.

Tạo một kho chứa trên Github

Nếu bạn chỉ muốn theo dõi code của mình ở local, bạn không cần sử dụng GitHub. Nhưng nếu bạn muốn làm việc với một nhóm, bạn có thể sử dụng GitHub để phối hợp cùng mọi người. Để tạo một repo trên GitHub, đăng nhập tài khoản mà bạn đã tạo ở mục 1 và đi đến trang chủ. Bạn có thể tìm thấy lựa chọn "New repository" khi click vào dấu "+" ở góc phải trên màn hình. Sau khi chọn, GitHub sẽ yêu cầu bạn nhập tên repo và mô tả (nếu muốn). Bạn nên tích vào Add a README file và Add .gitignore (nếu chọn mục này bạn sẽ cần chọn thêm ngôn ngữ mình sử dụng) để sử dụng cho project của mình. Sau đó, Create repository để tạo thôi. Vậy là ta đã có remote repository rồi. Để kết nối local repo với remote repo ta sử dụng git remote add

$ git init

0

Link ở câu lệnh git remote add bạn có thể lấy bằng cách nhấn vào Code -> HTTPs -> copy link

Push branch lên GitHub

Bây giờ chúng ta sẽ đẩy commit trong branch của bạn vào repo GitHub. Điều này cho phép người khác xem những thay đổi bạn đã thực hiện. Nếu chúng được chủ sở hữu kho lưu trữ chấp thuận, các thay đổi sau đó có thể được hợp nhất vào nhánh chính. Để đẩy các thay đổi lên một nhánh mới trên GitHub, bạn chạy git push origin branch_name. GitHub sẽ tự động tạo nhánh cho bạn trên remote repo:

$ git init

1

Nếu bạn refresh GitHub, bạn sẽ thấy dòng thông báo một branch với tên của bạn vừa push lên repo. Bạn có thể click vào "branches" để xem các branch của bạn. Còn bây giờ thì click vào Compare & pull request để tạo pull request thôi nào.

Tạo pull request (PR)

PR là một cách để báo với chủ sở hữu repo rằng bạn muốn thay đổi code của họ, dùng trong làm việc nhóm. Nó cho phép họ review code và chắc chắn rằng nó ổn trước khi nhập nó vào branch chính. Sau khi tạo PR, bạn có thể thấy một button màu xanh lá cây "Merge pull request" ở dưới cùng. Click vào button nghĩa là bạn sẽ merge thay đổi của mình vào nhánh chính, bạn nên làm điều này sau khi được sự chấp thuận của mọi người trong team.

Lấy code từ repo remote về local remote với git pull

Khi code ở repo remote khác với code ở local của bạn (do teammate push lên), bạn muốn nhập những thay đổi kia vào repo ở local, câu lệnh git pull là dành cho bạn.

$ git init

2

Khi pull về thành công, nó sẽ hiển thị tất cả các files đã thay đổi và cách mà nó thay đổi.

Kết luận

Vậy là chúng ta đã đi qua các bước cơ bản để làm quen với Git rồi. Ngoài ra, còn có rất nhiều điều hay ho ở Git chờ bạn khám phá. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!