Mang thai bao lâu thì em bé đạp

10:02 - 13/08/2021 Lượt xem: 6105 Tác giả: Thu Hoàng

Cảm nhận về thai máy ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và cũng khác nhau ở từng thời điểm của thai kỳ cũng như sức khỏe của cả hai mẹ con. Có những mẹ bầu, khi thai nhi cử động mẹ chỉ cảm thấy như bướm bay trong bụng, một số mẹ lại cảm giác như có gì đó đang sôi lục bục trong bụng và cũng có thời điểm, thai nhi đạp rõ ràng, bụng trồi lên cả dấu vết của bàn chân bé.

1. Thai máy xuất hiện vào thời điểm nào?

Thai máy là những cử động của thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ từ đạp chân, vươn vai, vặn mình, khua tay chân…

Bắt đầu từ tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu cử động. Tuy nhiên, lúc này bào thai còn quá nhỏ, các cử động yếu ớt nên mẹ chưa thể cảm nhận được. Dù không cảm nhận được nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.

Mang thai bao lâu thì em bé đạp

2. Mẹ bầu có thể cảm nhận được thai máy từ khi thai bao nhiêu tuần?

Thông thương phải đến tuần thứ 16 – 17 (với phụ nữ mang thai con dạ) hoặc từ tuần 20 (với mẹ bầu mang thai con so) thì những cử động của thai nhi mới rõ ràng và mẹ có thể cảm nhận một cách dễ dàng.

Đối với 1 số mẹ nhạy cảm thì có thể cảm nhận được sớm hơn từ 14-15 tuần, là những cái búng rất nhẹ vào thành bụng.

Cũng từ lúc cảm nhận được thai máy, cảm xúc của mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều, cảm nhận về một sinh linh đang sống bên trong bụng mình rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, thời điểm mẹ cảm nhận được thai máy ở mỗi bà bầu cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nhau thai. Nếu nhau thai bám mặt trước, mẹ bầu sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi muộn hơn bình thường.

3. Dấu hiệu thai máy qua từng mốc thay đổi như thế nào?

  • Giai đoạn 7-8 tuần, do trọng lượng thai còn nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được thai máy.
  • Giai đoạn 16-22 tuần, thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp hay vươn vai của bé. Số cử động trung bình của thai nhi là 16 – 45 lần mỗi ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút. Khi bé ngủ, mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy. Thời gian ngủ của con thường khoảng 20 – 40 phút và rất ít khi ngủ quá 90 phút.
  • Giai đoạn 30-38 tuần, cử động của thai nhi biểu hiện rõ nhất. Những cú đạp, xoay trở mình hay cử động toàn thân của thai mẹ đều cảm nhận rõ ràng. Nhiều mẹ bầu khá thích thú khi thấy bụng mình liên tục trồi lên rồi lại tĩnh lại sau những cú đạp của con.

Số cử động thai thường cao nhất ở khoảng tuần 27-32, sau đó giảm khi sắp sinh. Từ sau tuần 32 số cử động thai ổn định, mặc dù loại chuyển động có thể thay đổi khi gần đến ngày sinh. Thời điểm càng về cuối thai kỳ, thai máy ít dần do lúc này thai nhi đã phát triển khá to, tử cung ngày càng chật chội nên khiến thai ít đạp. Đó là lý do mà nhiều bà bầu cảm nhận thai máy ít hơn khi thai 36, 37 tuần.

4. Cách theo dõi cử động thai cho mẹ bầu tại nhà

Hiện nay đếm thời gian cho 10 cử động thai là phương pháp ưa dùng nhất. Thời gian trung bình để đếm được 10 cử động thai rất dao động, có thể từ 10 đến 21 phút, theo các nhóm nghiên cứu khác nhau. 90% các sản phụ đếm được 10 cử động trong vòng 25 phút khi thai tuần 28-36 và 35 phút khi thai 37-40 tuần.

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng nên quan sát kỹ hiện tượng thai máy và những cơn gò tử cung. Thông thường, thai máy chỉ cảm nhận được ở một vùng bụng còn gò tử cung làm toàn bộ vùng bụng của mẹ cứng lên. Hoặc thấy số lần thai máy giảm có thể gặp trong các trường hợp: Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít, thai quá ngày sinh hay thai chậm phát triển trong tử cung, đa thai, và các bệnh lý của mẹ như huyết áp cao hay đái tháo đường. Khi đó, cần đi khám ngay.

Dấu hiệu thai máy ở mỗi mẹ là khác nhau và đây là cách tốt nhất để mẹ tự cảm nhận sự phát triển của con yêu bên trong bụng mình. Nếu bé cử động thường xuyên, đều đặn thì mẹ cũng yên tâm hơn vì con đang phát triển tốt.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Chia sẻ:

Bất kì người mẹ nào cũng mong chờ cảm nhận được thai đạp (thai máy) bởi đó là một dấu hiệu của sự phát triển bình thường. Vậy thai nhi đạp có biểu hiện như thế nào? Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp? Bao nhiêu tuần thì thai máy? Cảm giác thai máy như thế nào? Những thắc mắc của mẹ bầu sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  • 1 Thai đạp (thai máy) là gì?
  • 2 Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp?
  • 3 Thai đạp ở vị trí nào và như thế nào?
  • 4 Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?
  • 5 Hướng dẫn theo dõi thai máy cho mẹ bầu
  • 6 Thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?
  • 7 Thời điểm thai máy trong ngày
  • 8 Lời khuyên cho mẹ khi đếm số lần thai máy

Thai đạp (thai máy) là gì?

Thai máy là một thuật ngữ diễn tả những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như : đạp chân, đá chân, lộn vòng, huých tay (hoặc cùi chỏ)…

Nó là một dấu hiệu cho thấy em bé đang hoạt động rất tốt, có một sức khỏe tốt và bình thường. Đến một thời điểm nhất định người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, càng về cuối thai kỳ, thai máy càng diễn ra mạnh mẽ và tần suất nhiều hơn.

Thai máy ở mỗi người là khác nhau. Có người cảm thấy như bị co giật hoặc bướm bay trong bụng. Về sau, khi các bé chuyển động mạnh hơn, sẽ cảm giác đau như đánh trống. Thai nhi đá chân, đạp chân là do các cơ bắp phát triển, đòi hỏi phải được vận động.

Ngoài ra, đó cũng là cách để trẻ phản ứng với những thay đổi nhất định trong môi trường. Chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thức ăn người mẹ tiêu thụ,… Thai máy là một phần của sự phát triển bình thường, không cần quá lo lắng về nó.

=>> Xem thêm: Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Mang thai bao lâu thì em bé đạp

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp?

Thai nhi có thể đá hoặc đạp vào bụng mẹ từ khi được 9 tuần tuổi. Tuy nhiên lúc này là quá sớm để người mẹ cảm nhận được. Vậy bao nhiêu tuần thì thai máy rõ ràng nhất?

Trung bình là khoảng sau 18 tuần thai. Với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, họ thường chưa cảm nhận được thai máy cho đến khi 20-22 tuần. Còn những phụ nữ đã từng mang thai trước đó rồi, họ thường sẽ cảm nhận được sớm hơn, có khi là từ tuần thứ 13.

Bạn cũng sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của thai nhi khi bạn ở một vị trí yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, số lần thai máy là nhiều hơn và mạnh hơn. Còn nếu không biểu hiện này, đó có thể là một vấn đề cần phải quan tâm.

=>> Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần cụ thể

Mang thai bao lâu thì em bé đạp

Thai đạp ở vị trí nào và như thế nào?

Thai nhi có xu hướng di chuyển nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày vì chúng luân phiên giữa tỉnh táo và ngủ. Các bé thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng, ngay khi người mẹ đang cố gắng đi ngủ. Hoặc ngay sau khi mẹ vừa ăn xong. Sự gia tăng hoạt động này là do lượng đường trong máu thay đổi.

Ngoài ra, nếu bạn nằm nghiêng sang một bên thì cũng sẽ khiến bé tăng số lần đạp, đá hơn bởi do cách nằm này làm tăng cung cấp máu cho thai nhi.

Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ đá khoảng 15-20 lần/ngày, di chuyển khoảng 30 lần/giờ vào 3 tháng cuối cùng. Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu trên bụng do em bé có thể lộn vòng. Tuy nhiên, nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái.

Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?

Thai máy không chỉ đơn thuần là những lần bé xoay người, nhào lộn hay thực hiện các cú đạp bằng chân, dơ tay mà qua các hoạt động đó sẽ giúp mẹ cảm nhận được sự phát triển của em bé từng ngày.

Bởi khi thai nhi không máy hay máy yếu, số lần thai nhi cử động ít… có thể là dấu hiệu của hiện tượng thai suy hay thai chết lưu.

Vì thế, việc theo dõi thai máy từng ngày vào một khoảng thời gian nhất định kể từ tuần 28 của thai kỳ, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi.

Hướng dẫn theo dõi thai máy cho mẹ bầu

Theo các chuyên gia, thì không có một tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều.

Do đó, thai phụ có thể theo dõi thai máy bằng cách đơn giản dưới đây:

  • Theo dõi thai máy vào giờ cố định trong ngày có thể là buổi sáng, trưa, chiều hay tối. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện theo dõi em bé cử động từ sau bữa tối.
  • Trước khi thực hiện, thai phụ cần đi tiểu để bàng quang trống rỗng.
  • Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.
  • Đếm số lần thai máy trong vòng 1 giờ. Đó có thể là các hoạt động nhào lộn, đá chân, giơ tay, chớp mắt, nấc…

Dựa vào kết quả thu được sẽ cho bạn thấy em bé khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường hay không?

  • Thường thì thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
  • Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, bạn cần nghỉ ngơi và thực hiện đếm lại.
  • Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé bằng các phương pháp chuyên khoa khác.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết, có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động thai máy. Nhất là trong 2 tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thai máy.

Bởi khi thức, bé có thể sẽ cử động 3-4 lần, nếu thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp vấn đề bất thường nào đó.

Đôi khi tâm lý thai phụ căng thẳng, stress cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của em bé. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám.

Thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?

Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề thai bao nhiêu tuần thì máy? Rất nhiều chị em còn băn khoăn liệu thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?

Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, theo dõi các cử động thai mỗi ngày, là cách để bạn theo dõi sức khỏe của em bé một cách dễ dàng nhất.

Thai phụ thường có cảm nhận thai máy rõ rệt nhất ở vào thời điểm từ tuần 16 – 22 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian này, thai nhi đạp nhiều được coi là một hiện tượng bình thường, cho thấy em bé có sức khoẻ tốt.

Tuy nhiên thai phụ cũng cần lưu ý nếu nhận thấy thai máy liên tục, đạp nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như: đau bụng, cơ thể mệt mỏi, ra máu âm đạo… thì nên đi khám bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Bởi trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ đạp nhiều có thể là do em bé đang ngạt thở hoặc bị thiếu oxy đối với những em bé có dây rốn quấn cổ… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.

Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sẽ không có một chuẩn mực nào về tần suất chuyển động, đạp nhiều hay ít để đánh giá về sức khỏe em bé trong suốt thai kỳ. Chỉ có các chuyên gia với những xét nghiệm chuyên khoa mới giúp mẹ có câu trả lời chính xác.

Nếu lo lắng về hoạt động, sự phát triển của thai nhi ở bất cứ thời điểm nào, mẹ có thể đến bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.

Thời điểm thai máy trong ngày

Bình thường, bạn có thể cảm nhận thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng tuần 16 thai kỳ đối với con rạ, và tuần thứ 22 tuần đối với con so.

Nhưng để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ thai chết lưu không rõ nguyên nhân, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, thai phụ cần đặc biệt lưu ý đến thời điểm thai máy trong ngày kể từ tuần thứ 28 của thai kì.

Bạn có thể chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn tối, nghỉ ngơi tư thế nằm, và tập trung đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong vòng 1 giờ.

Sau đó ghi lại vào một cuốn sổ. Lặp lại đều đặn ở một thời gian, bạn sẽ biết được thời điểm thai máy trong ngày hôm nay ở mức bình thường, hay bất thường.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, nên đếm cử động thai 2 – 3 lần trong ngày, vào những thời gian cố định. Khi thai ngủ, cử động thai sẽ giảm hoặc không có. Thời gian thai nhi ngủ khoảng 20 – 40 phút, thông thường không quá 90 phút.

Lời khuyên cho mẹ khi đếm số lần thai máy

Sau 28 tuần thai, các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn đếm số lần thai máy mỗi ngày và thời gian thai máy. Việc thai nhi bỗng nhiên giảm chuyển động, giảm số lần thai máy có thể là không đủ oxy cung cấp cho em bé, không đủ lượng đường,…

Hãy hết sức lưu ý trong những trường hợp sau:

  • Con bạn không cử động khoảng 10 lần trong 2 giờ.
  • Giảm sự chuyển động đáng kể.
  • Không đá hoặc di chuyển trong 1 giờ sau khi ăn hoặc khi đi bộ xung quanh.

Những bài kiểm tra căng thẳng hoặc quét siêu âm sẽ giúp kiểm tra tình hình phát triển của em bé, đồng thời tìm ra nguyên nhân. Nếu phát hiện bất kì vấn đề nghiêm trọng nào, bạn có thể sẽ phải sinh con sớm trước thời hạn để bảo vệ em bé và chính bạn.

Bài viết trên đây, các bác sĩ chúng tôi vừa giúp các bạn tìm hiểu cũng như giải đáp thắc mắc thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp. Hi vọng với những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp giúp ích nhiều cho các mẹ bầu.

Mang thai bao lâu thì em bé đạp

Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,... Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành

Mang thai bao lâu thì em bé đạp

KIẾN THỨC Ý KHOA CHO BẠN VUI MỖI NGÀY

Mang thai bao lâu thì em bé đạp

Mang thai bao lâu thì em bé đạp

Mang thai bao lâu thì em bé đạp