Mẹo chữa ngạt mũi cho bà bầu

12 cách chữa ngạt mũi cho bà bầu hiệu quả, mẹ đã thử qua chưa?

[VOH] – Có không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng ngạt mũi trong quá trình thai kỳ khiến các mẹ vô cùng khó chịu. Vậy có cách nào chữa ngạt mũi cho bà bầu an toàn mà không cần dùng thuốc?

Có khoảng 30% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng ngạt mũi [nghẹt mũi] trong thai kỳ, hầu hết đều không phải do dị ứng hoặc bệnh nhiễm trùng mà tình trạng này được gọi là viêm mũi thai kỳ. Thông thường, bệnh khởi phát ở tháng thứ 2, trở nặng hơn vào những tháng cuối và sẽ biến mất sau khi sinh con [thường khoảng 2 tuần sau sinh].

Nguyên nhân chính khiến bà bầu bị nghẹt mũi là do lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai làm màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Hơn nữa, lượng máu tăng lên cũng làm sưng phù các mạch máu nhỏ dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp lại.

Khi bị viêm mũi thai kỳ các mẹ bầu sẽ thường xuyên bị chảy nước mũi hoặc tắc ngạt mũi [tương tự như ngạt mũi do cảm lạnh]. Dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng nó lại khiến cho các mẹ bầu vô cùng khó chịu và bực bội.

Phần lớn bà bầu bị ngạt mũi là do bị viêm mũi thai kỳ [Nguồn: Internet]

Thông thường, viêm mũi thai kỳ chỉ khiến cho mẹ bầu gặp phải một triệu chứng duy nhất là ngạt mũi. Nếu mẹ bầu có kèm theo các triệu chứng khác thì nhiều khả năng mẹ bầu đang gặp phải các vấn đề khác.

1.2 Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh

Nếu ngạt mũi đi kèm với ho, hắt hơi, đau họng hoặc sốt thì có thể mẹ bầu đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Mẹ bầu nên liên hệ bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh để không còn thấy khó chịu trong giai đoạn mang thai.

1.3 Viêm xoang

Bà bầu bị viêm xoang ngoài triệu chứng ngạt mũi sẽ gặp thêm các triệu chứng  khác như nhức đầu, sốt, dịch mũi có màu vàng hoặc xanh, khứu giác giảm, hàm đau…

1.4 Dị ứng khi mang thai

Các triệu chứng thường gặp của dị ứng ở bà bầu là ngạt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi hoặc tai… Dị ứng thường không thể phòng ngừa được khi mang thai vì bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể trở nên nhạy cảm với các chất kích thích mà trước đây chưa từng bị.

2. Nghẹt mũi khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Khi bà bầu bị nghẹt mũi sẽ làm cho việc hô hấp, thở bằng mũi trở nên khó khăn, làm cho mẹ bầu không cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể. Nếu tình trạng mẹ bầu thường xuyên thiếu oxy sẽ gây ảnh hưởng cho mẹ bầu lẫn thai nhi và có thế dẫn đến các biến chứng như:

  • Tăng huyết áp thai kỳ
  • Tiền sản giật
  • Thai nhi chậm phát triển
  • Chất lượng giấc ngủ suy giảm
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Bị nghẹt mũi khi mang thai kéo dài lâu thì mẹ bầu nên đi khám sớm để nhanh chóng trị sớm để không ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

3. Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu

Dùng thuốc sẽ là biện pháp điều trị chứng ngạt mũi cho bà bầu một cách nhanh chóng và cho kết quả nhanh nhất. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai việc sử dụng thuốc sẽ không an toàn với mẹ và bé vì thế phần lớn mẹ bầu đều lựa chọn các biện pháp không cần dùng thế thuốc để hạn chế tối đa những tác động xấu đến cả hai mẹ con.

Một số biện pháp trị nghẹt mũi cho bà bầu đơn giản giúp khắc phục được tình trạng ngạt mũi khi mang thai là:

3.1 Xông hơi

Xông hơi là một cách trị nghẹt mũi cho bà bầu mang tính tạm thời nhưng lại đem đến sự dễ chịu nhẹ nhàng. Cách thực hiện như sau: Mẹ bầu cho nước vào nồi lớn và đun sôi thật nóng. Sau đó lấy khăn lớn trùm đầu và đặt chậu nước xông hơi bên dưới mặt để hơi bốc lên. Hít lấy hơi nước bốc hơi trong vài phút để giảm nghẹt mũi.

3.2 Máy phun sương tạo độ ẩm

Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa rát mũi. Do đó, mẹ bầu có thể đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng khi ngủ để làm giảm nhanh chóng cơn ngạt mũi. Tuy nhiên, nên nhớ phải thường xuyên làm sạch bộ phận làm ẩm và thay nước để vi khuẩn không phát triển.

3.3 Nhỏ nước muối

Dịch nhầy đọng nhiều ở mũi là nguyên nhân chính gây ngạt mũi và khó thở. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi 2 - 3 lần/ngày. Mẹ bầu nhỏ vài giọt nước muối vào mỗi bên mũi. Sau 5–10 phút, mẹ sẽ cảm nhận được ngay sự khác biệt.

3.4 Súc miệng bằng nước muối

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ mũi tấn công sang họng. Hơn nữa, khi súc miệng, một phần nước muối trở ngược lên mũi, làm cho mũi được sạch hơn.

3.5 Hỉ mũi

Dịch mũi nhiều gây ngạt mũi, khó thở. Mẹ có thể tống dịch mũi ra ngoài bằng cách đè một lỗ mũi bằng ngón tay cái và xì mũi nhẹ nhàng lỗ còn lại. Điều này sẽ khiến các chất nhầy bị loại bỏ hết, giảm tình trạng và trị nghẹt mũi cho bà bầu.

3.6 Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi [Nguồn: Internet]

Lượng nước nạp vào cơ thể giúp làm lỏng dịch đặc ở mũi. Vì thế mẹ bầu nên uống nhiều nước, nhất là nước ấm hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong sẽ càng phát huy nhiều tác dụng tốt hơn.

3.7 Kê gối cao khi ngủ

Khi ngủ mẹ hãy giữ mũi cao hơn tim mình vì trọng lực sẽ giúp mũi mẹ rút hết nước nhầy, giúp giảm ngạt mũi và cả tình trạng ợ nóng. Ngoài ra, kê cao gối khi nằm cũng sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi.

3.8 Tập thể dục

Tập luyện thể dục, thể thao khi mang thai mang với các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ cũng là một cách tốt chữa ngạt mũi cho bà bầu. Nhưng cần nhớ rằng, mẹ nên tránh tập thể dục ngoài trời vì các tác nhân gây ô nhiễm như khói bụi, mùi xăng xe… sẽ dễ làm cho tình trạng ngạt mũi trở nên trầm trọng hơn.

3.9 Tránh các chất kích thích

Khói thuốc lá, sơn, rượu và những thứ có mùi quá nồng sẽ dễ khiến mẹ bầu cảm thấy ngột ngạt hơn. Do đó, các mẹ nên cố gắng tránh xa những thứ này khi mang thai.

3.10 Uống trà gừng

Gừng có tính chống viêm tự nhiên hiệu quả vì thế khi bị ngạt mũi mẹ có thể dùng một tách trà gừng thơm cay để làm dịu triệu chứng. Mẹ chỉ cần dùng gừng tươi xắt lát mỏng và thêm vào một chút mật ong là đã có được loại thức uống giảm ngạt mũi hữu hiệu.

3.11. Xịt thông mũi

Ngoài những cách trị bằng dân gian thì mẹ bầu cũng có thể dùng xịt thông mũi để nhanh chóng làm giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp giảm viêm và làm thông thoáng mũi để dễ thở hơn. Để biết sử dụng loại nào tốt nhất, sử dụng đúng cách thì bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3.12. Giữ ấm chân

Khi đi ngủ bà bầu có thể mang tất khi đi ngủ hoặc có thể thoa thêm dầu gió vào bàn chân trước khi mang tất để giúp giữ ấm chân, làm cơ thể ấm hơn và giảm tình trạng sưng, nghẹt mũi.

4. Bà bầu có nên dùng thuốc khi bị viêm mũi?

Hiện nay cũng có nhiều loại thuốc trị nghẹt mũi cho bà bầu tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ vì nếu dùng thuốc sai cách có thể sẽ đến những ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của thai nhi.

Trong trường hợp đã áp dụng các cách chữa ngạt mũi nhưng tình trạng vẫn không khả quan hơn thì mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để được kê toa thuốc an toàn và phù hợp.

Bên cạnh đó, một số lưu ý khác trong quá trình dùng thuốc mà mẹ bầu cần lưu ý là:

  • Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.
  • Các loại thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi nhưng chỉ có hại khi mẹ bầu sử dụng dưới dạng uống.

Hi vọng với những thông tin về những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu trên sẽ giúp mẹ bầu được thoải mái hơn trong thai kỳ. Nếu không an tâm về tình trạng sức khỏe của mình, mẹ hãy để gặp bác sĩ được được thăm khám và điều trị đúng cách.

NGUỒN THAM KHẢO

 

Nguyên nhân gây ngạt mũibà bầu

Chảy mũi hoặc ngạt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai . Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ .

Mẹo dân gian chữa ngạt mũi an toàn cho bà bầu

Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.

Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Chẩn đoán khi bà bầu bị ngạt mũi

Nếu bạn chỉ bị nghẹt [chảy] mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ. Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi , ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.

Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai. Nếu bạn bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt [đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi] thì bạn nên đi khám.

Nếu bạn bị tắc [chảy mũi] với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm, hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.

Dùng thuốc chữa ngạt mũi cho bà bầu

Nếu tắc mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết [ví dụ để kiểm soát suyễn]. Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.

Mẹo dân gian chữa ngạt mũi cho bà bầu

- Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt [hoặc dạng phun sương] được bác sĩ chỉ định là an toàn cho bà bầu. Xịt vào mỗi bên mũi. Khoảng 5-10 phút sau, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.

- Kê cao gối khi nằm nghỉ hoặc ngủ.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách [tuân thủ hướng dẫn đi kèm]. Thay nước cho máy hàng ngày để tránh vi trùng sinh sôi. Bạn cũng cần thay bộ lọc càng thường xuyên càng tốt.

- Luyện tập cũng có thể làm dịu ngạt mũi. Tránh tập luyện ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến bạn bị nghẹt mũi nặng thêm.

- Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu... vì chúng làm bạn khó chịu hơn.

- Tỏi: Có tác dụng chữa cúm hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Hằng ngày, bạn giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất vẫn là ăn trực tiếp. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần.

- Rau kinh giời, lá tía tô : Hai loại lá này cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ vị cay, tính ấm. Cách thực hiện rất đơn giản: Cho một nắm kinh giới, một nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

- Hành: Với tính sát khuẩn mạnh, hành là vị thuốc giúp trị cảm hiệu quả và cũng là nguyên liệu chống động thai. Mẹ bầu có thể nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cơ thể. Ngoài cháo, mẹ có thể cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên hoặc hấp.

- Một số bài thuốc dân gian khác: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…

Mỹ Linh

Video liên quan

Chủ Đề