Mẹo chữa viêm amidan

Hiện nay, dân gian còn lưu truyền rất nhiều cách chữa viêm amidan tại nhà giúp kiểm soát bệnh hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Từ các nguyên liệu có sẵn trong gian bếp như mật ong, giấm táo, gừng đến các thực phẩm đều được tận dụng làm thuốc trị bệnh.

Viêm amidan là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên xảy ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp bị bệnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, một số yếu tố như thời tiết lạnh, môi trường sống bị ô nhiễm, vệ sinh răng miệng kém hoặc có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Bệnh được chia thành hai thể gồm viêm amidan cấp và mãn tính. Người bị bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như sưng amidan đau rát họng, sốt, khó thở, nuốt vướng… Ngoài thuốc tây, một số mẹo chữa bệnh dân gian cũng có thể hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh.

Mật ong có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do viêm amidan gây ra nhờ có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Nó hoạt động bằng cách hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm nhiễm trùng. Đồng thời thành phần vitamin E, C cùng nhiều khoáng chất trong mật ong còn giúp làm dịu cổ họng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Mật ong được dùng theo nhiều cách khác nhau để chữa viêm amidan tại nhà

Một số cách trị amidan tại nhà bằng mật ong:

  • Nuốt trực tiếp 2 – 3 thìa mật ong mỗi ngày
  • Pha mật ong với nước ấm và nhâm nhi một cách từ từ 
  • Dùng 5 – 7 quả quít cắt làm đôi, thêm 15ml mật ong vào. Đem hấp cách thủy và chia 3 lần dùng trong ngày. Ăn cả nước lẫn bã để đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Thêm mật ong vào trong trà thảo mộc, chẳng hạn như trà gừng, trà hoa cúc và uống mỗi ngày từ 2 – 3 tách trà. Dùng tốt nhất khi trà còn ấm.

Thành phần axit lactic được lên men tự nhiên trong giấm táo chính là phương thuốc hữu hiệu để chữa lành nhiễm trùng amidan. Khi tiếp xúc với cổ họng, chất này sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm sưng amidan. Đặc biệt giấm táo khá lành tính nên có thể dùng nguyên liệu này để trị viêm amidan cho cả người lớn và trẻ em.

Cách sử dụng:

 Dùng 1 muỗng giấm táo pha loãng với 200ml nước ấm rồi chia 3 lần uống trong ngày. Vị chua và nồng của giấm táo có thể khiến trẻ khó chịu, hãy thêm 2 thìa mật ong vào hỗn hợp để thức uống này trở nên hấp dẫn hơn.

**Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm amidan tại nhà bằng giấm táo:

  • Giấm táo có tính axit mạnh. Nếu uống nguyên chất có thể gây hại cho niêm mạc họng và khiến tổn thương bị xót, rát.
  • Để bảo vệ dạ dày, không uống nước giấm táo quá nhiều hoặc uống khi đói bụng. Tốt nhất bạn nên uống hỗn hợp sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Amidan sưng to khiến bạn bị đau họng, khó nuốt. Hãy thử những thức ăn mềm và lạnh như kem hoặc sữa chua để trên ngăn đông tủ lạnh. Ngoài ra, trái cây ướp lạnh, sinh tố, nước đá hay nước ép hoa quả lạnh cũng có thể giúp ích.

Nhiệt lạnh sẽ giúp gây tê cổ họng, quá đó giảm đau một cách tạm thời.

Trà thảo mộc không chỉ giúp xoa dịu căng thẳng thần kinh mà còn còn giúp làm dịu kích ứng ở cổ họng, tiêu đờm, kháng viêm, giảm ho và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Được sử dụng để chữa viêm amidan tại nhà phổ biến nhất là các loại trà sau:

Uống trà hoa cúc giúp giảm đau, làm dịu cổ họng và ngủ ngon khi bị viêm amidan
  • Trà hoa cúc: Dùng 1 bông cúc tươi tách hết cánh hoa ra và cho vào ấm trà hãm với lượng nước sôi vừa đủ. Để khoảng 10 phút nước trà sẽ chuyển sang màu vàng nhạt do các chất trong hoa tiết ra. Lúc này bạn có thể vớt bỏ xác những cánh hoa đi, sau đó thêm vào 1 thìa mật ong và 1 thìa cà phê đường vào, quậy tan. Rót uống mỗi khi cổ họng có cảm giác khó chịu.
  • Trà gừng: Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày là cách đơn giản để xoa dịu cơn đau trong cổ họng và giữ ấm cơ thể. Bạn lấy gừng tươi bào sợi mỏng hoặc thái hạt lựu. Sau đó cho vào ấm nước nóng đậy kín nắp lại để 15 phút. Khi dùng có thể cho thêm mật ong hoặc chanh để dễ uống và cho hiệu quả tốt hơn.
  • Trà cam thảo: Cam thảo được biết đến với tác dụng long đờm, kháng khuẩn, giảm ho khan, ho có đờm do viêm amidan. Bạn cũng lấy 2 thìa rễ cam thảo hãm với nước nóng tương tự như trên. Khi uống nhâm nhi từng chút một cho các chất trong cam thảo thấm sâu vào thành họng và phát huy được tác dụng tốt nhất.
  • Trà xanh: Hoạt chất EGCG trong trà xanh là một chất chống oxy hóa, kháng viêm mạnh. Nó giúp bảo vệ niêm mạc họng và amidan khỏi sự tấn công của các gốc tự do cũng như các tác nhân gây bệnh, đồng thời ngăn ngừa ung thư họng. Bạn chỉ cần mua lá chè tươi về rồi rửa sạch, vò nát, hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày.
  • Trà bạc hà: Sở hữu hoạt chất methol với hàm lượng cao, trà bạc hà giúp làm tê tạm thời các dây thần kinh ở khu vực bị bệnh, qua đó giảm cảm giác đau và khó chịu. Dùng 10 lá bạc hà hãm với nước sôi trong 10 phút, bạn đã có ngay một ly trà vừa thơm ngon, vừa có tác dụng điều trị bệnh.

Nghệ không chỉ được dùng để trị vết thương ngoài da mà còn có nhiều tác dụng đối với người bị viêm amidan. Hoạt chất curcumin được tìm thấy trong loại gia vị này đã được khoa học chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời. Nó giúp giảm sưng amidan và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh:

Có 3 cách chữa viêm amidan tại nhà bằng nghệ đang được dân gian áp dụng:

  • Pha hỗn hợp gồm 1 thìa cà phê bột nghệ + vài hạt muối ăn + 300ml nước ấm. Dùng súc miệng và cổ họng 2 lần trong ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi lên giường ngủ.
  • Giã nát nghệ tươi, sau đó thêm mật ong vào đem hấp cách thủy 20 phút. Chắt nước uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 2 thìa cà phê.
  • Để trị viêm amidan ở trẻ em, mẹ có thể thêm một ít bột nghệ vào trong ly sữa ấm cho bé uống.

Thêm một cách trị viêm amidan tại nhà đơn giản, thích hợp cho mọi đối tượng đó chính là súc họng bằng nước muối. Nguyên liệu này nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn mạnh, nó cũng giúp giảm phù nề, làm se niêm mạc họng và ức chế không cho bệnh viêm amidan phát triển nặng hơn.

Bạn có thể súc họng với nước muối ấm nhiều lần trong ngày. Cứ 0,9g muối đem pha với 1 lít nước sẽ cho ra được nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%. Khâu súc họng cũng rất quan trọng, bạn cần thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả như ý.

Súc họng bằng nước muối là mẹo chữa viêm amidan đơn giản, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngậm nước muối và súc miệng 2 lần liên tiếp để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng trước.
  • Bước 2: Tiếp tục nhấp một ngụm nước muối vừa phải vào miệng, ngửa mặt lên trời, đầu ngửa ra phía sau hết mức có thể.
  • Bước 3: Khò nhẹ để đẩy nước muối lên xuống cho tiếp xúc với amidan và thành họng càng lâu càng tốt.
  • Bước 4: Nhổ nước muối ra và lặp lại thêm 2 lần nữa. Khi thực hiện nên cẩn thận để tránh bị sặc nước muối.
  • Bước 5: Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch

Hành cũng là một trong những loại gia vị có thuộc tính kháng viêm tự nhiên. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, ngăn chặn không cho nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác như xoang mũi, thanh quản, phế quản.

Cách sử dụng:

Trước tiên, hãy chuẩn bị 1 củ hành to và 1 ly nước ấm. Hành lột vỏ, giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt đem quậy vào ly nước lọc cho đều. Chăm chỉ súc miệng bằng hỗn hợp này 2- 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi được bệnh.

Cây húng chanh còn gọi là rau húng tần – một loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất cavaron. Những chất này có tác dụng giải độc, tiêu đờm, giảm ho do viêm họng, viêm amidan.

Bạn có thể dùng lá húng chanh chữa amidan tại nhà theo cách sau:
  • Hái vài lá húng tần rửa sạch, nhai chung với vài hạt muối. Nuốt từ từ để nước ngấm vào trong cổ họng. Mỗi ngày nhai lá húng tần 3 lần để cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hoặc lấy 20g lá húng tần cắt nhỏ, đem hấp cách thủy với 20g đường phèn cho đến khi đường tan hoàn toàn. Chắt nước tiết ra uống mỗi lần 5ml [ tương đương 1 muỗng canh ].

Một số thực phẩm khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những món ăn bài thuốc vừa bổ dưỡng, vừa giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. 

– Món ăn số 1:

  • Chuẩn bị: 20g bách hợp, 9g lá dâu
  • Cách chế biến: Bách hợp làm sạch lớp vỏ lụa bên ngoài. Lá dâu đem sắc với 2 bát con nước cho cạn còn 1 bát. Dùng nước lá dâu nấu chung với bách hợp thành canh ăn trong bữa cơm.
  • Tác dụng: Tiêu đờm, giảm ho, loại bỏ cảm giác ngứa và đau rát trong cổ họng.

– Món ăn số 2:

  • Chuẩn bị: 50g thịt nạc lợn, 100g cây bồ công anh
  • Cách chế biến: Bồ công anh rửa sạch, giã nát và bọc vào trong 1 miếng vải màn, thịt lợn thái miếng vừa ăn. Các nguyên liệu đã sơ chế đem hầm chung trong 2 giờ đồng hồ. Ăn đều đặn mỗi ngày 2 bát con cho đến khi khỏi bệnh.
  • Tác dụng: Món ăn bài thuốc này có tác dụng tốt trong các trường hợp bị viêm amidan mãn tính có các biểu hiện bất thường đi kèm như váng đầu, chóng mặt, nóng rát ở yết hầu

– Món ăn số 3:

  • Chuẩn bị: 2 lạng mộc nhĩ trắng, 30g mạch đông
  • Cách chế biến: Mạch đông sắc lấy 2 chén nước đặc. Mộc nhĩ cắt ngâm nước ấm cho nở, cắt bỏ gốc, rửa sạch, đem hầm nhừ. Cuối cùng cho nước sắc mạch đông vào nấu chung với mộc nhĩ thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Chia ăn 2 lần trong ngày cho hết.
  • Tác dụng: Điều trị viêm amidan mãn tính có biểu hiện ho khan, nóng sốt về chiều tối.
Ăn uống đúng cách cũng giúp hỗ trợ điều trị viêm amidan

Bên cạnh việc tích cực sử dụng các món ăn bài thuốc ở trên để trị amidan tại nhà, trong ăn uống hàng ngày bạn cũng cần lưu ý:

  • Uống nhiều chất lỏng ấm, chẳng hạn như nước đã được đun sôi, súp, nước canh rau, nước dùng hay trà thảo mộc. Chúng sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng và làm loãng đàm nhầy, giảm cảm giác vướng víu trong cổ họng.
  • Tránh các thức ăn cứng có thể ma sát với amidan và làm nặng thêm tình trạng viêm như: Bánh mì nướng, cà rốt sống, ngũ cốc khô. Ngoài ra, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tiêu, ớt, món nướng, đồ ăn được tẩm ướp nhiều gia vị… cũng là những thực phẩm bạn nên tránh xa khi bị viêm amidan.
  • Trường hợp bị buồn nôn, nôn ói nên ưu tiên các thức ăn lỏng, chẳng hạn như cháo, súp. Ăn làm nhiều bữa trong ngày với một lượng nhỏ thức ăn trong mỗi bữa để tránh cảm giác đầy bụng, buồn nôn và đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều rau củ và trái cây để bổ sung các khoáng tố cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể nhanh đẩy lùi được bệnh tật.

Sử dụng thuốc không kê đơn là một trong những cách đối phó nhanh nhất với các triệu chứng của viêm amidan. 

Các thuốc giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin có thể giúp hạ sốt, làm bớt cảm giác đau rát và khó chịu nơi cổ họng. Chúng được bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây mà không cần có sự kê đơn của bác sĩ. Tuy vậy, bạn cũng nên thận trọng tham khảo ý kiến của các dược sĩ, người bán thuốc để để được hướng dẫn cách dùng, liều lượng thích hợp. Tránh lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ.

Ngoài thuốc giảm đau, bạn có thể dùng viên ngậm, thuốc súc miệng hay thuốc xịt họng. Chúng chứa các hoạt chất như benzydamine, phenol hay benzocaine.. giúp gây tê, sát khuẩn, giảm đau và sưng amidan.

Các mẹo dân gian và thuốc giảm đau hầu hết chỉ có tác dụng trên triệu chứng bệnh và không triệt tiêu bệnh hoàn toàn. Do đó, người bệnh có thể bị tái viêm amidan nhanh chóng, đặc biệt là trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính hay viêm amidan hốc mủ. Để điều trị viêm amidan tận gốc mà không cần đến những thủ thuật xâm lấn, người bệnh có thể sử dụng những thảo dược tự nhiên có tính đặc trị cao của đông y.

Hiện nay, đông y là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ khả năng triệt tiêu viêm amidan hoàn toàn mà không gây tác dụng phụ, an toàn sử dụng cho mọi đối tượng. Trong đó bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang của Trung tâm Đông y Việt Nam được nhiều người bệnh tin dùng nhất. Bài thuốc có khả năng điều trị mọi thể viêm amidan từ cấp – mãn tính, viêm amidan hốc mủ hay viêm amidan có sỏi… với một nguyên lý chuyên sâu, toàn diện là BỔ CHÍNH KHU TÀ.

Nhận định về bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang của bác sĩ Phương

Cơ chế chữa viêm amidan của Thanh hầu bổ phế thang đi sâu vào từng tạng phủ như Phế, Thận, Tỳ, Can để hồi phục chức năng, loại bỏ viêm nhiễm và triệt tiêu mọi triệu chứng khó chịu như ho dai dẳng, đau họng, khản tiếng, sốt cao… Đồng thời chú trọng bồi bổ can thận, dưỡng huyết nhằm nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa bệnh tái phát sau điều trị. 

Chính vì vậy, thành phần của bài thuốc kết hợp đến 30 vị nam dược với công dụng đa dạng, phong phú như:

Thành phần thảo dược với công dụng đa dạng của Thanh hầu bổ phế thang
  • Nhóm vị thuốc giúp ích khí, dưỡng huyết, bổ can thận: Tang ký sinh, phật thủ, hạnh nhân, bạch truật, hoàng cầm…
  • Nhóm vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, chữa khản tiếng: Kha tử, tang diệp, bạch cương tàm, sơn tra, quất hồng bì, xích thược.

Ngoài cơ chế điều trị vượt trội và thành phần thảo dược đa dạng, Thanh hầu bổ phế thang còn sở hữu nhiều điểm cộng lớn và có tính tiện dụng cao:

Ưu điểm vượt trội của Thanh hầu bổ phế thang
  • KHÔNG PHỤ THUỘC THUỐC, phòng ngừa bệnh: Nhờ cơ chế chữa bệnh tận gốc và giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, dự phòng bệnh, Thanh hầu bổ phế thang có thể giải quyết viêm amidan dứt điểm. Người bệnh không sợ bị phụ thuộc vào thuốc sau điều trị. Sau liệu trình điều trị phù hợp sẽ loại bỏ được viêm amidan hoàn toàn.
  • KHÔNG GÂY TÁC DỤNG PHỤ, 100% thảo dược sạch: Thanh hầu bổ phế thang sử dụng 100% thảo dược được trồng và thu hái tại vườn biệt dược theo tiêu chuẩn GACP – WHO của Trung tâm Đông y Việt Nam. Tất cả thảo dược trong bài thuốc đã được kiểm nghiệm độc tính tại Học viện Quân y.
  • KHÔNG TỐN CÔNG SẮC THUỐC, tiện lợi khi sử dụng: Thanh hầu bổ phế thang là thuốc dạng sắc nhưng tùy theo nhu cầu của người bệnh, Trung tâm có thể sắc sẵn thuốc và đóng thành từng túi nhỏ theo liệu trình điều trị của người bệnh. Người bệnh bảo quản thuốc trong tủ lạnh và khi dùng thì đem hâm nóng/quay lò vi sóng khoảng 1 phút.

TÌM HIỂU THÊM: Bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang có thể chữa khỏi viêm amidan hoàn toàn không?

LỜI KHUYÊN 

Những cách chữa viêm amidan tại nhà ở trên mang lại nhiều tác dụng tích cực đối với người bệnh. Mặc dù vậy, không phải trường hợp nào sử dụng cũng phát huy được hiệu quả bởi điều này còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như mức độ bệnh của từng cá nhân. Bạn chỉ nên sử dụng những mẹo dân gian này như một phương pháp bổ trợ sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, nếu thấy các triệu chứng vẫn tiếp tục xấu đi hoặc bạn có các dấu hiệu sau, hãy tìm đến bác sĩ điều trị ngay:

  • Cơn đau họng kéo dài từ 2 ngày trở lên
  • Amidan sưng to khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống
  • Khó thở
  • Buồn nôn, ói mửa nhiều
  • Trong người mệt mỏi, không còn sức làm việc
  • Sốt cao kéo dài quá 3 ngày.

Bạn nên tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề