Mổ đẻ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu năm 2024

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu, có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ bầu. Quá trình hồi phục sẽ phụ thuộc vào thể chất của mẹ cùng những chăm sóc sau sinh, đặc biệt là những mẹ sinh một lần 3. Vì thế, vấn đề sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không được rất nhiều mẹ quan tâm. Nếu mẹ bầu nào có dự định sinh mổ lần 3 thì nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ những thông tin dưới đây.

Thực tế, sinh mổ lần nào mẹ cũng sẽ đối mặt với những nguy cơ. Vậy sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Những nguy hiểm khôn lường có thể xuất hiện trong suốt quá trình thai kỳ cho đến quá trình hồi phục sau sinh.

– Ở lần sinh mổ thứ 3, mẹ có thể có nguy cơ đối mặt với nhiều tai biến nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng như: nứt vỡ tử cung, bất thường về nhau thai như bong non, nhau tiền đạo,… có thể dẫn đến hậu quả băng huyết sau sinh hoặc phải cắt bỏ tử cung.

Nứt vỡ tử cung rất nguy hiểm. Đối với những mẹ đã từng mổ lấy thai thì ở lần mổ thứ 3 này, vết sẹo có thể bị bục ra trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi khoảng cách giữa 2 lần mang thai của mẹ dưới 6 tháng. Và khi vết sẹo này bị bục ra sẽ dẫn đến hiện tượng nứt, vỡ tử cung và gây nguy hiểm tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Còn những bất thường về nhau thai như kể trên có thể gây thủng tạng, băng huyết sau sinh và có thể phải cắt tử cung để đảm bảo tính mạng của người mẹ.

– Hồi phục chậm sau sinh: Do mẹ đã trải qua 2 lần sinh mổ trước đó nên sức khỏe của mẹ đã yếu đi nhiều. Ở lần sinh mổ thứ 3, sức khỏe mẹ sẽ yếu hơn, phải chịu nhiều đau đớn hơn nên khả năng hồi phục cũng chậm hơn.

– Dính ruột: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm mà các mẹ có thể gặp phải ở lần sinh mổ thứ 3. Những mẹ đã trải qua nhiều lần sinh mổ có khả năng bị dính ruột vào thành bụng, bàng quang, ruột cao hơn và có thể gây tắc ruột.

– Nguy cơ tử vong: Khi sinh mổ, các mẹ đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn sinh thường 4 lần. Ngoài ra, khi sinh mổ lần 3, mẹ có thể bị chấn thương các cơ quan khác, tăng tỷ lệ biến chứng các lần mang thai sau đó và dễ mắc các bệnh liên quan tới tử cung hơn.

Mổ đẻ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu năm 2024
Sinh mổ lần 3 có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm

Tham khảo thêm: Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì làm việc nặng được? Cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ

2. Sinh mổ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Bên cạnh câu hỏi sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không thì nên mổ ở tuần bao nhiêu cũng là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Nếu mẹ muốn sinh mổ lần 3 thì nên tới khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa sản. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý khoảng cách giữa các lần sinh mổ nên từ 3 – 5 năm để cơ thể mẹ có thời gian hồi phục hoàn toàn.

Đối với sinh mổ lần 3 bác sĩ sẽ chỉ định mẹ mổ mà không cần chờ các dấu hiệu bởi cơ thể mẹ lúc này sẽ rất khó sinh thường mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Khi thai nhi trưởng thành (khoảng 38 – 39 tuần) thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai ra mà không cần chờ tới khi có các dấu hiệu chuyển dạ. Điều mẹ cần làm là chú ý đi khám thai vào khoảng 37 tuần để được thăm khám, theo dõi và tư vấn sự chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi hơn.

Mổ đẻ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu năm 2024
Sinh mổ lần 3 không cần chờ dấu hiệu chuyển dạ

3. Những lưu ý khi sinh mổ lần 3

Để quá trình sinh mổ lần 3 diễn ra an toàn, thuận lợi thì ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Khoảng cách giữa các lần mổ liên tiếp nên từ 3 – 5 năm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đây là khoảng thời gian đủ để vết sẹo cũ của mẹ lành, hạn chế nguy cơ bứt, bục vết mổ cũng như giảm các bất thường về nhau thai.

– Do mổ lần 3 không nên chờ các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện nên ba mẹ hãy chủ động chọn thời gian mổ lấy thai sớm (từ 38 – 39 tuần). Tốt nhất khi thai được 37 tuần, ba mẹ nên chủ động đi khám để quyết định ngày mổ sớm để tránh gây nên các biến chứng cho mẹ và bé.

– Sau sinh mổ lần 3 mẹ cần thời gian nghỉ ngơi và hồi phục lâu hơn. Mổ lần 3 sẽ khiến mẹ mất sức nhiều hơn so với 2 lần trước. Chính vì vậy, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn 2 lần mang thai trước đó.

– Ba mẹ cũng cần chú ý đến những lưu ý về ăn uống. Để tránh ảnh hưởng tới quá trình sinh mổ, mẹ không nên ăn uống gì trước khi mổ 8 tiếng. Trước khi mổ vài ngày mẹ cũng chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Do nếu dạ dày mẹ chứa nhiều đồ ăn thì có thể dẫn tới tình trạng trào ngược phổi gây tắc đường thở.

Mổ đẻ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu năm 2024
Những điều mẹ cần lưu ý khi sinh mổ lần 3

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không và những lưu ý ba mẹ cần quan tâm để có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh thuận lợi. Sinh mổ lần 1, lần 2 đã nguy hiểm nên mẹ mang bầu lần 3 cần được theo dõi chặt chẽ từ quá trình mang thai, sinh và sau sinh.

Mổ lấy thai là một cuộc phẫu thuật phía bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra. Quá trình làm lành vết sẹo mổ sau khi sinh mổ phụ thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ và thường mất tầm 3-5 tháng để lành lại hoàn toàn. Tuy nhiên, vết sẹo này liên quan mật thiết với việc mang thai và sinh con những lần tiếp. Đặc biệt là lần sinh thai lần thứ 3 những nguy cơ có thể xảy ra có thể tăng lên

1. Vậy những điều cần biết về mang thai sau sinh mổ lần thứ 3 là gì

Thường thì khi mổ thai lần đầu, lần sau đều có những tiềm ẩn rủi ro nhất định, Người mẹ càng sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ biến chứng càng cao.Nhưng đối với các mẹ bầu khỏe mạnh thì vẫn có thể thiến hành mổ sau lần thứ 3 đến lần thứ 4. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ chỉ nên sinh mổ khoảng 2 tới 3 lần để tránh những tai biến nguy hiểm cho cả mẹ và bé

  • Thời điểm lấy thai lần thứ 3

    Sinh con lần thứ 3 làm tăng khả năng gặp biết chứng ở người mẹ, đó có thể là: nhau bong non, nhau tiền nạo, vỡ tử cung,… Ngoài ra các mẹ cũng cần lưu ý tới khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ - tối thiểu cách nhau là 2 năm để vết sẹo mổ sinh con trên thành tử cung có thời gian hồi phục. Nếu khoảng thời gian mổ cách nhau quá ngắn, bác mẹ bầu cần tham vấn các ý kiến của các y bác sĩ để nhận được những lời khuyên phù hợp có nên tiếp tục thai kỳ và trang bị những kiến thức cần thiết cho quá trình mang thai.

    • Mổ thai lần thứ 3 nên mổ vào tuần thứ mấy

      .jpg)

      Khi xác định thai trưởng thành – nghĩa là khi thai đạt khoảng 38-39 tuần tuổi thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai (đề phòng khi thai nhi có thể gặp các biến chứng của non tháng như suy hô hấp, bệnh màng trong…) trừ khi có dấu hiệu chuyển dạ trước thời điểm này. Lưu ý là bà mẹ nên đi khám sớm hơn khi thai 37,5 tuần để được theo dõi và tư vấn cũng như chuẩn bị cho cuộc mổ lấy thai được tốt hơn

      2. Các nguy cơ biến chứng có thể gặp phải sau khi sinh mổ lần thứ 3

      Việc sinh mổ lần thứ 3 thường có những nguy hiểm khôn lường trong suốt quá trình mang thai ký đến quá trình phục hồi

      • Mất nhiều thời gian cho quá trình phục hồi hơn

        Mặc dù việc mổ lấy thai diễn ra khá nhanh chóng so với quá trình sinh thường, nhưng thời gian để mẹ phục hồi sau sinh lại lâu hơn nhiều

        Nếu sinh mổ lần đầu tiên, thông thường các mẹ phải dành ra khoảng 4-5 ngày nằm viện, sau đó là 6 tuần dưỡng sức tại nhà để cơ thể có thời gian bình phục trở lại. Tuy nhiên đối với các mẹ sinh mổ lần thứ 3 sẽ mất nhiều thời gian phục hồi hơn do phải chịu đựng cơn đau từ vết mổ cũ lần vết mổ mới

        • Có thể đối mặt với nhiều tai biến nguy hiểm đến sức khỏe

          Mổ đẻ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu năm 2024

          Việc vỡ nứt tử cung, bất thường về nhau thai như nhau bong non, nhau tiền đạo, rau cài răng lượng (đây là những biến chứng bất thường có thể dẫn đến hậu quả băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung)

          Nếu thời gian mang thai giữa lần 2 và lần 3 không đủ, việc vết sẹo chưa lành hẳn sẽ gây ra nguy cơ nứt vỡ tử cung, nguy cơ băng huyết hoặc phải cắt tủ cung để đảm bảo sức khỏe của người mẹ

          Nứt, bục vết mổ cũ đây là tình trạng thường xuyên xảy ra ở sản phụ khi sinh mổ lần thứ 3. Khi vết sẹo chưa đủ thời gian phục hồi sẽ dẫn đến nứt bục vết mổ cũ rất dễ xảy ra, gây ra nhiễm trùng

          • Ngoài ra còn gặp những tổn thương khác

            Trong quá trình phẫu thuật, đôi khi một vài thủ thuật có thể vô tình đụng chạm làm tổn thương bàng quang gây nên chứng bí tiểu sau sinh. Có nghĩa là sản phụ có thể gặp phải những tổn thương ở vị trí bàng quang

            Một số trường hợp gặp phải tình trạng tắc cục máu đông ở tĩnh mạch chi dưới gây nên triệu chứng thuyên tắc phổi, vùng chậu di chuyển theo đường tuần hoàn mắc kẹt tại mạch máu phổi. Sản phụ sau khi bị thuyên tắc phổi sẽ cảm thấy khó thở (nhẹ hoặc nặng), đau ngực, tim đập nhanh, nhiêm trọng hơn là bị ngừng tim và thậm chí là gặp những biến chứng nguy hiểm

            3. Sản phụ cần lưu ý những gì sau khi sinh mổ lần thứ 3

            Mổ đẻ lần 3 nên mổ ở tuần bao nhiêu năm 2024

            Tương tự như mọi lần mang thai, các mẹ nên thực hiện những biện pháp như

            • Tuân thủ theo lịch khám thai định kỳ dưới sự hưỡng dẫn của bác sĩ khoa sản để phát hiện kịp thời ra các bất thường của thai nhi và có biện pháp đối phó sớm nhất có thể
            • Nghỉ ngơi, tránh stress, luôn giữ tâm trạng thoải mái, không lao lực quá sức
            • Khi gặp các triệu chứng bất thường (đau bụng, khó chịu, ra máu,…) cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra
            • Chia sẻ công việc và trò chuyện nhiều hơn với người thân, nhất là khi đang phải đối mặt với những bất ổn về tâm lý hoặc các bất thường trong thai kỳ;
            • Lựa chọn các cơ sở bệnh viện, phòng khám chữa bệnh uy tín để sinh nở

            4. Kết luận

            Mang thai sau sinh mổ lần 3 và chấp nhận sinh mổ lần 4 tuy hiếm gặp và hiện nay công nghệ y khoa đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn có tỷ lệ thai phụ gặp những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ hoặc sinh mổ do nhiều nguyên nhân. Do đó các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng về vấn đề mang thai sau sinh mổ lần 3 và lắng nghe tư vấn từ các y bác sĩ, chăm sóc bản thân thật tốt trong quá trình mang thai

            Với quy trình chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé một cách khoa học, hiện đại cùng với hệ thống phòng lưu trú vệ sinh, thoáng mát và sạch sẽ, sức khỏe của phụ sản sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi vượt cạn thành công. Bên cạnh đó, mẹ và bé sẽ luôn được theo dõi và chăm sóc sức khỏe toàn diện bởi đội ngũ bác sĩ và nữ hộ sinh chuyên nghiệp, tận tâm.

            Xem thêm: benhvientthvinh.vn/tin-tuc/phau-thuat-lay-thai-va-mo-thanh-cong-da-u-xo-tu-cung-kich-thuoc-lon-bao-ton-tu-cung-cho-nguoi-benh

            Khám sức khoẻ và tầm soát sức khỏe tại TTH Vinh - Bệnh viện đa khoa Nghệ an để trải nghiệm ngay những lợi ích :

            Vết mổ sinh lần 3 bao lâu thì lành?

            Không giống như sinh thường, sau khi tiến hành phẫu thuật sinh mổ thì sản phụ phải ở lại viện từ 3 đến 4 ngày để bác sĩ theo dõi và chăm sóc vết mổ sau sinh, nếu không có gì thay đổi thì vết mổ có thể hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà.

            Sinh mổ tuần bao nhiêu là tốt nhất?

            Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp mổ chủ động, mẹ nên lựa chọn thực hiện ca sinh vào lúc thai 39 tuần là lý tưởng nhất trừ khi mẹ có hiện tượng đau bụng chuyển dạ, cấp cứu trước thời gian đó.

            Sinh mổ lần 3 bao lâu thì cắt chỉ?

            Khi bước sang tuần thứ 2, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ (thường là sau 5 ngày đối với mổ đẻ lần đầu tiên và sau 7 – 8 ngày nếu như sinh mổ từ lần thứ 2 trở lên). Đối với các vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần quá trình cắt chỉ này. Nếu như vết mổ ổn định, sản phụ sẽ được trở về nhà để chăm sóc.

            Thai phụ sinh con thứ 3 thường chuyển dạ vào tuần thứ mấy?

            Chính vì vậy, nếu mẹ bầu đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ và bé thì vẫn đủ 9 tháng 10 ngày hay từ tuần thứ 36 đến tuần 40 sẽ dự sinh.