Mua lá sắn thuyền ở đâu

Cây Sắn Thuyền còn gọi là sắn sàm thuyền. Tên khoa học Syzygium resinosum [Gagnep] Merr. et Perry [Eugenia resinosa].

Thuộc họ Sim Myrtaceae.

Đặc Điểm Của Cây Sắn Thuyền:
Cây Sắn Thuyền là cây gỗ cứng có kích thước trung bình, cao 5 – 10 m, có thể đến 30 m. Cây mảnh, không to, lúc đầu hơi dẹp, sau rồi tròn, màu nâu nhạt. Lá mọc đối, đơn, nhẵn; cuống lá có thể dài tới 12 mm; phiến lá hình thuôn hay bầu dục, kích thước 5–16 cm x 2,5–7 cm, bìa liền. Hoa mọc thành chùm, không cuống, lưỡng tính, màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 2–3 mm, có thể đến 12 mm, khi chín có màu đỏ đậm hay đỏ tía pha đen. Mỗi quả có 1 hột, có một lớp nạc mềm bọc lấy hột.

Cây Sắn Thuyền mọc hoang ở nhiều nơi. Chim ăn quả rải hột ở các loại địa hình. Ở vùng đồng bằng, cây phát triển rất tốt, to, cao. Ở vùng đất cao ráo, cây vẫn phát triển, vẫn có thể cho quả. Cây có thể phát triển ở độ cao hơn 1000 m.

Lá non có vị chát nhẹ, có thể dùng làm rau ăn sống. Vỏ có nhiều xơ được dùng trộn với dầu cây chai xảm thuyền rất bền.

Cây Sắn Thuyền nhân giống bằng hột.

Phân Bố Của Cây Sắn Thuyền: Sắn thuyền phân bố ở Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Myanma, Việt Nam.

Tại Việt Nam: Cây mọc hoang và được trồng ở gần khắp miền Bắc, Hà Nội cũng có, các tỉnh khác như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…

Tác dụng dược lý của Cây Sắn Thuyền

Dựa vào kinh nghiệm nhân dân dùng lá sắn thuyền đắp lên vết thương, Đỗ Phú Đông, Bùi Như Ngọc và Phan Văn Nông và cộng sự ở bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp đã nghiên cứu trong thực nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:

1. Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus và Pyogenes cũng như với Bacillus proteus.

2. Lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương thực nghiệm có tác dụng làm se vết thương, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc nhanh, toàn trạng con vật thí nghiệm mạnh khoẻ.

Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác dụng tốt.

3. Tìm khả năng tăng quá trình thực bào đối với viêm của lá sắn thuyền, các tác giả cho rằng lá sắn thuyền có tác dụng động viên nhanh mạnh bạch cầu tới ổ viêm, thúc đẩy nhiều tế bào đơn phân Plaxmoxit, fibrooxit, tế bào sao, lymphooxit… tạo thành kháng thể mạnh hơn nên có tác dụng chống tác nhân gây viêm, kích thích tổ chức hạt, làm vết thương chóng liền.

Công dụng và liều dùng Cây Sắn Thuyền

Ngoài công dụng dùng lá non ăn gỏi, vỏ thân để làm xàm thuyền, lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương chảy mủ dai dẳng, bỏng vết mổ nhiễm trùng, gẫy xương hở, hoại tử da… Bệnh viện hữu nghị Việt-Tiệp đã dùng có kết quả chữa những vết thương nhiễm trùng thông thường, làm cho vết thương chóng khô, bớt nhiễm trùng, tổ chức sẹo có điều kiện phát triển, làm cho vết thương chóng lên da non, đặc biệt dùng lá sắn thuyền chưa có trường hợp nào vết sẹo bị lồi là điều các nhà tạo hình và vá da rất mong muốn.

Sưu Tầm Và Biên Soạn

0 ng-click=setPageRating[pageRate-1] class=page-item d-flex align-items-center justify-content-center> «

0 ng-click=setPageRating[pageRate-2] class=page-item d-flex align-items-center justify-content-center> {{ [pageRate-2] }}

0 ng-click=setPageRating[pageRate-1] class=page-item d-flex align-items-center justify-content-center> {{ [pageRate-1] }}

{{ pageRate }}

{{ [pageRate+1] }}

{{ [pageRate+2] }}

»

Sắn thuyền chữa tiêu chảy, địa chỉ bán cây sắn thuyền

Còn có tên khác là sắn xàm thuyền, là cây nhỡ, thân thẳng đứng, có thể cao tới 15m. Cành mảnh và dài. Lá mọc đối từng đôi, phiến lá hình bầu dục. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Quả xếp từng chùm, khi chín có màu tím đỏ, có vị ngọt, chát chát.

Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, lấy lá non và quả ăn, lấy vỏ để xàm thuyền và phối hợp với củ nâu để nhuộm lưới. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và vỏ cây. Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương.

Điều trị vết thương phần mềm, chống nhiễm trùng: Sau khi rửa sạch vết thương lấy lá sắn thuyền tươi, bỏ cọng, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vết thương, băng lại. Hai ngày thay băng một lần. Hoặc lấy lá sắn thuyền, bỏ cọng, phơi khô, giã nhỏ, rây mịn, khi dùng rắc lên vết thương, không phải băng. Về mùa hè dùng dạng bột tốt hơn vì rắc được khắp kẽ vết thương; vết thương không băng kín nên thoáng, chóng lành.

Chữa tiêu chảy: Lá Sắn Thuyền 50g, hoa chuối tiêu 1 cái, nam mộc hương 100g, sắn dây 150g, hạt dành dành 100g. Mộc hương đem tán sống, sắn dây, sắn thuyền sao giòn tán bột. Hoa chuối tiêu thái mỏng phơi khô, để một đêm phơi sương, sao giòn, tán bột. Lấy các thứ bột trộn lại, rây mịn. Người lớn cho dùng 100g/ngày chia làm 2 lần uống. Trẻ em tùy tuổi từ 50g/ngày chia 2 lần uống

Chữa bạch đới: Vỏ Sắn Thuyền 30g, búp ổi 30g, rễ cỏ tranh 30g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống 5 - 7 ngày.

Đây là một loại cây gỗ lớn, có thể cao tới 15m, hoa màu trắng, mọc thành những chùm nhỏ ở nách cành, quả chín màu đỏ có vị chát. [Xem hình ảnh để thấy rõ hơn]

Tên khoa học

Syzygium resinosum [Gagnep], thuộc họ sim.

Khu vực phân bố

Cây sắn thuyền mọc chủ yếu ở các tỉnh phí Bắc như Thái Bình, Nam Định, Ha Nội, Hòa Bình, Ninh Bình …..

Bộ phận dùng

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây này là lá tươi, hoặc lá khô dưới dạng tán bột.

Cách chế biến và thu hái

Cây được thu hái quanh năm, thời gian thu há tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, thời điểm này lá phát triển mạnh, lá xanh non nên sử dụng tốt nhất.

Thành phần hóa học

Chưa có những nghiên cứu chi tiết về vị thuốc này, qua những nghiên cứu sơ bộ thấy lá cây có chứa: tamin, chất nhựa, tinh dầu, chất nhầy.

Tính vị

Lá có vị chát, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giúp vết thương chóng lành.

Công dụng cây sắn thuyền

  • Kháng khuẩn thiêu viêm, giúp vế thương chóng lành, nhanh lên da non
  • Lá cây: điều trị vết thương không để lại sẹo
  • Vỏ cây: dùng điều trị đi ngoài, kiết lỵ

Theo kinh nghiệm dân gian, thường dùng ngoài da để đắp vào vết thương cho nhanh liền. Điều quan trọng nhất là đắp lá sắn thuyền sẽ làm những viết thương không để lại sẹo trên da [Tác dụng này mạnh hơn nhiều so với củ nghệ vàng].

Các nghiên cứu, thủ nghiệm của bệnh viện Hữu Nghị Việt – Tiệp cho thấy kết quả vô cùng bất ngờ về hiệu quả điều trị sẹo tuyệt vời của cây sắn thuyền, nó mở ra những cơ hội điều trị hết sẹo đơn giản, ít tốn kém cho bệnh nhân.

Đối tượng sử dụng sắn thuyền

  • Người bị thương, chảy máu
  • Người tai nạn có vết thương, chảy máu
  • Người bị đi ngoài, kiết lỵ

Cách dùng, liều dùng

  • Điều trị vết thương, nhiễm trùng: Dùng 1 nắm lá tươi giã nát đắp vào vết thương [Có thể dùng lá khô tán bột, rắc lên vết thương cũng có hiệu quả tương tự].
  • Điều trị đi ngoài: Vỏ cây sắn thuyền khô 20g, lá khổ sâm 20g đun với 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát uống trong ngày.

Địa chỉ bán sắn thuyền, nơi bán cây săn thuyền

Cây sắn thuyền được thu hái sau đó phiến nhỏ để sử dụng, cây được cắt mỏng phơi khô đóng gói 1kg để bảo quản.

Săn thuyền thường được dùng chung với nhiều loại thảo dược khác để điều trị bệnh

Video liên quan

Chủ Đề